Việc tính toán khối lượng vào lệnh là một trong những kỹ năng cơ bản mà trader cần phải nắm rõ khi giao dịch forex. Bài viết dưới đây, giavang.com chia sẻ cách tính position size đơn giản cho trader mới dễ dàng hiểu và thực hiện
Mục Lục
Khối lượng vào lệnh (Position size) là gì?
Khối lượng vào lệnh trong tiếng Anh là Position size, là số lượng đơn vị chính xác mà bạn thiết lập để mua hoặc bán một cặp tiền tệ nào đó. Trong giao dịch forex, hành động xác định khối lượng vào lệnh là một trong những công việc quan trọng cần thực hiện.
Đơn vị đo lường khối lượng của một vị thế tiền tệ được tính bằng Lot và kích thước/loại Lot. Lot trong giao dịch forex được phân thành 3 loại sau:
- Standard lot (lô tiêu chuẩn) có kích thước 100.000 đơn vị
- Mini lot có kích thước 10.000 đơn vị
- Micro lot có kích thước 1.000 đơn vị
- Một số nhà môi giới ngoại hối trực tuyến thậm chí cung cấp kích thước lô nhỏ hơn so với lô siêu nhỏ Micro lot, được gọi là Nano lot có kích thước 100 đơn vị tiền tệ cơ sở.
Bài viết liên quan
- Quy tắc quản lý vốn 2% là gì?
- Quản lý vốn forex là gì? Phương pháp quản lý vốn tối ưu nhất
- Lot là gì? Có bao nhiêu kích thước lot trong Forex? Cách tính lot
- Drawdown là gì? Bật mí cách để kiểm soát Drawdown trong Forex
- Stop out là gì? Phân biệt Stop out và Margin call
Mức độ rủi ro và kích thước của Lot có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Mức độ rủi ro càng cao khi khối lượng Lot trên Forex càng lớn. Những giao dịch ngày, kích thước vị thế của bạn được đánh giá quan trọng hơn nhiều so với điểm vào (entry point) và điểm thoát lệnh (exit point).
Rủi ro được phân thành hai loại, đó là: rủi ro thương mại và rủi ro tài khoản. Các yếu tố này sẽ khớp với nhau để cung cấp cho bạn kích thước vào lệnh tối ưu nhất, bất kể điều kiện thị trường, thiết lập giao dịch hoặc chiến lược bạn đang sử dụng là gì.
Tại sao phải tính khối lượng vào lệnh?
Trader cần phải tính position size bởi 3 lý do sau:
- Trong giao dịch forex, việc quản lý vốn chắc chắn là vấn đề quan trọng. Do đó, việc tính position size sẽ giúp trader kiểm soát được mức độ rủi ro phải nhận cho từng lệnh trong mỗi giao dịch.
- Mỗi cặp tiền tệ sẽ có khoảng cách stoploss khác nhau, vì thế trader cần tính toán kỹ mỗi khi vào lệnh sẽ giúp anh em chọn được stoploss an toàn nhất có thể.
- Giá trị pip của từng cặp tiền cũng khác nhau, do đó khi tính rủi ro cho tài khoản cũng sẽ có sai số. Bạn không thể lấy số giá trị pip của cặp EUR/USD để gán cho cặp GBP/JPY để tính toán.
Cách tính khối lượng vào lệnh forex
Xác định giới hạn rủi ro tài khoản trên mỗi giao dịch
Đây được xem như bước quan trọng nhất để xác định kích thước của một vị thế trong forex. Tính toán được tỷ lệ % mà bạn gặp rủi ro ở mỗi giao dịch. Đa số các nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ đặt mức rủi ro là 1% cho mỗi giao dịch.
Ví dụ: nếu bạn có tài khoản giao dịch $10.000, bạn có thể gặp rủi ro $100 cho mỗi giao dịch nếu bạn sử dụng giới hạn 1% đó. Nếu giới hạn rủi ro của bạn là 0,5%, thì bạn có thể gặp rủi ro $ 50 mỗi giao dịch.
Nên nhớ rằng không nên mạo hiểm thay đổi % rủi ro ở mỗi giao dịch. Hãy chọn một tỷ lệ % hoặc đô la rủi ro bạn có thể chấp nhận được trên mỗi giao dịch và chấp hành nghiêm túc với con số đó. Điều này sẽ giúp trader sống sót lâu hơn, một là tránh được các cú trade lỗ lớn, mặt khác tránh drawdown (sụt giảm tài khoản) nặng nề sau chuỗi thua lỗ.
Tính toán rủi ro Pip ở mỗi giao dịch
Dựa trên điểm vào lệnh và điểm bạn đặt lệnh dừng lỗ mà trader có thể xác định được mức rủi ro pip. Một Pip là phần nhỏ nhất của giá tiền tệ thay đổi.
Đối với các cặp tiền tệ, một pip là 0,0001 hoặc 1/100%. Đối với các cặp bao gồm đồng yên Nhật (JPY), một pip là 0,01 hoặc 1%.
Giao dịch sẽ tự động đóng lại khi giá chạm tới điểm dừng lỗ. Đó là cách bạn đảm bảo khoản lỗ của mình không vượt quá rủi ro tài khoản tối đa. Rủi ro Pip thay đổi dựa trên biến động thị trường hoặc chiến lược giao dịch của từng trader. Đôi khi một giao dịch có thể có 5 pips rủi ro và một giao dịch khác có thể có 15 pips rủi ro.
Khi thực hiện giao dịch, nhớ xem xét cả điểm vào và vị trí dừng lỗ của giao dịch đó. Điểm dừng lỗ nên được đặt càng gần điểm vào lệnh của bạn càng tốt, nhưng không quá gần đến mức giao dịch bị dừng trước hành động mà bạn mong đợi xảy ra. Khi bạn biết điểm vào lệnh của bạn cách điểm dừng lỗ của bạn bao xa, bạn sẽ có thể tính được số pip rủi ro nếu giá chạm stoploss.
Tính giá trị pip cho từng giao dịch
Nếu bạn đang giao dịch một cặp tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ là loại tiền thứ hai, được gọi là tiền tệ báo giá và tài khoản của bạn được giao dịch bằng đô la, các giá trị pip cho các kích cỡ lô khác nhau sẽ được cố định. Đối với một micro lot, giá trị pip là $ 0,10 hoặc 10 xu; đối với một mini lot, đó là $ 1 và đối với một standard lot, đó là $ 10.
Nếu tài khoản của bạn được giao dịch bằng đô la và đơn vị tiền tệ trong cặp mà bạn giao dịch không phải là đô la Mỹ, bạn sẽ phải nhân giá trị pip với tỷ giá hối đoái của đồng đô la so với tiền tệ báo giá. Giả sử bạn đang giao dịch cặp EUR / GBP và cặp USD / GBP đang giao dịch ở mức 1,2219. Đối với một micro lot EUR / GBP, giá trị pip sẽ là $ 0,12; đối với một mini lot sẽ là $ 1,22 và đối với một lô tiêu chuẩn sẽ là $ 12,21.
Tính kích thước vào lệnh cho một giao dịch
Khối lượng vào lệnh lý tưởng có thể được tính bằng công thức sau:
Pips rủi ro x giá trị pip x lot giao dịch = giới hạn rủi ro (% hoặc $) (Trong đó khối lượng vào lệnh chính là số lot giao dịch)
Giả sử bạn có tài khoản 10.000 đô la và bạn đặt giới hạn rủi ro 1% tài khoản của mình trên mỗi giao dịch. Số tiền bạn có thể mất tối đa là 100 đô la. Bạn đang giao dịch cặp EUR / USD và bạn quyết định mua tại 1.3051 và đặt mức dừng lỗ tại 1.3041. Điều đó có nghĩa là bạn đang đặt rủi ro 10 pips. Bạn đang giao dịch mini lot, vì vậy mỗi pip có giá trị là 1 đô la.
Áp dụng vào công thức, ta có: 10 x $ 1 x lot giao dịch = $ 100 => lot giao dịch = 10.
Vì 10 mini lot tương đương với một standard lot, bạn có thể mua 10 mini lot hoặc 1 standard lot.
Bây giờ, hãy cùng xem một ví dụ khác. Giả sử bạn đang giao dịch mini lot EUR / GBP và bạn quyết định mua ở mức 0,9804 và đặt mức dừng lỗ tại 0,9794, số pips rủi ro là 10 pips.
Ta áp dụng vào công thức: 10 x $ 1,22 x lot giao dịch = $ 100 => lot giao dịch = 8,19
Khối lượng vào lệnh lý tưởng của bạn trong giao dịch này là là 8 mini lots và 1 micro lot.
Công cụ tính khối lượng vào lệnh
Sử dụng phần mềm Calculator để tính toán khối lượng vào lệnh Forex
Hiện nay, có nhiều công cụ hỗ trợ để trader tính toán khối lượng vào lệnh nhanh chóng hơn. Các bước cụ thể khi sử dụng phần mềm Calculator:
- Bước 1: chọn cặp tiền giao dịch mà bạn muốn tính khối lượng giao dịch ví dụ như: EUR/USD, GBP/USD
- Bước 2: Nhập loại tiền tệ cơ sở của tài khoản đa số trader Việt Nam sử dụng USD
- Bước 3: Nhập số vốn của bạn vào.
- Bước 4: Chọn tỷ lệ rủi ro cho mà bạn có thể kiểm soát được thường là 1-2%
- Bước 5: Nhập Stoploss cho vị thế lệnh của bạn sau khi phân tích.
- Công cụ sẽ tự động tính toán ra cho bạn khối lượng vào lệnh nhanh chóng và chính xác. Như ví dụ dưới đây sau khi điền các thông số công cụ sẽ tự động tính ra khối lượng giao dịch là 0.1 lot cho bạn. Lưu ý rằng kết quả này đang tính trên loại tài khoản tiêu chuẩn kích thước 1 lot = 100000 đơn vị tiền tệ nên bạn nhớ xem các thông số kỹ thuật tài khoản của mình trước nhé.
Hoặc bạn có thể tải phần mềm FX Calculators về điện thoại để sử dụng và tính toán khối lượng vào lệnh.
Sử dụng EA để tính khối lượng vào lệnh forex
Ngoài sử dụng các công cụ trên, bạn cũng có thể sử dụng EA để tính khối lượng vào lệnh (position size). Hiện nay, ở các cộng đồng trader có nhiều người đã trader code sẵn. Bạn có thể lên google gõ EA hỗ trợ tính khối lượng vào lệnh và cài đặt vào MT4 của mình thì EA sẽ tự động tính cho bạn.
Cách sử dụng như sau:
- Bước 1: Ấn vào nút Place Stoploss EA sẽ xuất hiện một đường ngang tượng trưng cho Stop loss.
- Bước 2: Kéo đường màu vàng đến vị trí bạn muốn Stop loss.
- Bước 3: Chọn tỷ lệ rủi ro bạn muốn (risk): thường là 1-2%.
- Bước 4: EA sẽ tự tính ra khối lượng vào lệnh cho bạn. Lúc này bạn chỉ cần bấm Buy hoặc Sell thì tự động EA sẽ tự vào lệnh dựa trên khối lượng mà nó đã tính sẵn cho bạn.
Lời kết
Trên đây là các cách để bạn có thể tính toán khối lượng vào lệnh (position size). Bằng cách tính này, bạn sẽ tìm được mức vào lệnh lý tưởng cho giao dịch của mình. Đây là một kỹ năng quan trọng mà mỗi trader đều phải hiểu rõ. Hy vọng bài viết trên đem đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công.
Bài viết liên quan
Lending là gì? Cách thức hoạt động của Lending trên thị trường Crypto
MT4 là gì? Hướng dẫn sử dụng Metatrader4 chi tiết cho người mới
MQL5 là gì? Cách đăng ký tín hiệu trên MQL5
FX Blue trading simulator – Phần mềm luyện tập vào lệnh thông minh