Mô hình Triple Top là một trong những mô hình đảo chiều rất phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật giao dịch vì có độ tin cậy khá cao. Vậy mô hình Triple Top là gì? Khi nào Triple Top xuất hiện và cách thức giao dịch với chúng ra sao. Cùng Giavang.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
- 1 Mô hình Triple Top là gì?
- 2 Dấu hiệu nhận biết mô hình Triple Top trên biểu đồ giá
- 3 Phân loại mô hình Triple Top
- 4 Ý nghĩa của mô hình Triple Top
- 5 Diễn biến tâm lý thị trường khi hình thành mô hình Triple Top
- 6 Cách giao dịch với mô hình Triple Top
- 7 Ví dụ về mô hình Triple Top
- 8 Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Triple Top
Mô hình Triple Top là gì?
Mô hình Triple Top (3 đỉnh) là một mô hình giá được sử dụng trong phân tích kỹ thuật giao dịch, nhằm hỗ trợ các trader trong việc xác định xu hướng đảo chiều của giá. Mô hình này được hình thành bởi 3 đỉnh, có chiều cao tương đương nhau, 2 đáy có dạng W, 1 đường Neckline đi qua 2 đáy.
Thông thường, Triple Top Pattern hay xuất hiện ở cuối xu hướng tăng giá và là điểm khởi đầu một xu hướng giảm giá.
- Mô hình nến Nhật báo hiệu đảo chiều
- Cách xác định điểm Pivot chuẩn xác
- Ý nghĩa các loại nến Doji đảo chiều
Dấu hiệu nhận biết mô hình Triple Top trên biểu đồ giá
Trader có thể nhận dạng được mô hình Triple Top (3 đỉnh) thông qua những đặc điểm sau đây:
- Trước khi hình thành mô hình Triple Top là một xu hướng tăng rõ ràng.
- Chiều cao của 3 đỉnh trong mô hình giá này là ngang nhau và chúng bị giới hạn bởi một đường kháng cự mạnh.
- Hai đáy xen giữa ba đỉnh được giới hạn bởi đường Neckline (đường viền cổ).
- Trên biểu đồ giá, mô hình Triple Top có hình dáng giống ba chữ A được ghép lại.
- Mô hình Triple Top chỉ được hoàn thành khi giá breakout qua đường Neckline đi xuống.
- So với một số mô hình khác thì mô hình Triple Top được hình thành trong khoảng thời gian ngắn hơn (thường chỉ từ 3 – 6 tháng).
Phân loại mô hình Triple Top
Hiện tại, mô hình giá 3 đỉnh được phân thành 2 loại chính đó là: Three Rising Peak (mô hình 3 đỉnh tăng dần) và Three Falling Peak (mô hình 3 đỉnh giảm dần). Sau đây là nội dung chi tiết về đặc điểm cũng như ý nghĩa của từng loại mô hình.
Mô hình 3 đỉnh tăng dần – Three Rising Peak
Mô hình 3 đỉnh tăng dần (Three Rising Peak) được xem là biến thể của mô hình Triple Top. Tuy nhiên, điểm khác biệt là mô hình này thường có xu hướng tạo ra các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.
Đặc điểm của Mô hình 3 đỉnh tăng dần:
- Gồm có ba đỉnh với đỉnh tiếp theo phải cao hơn đỉnh trước để hình thành xu hướng tăng.
- Đáy sau phải cao hơn đáy trước đó.
- Chiều rộng của các đỉnh phải bằng nhau.
Mô hình 3 đỉnh giảm dần – Three Falling Peak
Trái ngược với mô hình Three Rising Peak, ở mô hình 3 đỉnh giảm dần (Three Falling Peak) này sẽ có xu hướng là tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Thông thường, mô hình Three Falling Peak sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng và báo hiệu cho việc thị trường có thể giảm mạnh.
Đặc điểm của Mô hình 3 đỉnh giảm dần:
- Gồm có ba đỉnh với đỉnh tiếp theo phải thấp hơn đỉnh trước để hình thành xu hướng giảm.
- Đáy sau phải luôn thấp hơn đáy trước đó.
- Chiều rộng của các đỉnh phải bằng nhau.
Khi giá đóng cửa bắt đầu giảm và phá vỡ đáy được hình thành giữa đỉnh thứ hai và đỉnh thứ ba thì đây đích thị là tín hiệu của việc giảm giá.
Ý nghĩa của mô hình Triple Top
Mô hình Triple Top cho thấy giá không thể xuyên qua các đỉnh. Trong trường hợp giá giảm, nó sẽ gây áp lực lên tất cả các trader đặt lệnh BUY để bắt buộc họ phải bán ra. Trong tình huống xấu nhất là giá không thể vượt qua ngưỡng kháng cự, việc giữ nó sẽ làm giảm lợi nhuận giao dịch.
Còn đối với trường hợp khi giá giảm xuống dưới mức đáy thấp nhất của mô hình, nếu như người mua cũ thoát khỏi vị thế mua và nhà đầu tư mới tham gia vào vị thế bán, lúc này khả năng cao là toàn bộ hoạt động bán có thể sẽ tăng lên. Đây chính là tâm lý của mô hình Triple Top nhằm thúc đẩy cho việc bán tháo sau khi mô hình hoàn thành.
Diễn biến tâm lý thị trường khi hình thành mô hình Triple Top
Khi 3 đỉnh của mô hình Triple Top xuất hiện gần nhau, điều này phản ánh việc phe mua đã nhiều lần nỗ lực vượt qua ngưỡng kháng cự nhưng không thành công, cho thấy họ đang dần cạn kiệt sức mạnh. Tại thời điểm này, để có thể cân bằng giữa sức mua và bán thì bên phía người bán sẽ tích cực trong việc đặt lệnh với mức giá cao hơn.
Cuối cùng, sau 3 lần thất bại trong việc phá vỡ ngưỡng kháng cự, người bán nhận thấy phe mua đã yếu thế và không còn khả năng đẩy giá lên cao thêm được nữa. Do đó, họ quyết định tham gia thị trường một cách mạnh mẽ và đẩy giá xuống. Đồng thời, những người mua yếu cũng bị cuốn vào dòng chảy của lực bán mạnh mẽ này.
Mô hình Triple Top được xem như là mẫu hình đảo chiều từ tăng sang giảm và tín hiệu sẽ xuất hiện khi giá breakout vùng hỗ trợ nối hai đáy bên dưới. Tại mức hỗ trợ này, mức giá mục tiêu sẽ chính là khoảng cách từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất trong mô hình.
Cách giao dịch với mô hình Triple Top
So với mô hình Double Top (2 đỉnh), tần suất xuất hiện của mô hình Triple Top tuy có thể không nhiều bằng, thế nhưng về hiệu quả mà mô hình này mang lại cho trader sẽ có phần nhỉnh hơn. Sau đây, Giavang.com sẽ chia sẻ đến cho các bạn một vài chiến lược phù hợp, giúp các bạn hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận hết mức có thể.
Cách 1: Vào lệnh khi mô hình Triple Top được hình thành
Ngay khi giá quay đầu đi xuống breakout đường Neckline, lúc này trader có thể vào lệnh ngay lập tức. Thông thường, sau khi đường Neckline được xác định, trader chỉ cần đặt lệnh chờ sell stop. Tiếp theo, lệnh sẽ tự động được khớp lệnh ngay khi giá giảm xuống chạm điểm breakout.
Cách 2: Vào lệnh khi giá phá vỡ quay trở lại đường Neckline
Khi giá breakout đường Neckline, lúc này vai trò của đường Neckline sẽ chuyển từ vùng hỗ trợ thành vùng kháng cự. Thông thường, trước khi tiếp tục giảm thì giá sẽ có khả năng quay trở lại và phá vỡ đường Neckline. Trong trường hợp này, điểm vào lệnh lý tưởng nhất sẽ là điểm khi giá quay trở lại vùng kháng cự đường Neckline.
- Cách đặt lệnh cắt lỗ: Đặt cắt lỗ trên đường kháng cự.
- Cách đặt lệnh chốt lời: Đặt chốt lời dưới đường hỗ trợ, tốt nhất là đặt cách đường hỗ trợ với khoảng cách bằng từ đỉnh đến đáy tạm thời.
Vậy, với 2 chiến lược để giao dịch với mô hình 3 đỉnh ở trên thì chiến lược nào là hiệu quả nhất. Điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu cũng như chiến lược giao dịch của từng trader. Tuy nhiên, để có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm giao dịch cho chính bản thân mình và lựa chọn được đâu là phương pháp phù hợp nhất thì bạn có thể thử nghiệm qua nhiều chiến lược giao dịch khác nhau.
Ví dụ về mô hình Triple Top
Hình bên dưới là biểu đồ mô tả mô hình Triple Top của cặp tiền tệ AUD/USD trên khung thời gian D1.
Khi nhìn vào biểu đồ ta thấy, cặp tiền này đang bắt đầu một xu hướng tăng với độ dốc đi lên tương đối cao. Lúc này, giá đã chạm mức kháng cự 3 lần nhưng không thể vượt qua được.
Cuối cùng, mô hình 3 đỉnh giảm xuống và breakout vùng hỗ trợ nối hai đáy tạm thời. Tiếp đến, giá đã giảm một khoảng bằng nhau giữa đỉnh và đáy trước khi tăng trở lại.
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình Triple Top
Để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch với mô hình Triple Top, trader cần lưu ý kỹ một số điều quan trọng như sau:
- Mô hình Triple Top được xem là hoàn chỉnh khi và chỉ khi nào giá bắt đầu giảm xuống dưới mức hỗ trợ. Đây là dấu hiệu cảnh báo rằng một đợt giảm giá mạnh có thể sắp diễn ra.
- Sau khi mô hình 3 đỉnh đã được xác nhận, trader lúc này nên cân nhắc đến việc rằng nên tham gia vào thị trường với vị thế bán hay là thoát ra với vị thế mua.
- Để giảm thiểu rủi ro, việc đặt lệnh cắt lỗ (stop loss) cho mọi giao dịch là điều cần thiết. Điểm cắt lỗ thích hợp thường nằm ngay trên mức đỉnh cao nhất của mô hình, vốn cũng chính là ngưỡng kháng cự quan trọng.
Bài viết trên Giavang.com đã làm rõ mô hình Triple Top là gì và hướng dẫn cách giao dịch chi tiết nhất cho các trader. Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi đã mang đến cho các nhà đầu tư Forex thật nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trên trang website của chúng tôi tại đây nhé!
Tham khảo thêm
- Mô hình vai đầu vai là gì? Tuyệt chiêu đặt lệnh khi gặp Head And Shoulders
- Hướng dẫn giao dịch hiệu quả với mô hình giá hai đỉnh
- Mô hình giá Hai đáy là gì? Hướng dẫn sử dụng Double Bottom chuẩn trong forex
- Mô hình tam giác là gì? Hướng dẫn giao dịch với mô hình tam giác hiệu quả