Ngoài cổ phiếu hay trái phiếu thì tín phiếu là một trong những kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro và có tính thanh khoản cao mà bạn có thể tham khảo. Vậy tín phiếu là gì? Có bao nhiêu loại tín phiếu hiện nay?Sự khác biệt giữa tín phiếu và trái phiếu? Hãy cùng giavang.com tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
Mục Lục
Tín phiếu là gì?
Tín phiếu là một loại giấy chứng nhận nghĩa vụ tài chính của một tổ chức hoặc chính phủ đối với người nắm giữ. Nó thường được sử dụng như một công cụ để huy động vốn từ công chúng hoặc từ các nhà đầu tư.
Tín phiếu thường có thời hạn và lãi suất cố định. Người nắm giữ có quyền nhận lãi hoặc trả vốn tùy thuộc vào điều kiện và thỏa thuận cụ thể của tín phiếu đó. Thời hạn sử dụng tín phiếu khá ngắn, thông thường dưới 1 năm, có thể là kỳ 3 tháng, kỳ 6 tháng, kỳ 9 tháng hoặc kỳ 1 năm.
Xem thêm:
- Những rủi ro trái phiếu mà nhà đầu tư cần lưu ý
- Trái phiếu là gì? Nên đầu tư trái phiếu hay cổ phiếu
- Tín phiếu kho bạc là gì? Công thức tín giá tín phiếu kho bạc
- Chứng chỉ quỹ là gì? Nắm bắt nhanh cách tính lãi suất chứng chỉ quỹ?
Một số thuật ngữ cần biết khi tìm hiểu về tín phiếu
Dưới đây là những thuật ngữ cơ bản mà khi tìm hiểu về tín phiếu nhà đầu tư cần nắm rõ:
- Tín phiếu phát hành lần đầu: tín phiếu mới, phát hành lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.
- Tín phiếu phát hành bổ sung: tín phiếu được phát hành bổ sung cho một mã tín phiếu đã và đang lưu hành trên thị trường. Tín phiếu phát hành bổ sung phải có cùng ngày đáo hạn với tín phiếu đang lưu hành.
- Ngày phát hành tín phiếu cũng chính là ngày tín phiếu bắt đầu có hiệu lực, cùng với ngày mà nhà đầu tư thanh toán tiền mua tín phiếu.
- Ngày tổ chức phát hành tín phiếu: Được hiểu là ngày tổ chức đấu thầu tín phiếu.
- Ngày thanh toán tiền mua tín phiếu: Đó là ngày mà nhà đầu tư chuyển tiền mua tín phiếu cho chủ thể phát hành tín phiếu.
- Ngày đăng ký cuối cùng của tín phiếu: Ngày trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam – VSD tiến hành xác định danh sách chủ sở hữu tín phiếu để thanh toán.
Có bao nhiêu loại tín phiếu hiện nay?
Hiện nay, tín phiếu được chia thành 2 loại phổ biến là tín phiếu kho bạc và tín phiếu chính phủ. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm, mục đích phát hành khác nhau. Cụ thể như sau:
Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc được phát hành bởi chính phủ được sử dụng với mục đích huy động vốn cho Quốc gia, thường thông qua Bộ Tài chính hoặc cơ quan tài chính tương tự. Tín phiếu kho bạc thường được coi là một hình thức đầu tư an toàn, đặc biệt là với những nhà đầu tư tìm kiếm sự ổn định và bảo toàn vốn.
Đặc điểm chính:
- An toàn và ổn định: Do được phát hành bởi chính phủ, tín phiếu kho bạc thường được coi là có mức độ rủi ro thấp, đảm bảo an toàn và ổn định cho người đầu tư.
- Lãi suất cố định hoặc biến động: Tùy thuộc vào điều kiện phát hành, tín phiếu kho bạc có thể có lãi suất cố định hoặc biến động.
- Thời hạn: Tín phiếu kho bạc có thể có thời hạn ngắn hoặc dài hạn, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của chính phủ khi phát hành.
- Mục đích sử dụng: Tiền thu được từ việc phát hành tín phiếu kho bạc thường được sử dụng để chi trả nợ công, tài trợ các dự án quốc gia, hoặc để đáp ứng các nhu cầu tài chính của chính phủ.
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là đơn vị phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để thắt chặt chính sách tiền tệ. Loại tín phiếu này được phát hành, hạch toán nghiệp vụ phát sinh, thanh toán,…do ngân hàng chịu trách nhiệm.
Đặc điểm chính:
- Tín phiếu Ngân hàng có kỳ hạn ngắn, không quá 1 năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Những đơn vị nhận được tín phiếu Ngân hàng phải có thông tin công khai, rõ ràng về tài khoản và hạch toán, sử dụng VND thanh toán.
- Tín phiếu Ngân hàng có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng.
- Phát hành theo hình thức ghi sổ nợ cho bên chủ thể nắm giữ.
- Mức lãi suất được Ngân hàng Nhà nước quy định, điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại.
- Nhà đầu tư mua tín phiếu ngân hàng với giá thấp hơn mệnh giá thực tế được ghi và nhận lại đúng mệnh giá tại thời điểm tín phiếu đáo hạn. Mức lãi chính là khoản chênh lệch khi mua.
- Các bên nắm giữ tín phiếu phải giữ cho tới kỳ đáo hạn, rất khó để trao đổi, tiến hành mua bán lại hoặc cầm cố.
- Những tổ chức tín dụng có trách nhiệm hoàn thành việc thanh toán các khoản nợ cho nhà đầu tư vào tài khoản được chỉ định bởi Ngân hàng Nhà nước.
Quy định của pháp luật về việc phát hành tín phiếu
Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định về việc phát hành tín phiếu như sau:
Đối tượng phát hành
Tín phiếu được phát hành cho những đối tượng như sau: Các tổ chức tín dụng/chi nhánh của ngân hàng nước ngoài phát hành các loại giấy tờ có giá theo giấy phép thành lập, hoạt động:
- Ngân hàng thương mại
- Chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài
- Ngân hàng hợp tác xã
- Công ty tài chính/cho thuê tài chính
Ai mua tín phiếu?
Các đối tượng được phép mua tín phiếu bao gồm:
- Các tổ chức, trong đó có tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Cá nhân Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài
Mệnh giá tín phiếu
Tín phiếu được phát hành có mệnh giá 100.000đ hoặc bội số của 100.000đ, được in sẵn hoặc theo thỏa thuận giữa đơn vị phát hành và đối tượng mua.
Phương thức phát hành tín phiếu
Hiện nay, tín phiếu được phát hành thông qua 1 trong 2 cách sau:
Phương thức bắt buộc
Mỗi giai đoạn sẽ có mục tiêu chính sách tiền tệ khác nhau, các tổ chức tín dụng phải phát hành theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Họ có thể ra lệnh mua lại các tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đã phát hành trước khi đáo hạn.
Nếu các tổ chức tín dụng không đủ lượng tiền để mua tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái trích nợ thanh toán cho các tổ chức tài chính đó. Nếu đến hạn trích nợ mà các đơn vị tài chính chậm trễ thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
Phương thức đấu thầu
Phương thức đấu thầu phát hành tín phiếu được thực hiện công khai trên nghiệp vụ thị trường mở cho nhiều đối tượng mua khác nhau.
Cách tính giá tín phiếu chính xác
Giá bán tín phiếu chính xác nhất được tính theo công thức phổ biến sau:
G = MG / (1 + L * t / 365)
Trong đó:
- G là mức giá bán thực tế của tín phiếu.
- MG chính là mệnh giá ban đầu của loại tín phiếu đó.
- L là mức lãi suất của tín phiếu đang nắm giữ (tính theo %/năm)
- t là thời hạn nắm giữ của tín phiếu (tính theo ngày)
Từ công thức này bạn có thể tính toán mức giá bán tín phiếu hiện tại là bao nhiêu và điều chỉnh kế hoạch tài chính sao cho hợp lý.
Sự khác biệt giữa tín phiếu và trái phiếu
Đặc điểm | Tín phiếu | Trái phiếu |
Thời gian đáo hạn | Thời gian đáo hạn dưới 1 năm | Thời gian đáo hạn trong 1-5 năm hoặc dài hơn. |
Lãi suất | Tín phiếu có lãi suất thấp | Trái phiếu có lãi suất hấp dẫn hơn, trái phiếu doanh nghiệp có mức lãi suất cố định đến 12%/ năm tùy doanh nghiệp |
Rủi ro | Rủi ro gần như bằng 0 | Rủi ro bị mất tiền nếu doanh nghiệp phát sản |
Đối tượng sở hữu | Tín phiếu kho bạc thường do ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính sở hữu. | Trái phiếu chính phủ được nắm giữ bởi tổ chức, doanh nghiệp hoặc bất kỳ cá nhân nào. |
Đối tượng phát hành | Tín phiếu là loại giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc ngân hàng nhà nước phát hành | Trái phiếu có thể do doanh nghiệp, kho bạc nhà nước,… phát hành |
Lời kết
Trên đây là những thông tin về các loại tín phiếu cũng như phương thức phát hành chúng. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật chi tiết về loại chứng chỉ này. Để theo dõi nhiều kiến thức mới liên quan đến tài chính – ngân hàng, truy cập vào website của giavang.com nhé!