Thanh toán LC là hình thức thanh toán được ưa chuộng sử dụng trong các giao dịch xuất nhập khẩu. Bởi vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các tổ chức tham gia. Vậy, L/C trong xuất khẩu là gì? Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây. Hãy cùng giavang.com tham khảo ngay nhé
Mục Lục
Thanh toán LC là gì?
L/C trong xuất khẩu là Letter of Credit, có nghĩa là thư tín dụng. Thư này được ngân hàng viết theo yêu cầu của người nhập khẩu. Nội dung chính của bức thư là cam kết thanh toán một số tiền cụ thể cho người bán tại một thời điểm cụ thể, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.
Trong thương mại quốc tế, phương thức LC được sử dụng thường xuyên. Đối với cả người mua và người bán, nó đảm bảo lợi ích và sự an toàn gần như công bằng.
Xem thêm:
- Thanh toán TT là gì? Ưu và nhược điểm của chuyển tiền bằng điện TT
- Thanh toán TTR là gì? TT và TTR khác nhau như thế nào?
- Thanh toán DP là gì? Những tiềm ẩn rủi ro khi sử dụng DP
Mẫu L/C trong thanh toán quốc tế
Bạn có thể xem mẫu thanh toán LC như hình dưới đây:
Nội dung của mẫu L/C gồm những gì?
Trong một mẫu L/C thường có những nội dung sau đây:
- Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
- Loại L/C
- Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng…
- Số tiền, loại tiền
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
- Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng…
- Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì…
- Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…
- Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng
- Những nội dung khác
Thanh toán LC có bao nhiêu loại?
L/C được chia thành 9 loại cơ bản sau:
1. L/C có thể hủy ngang (Revocable LC)
Phương thức thanh toán LC này có khả năng thay đổi hoặc tùy chỉnh nội dung mà không cần thông báo cho người xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu sẽ gặp rủi ro nếu chuyển hàng đi trước khi người nhập khẩu gửi tiền. Do đó, loại L/C này chỉ phù hợp với những đối tác lâu năm, đáng tin cậy.
2. L/C không thể hủy ngang (Re-revocable LC)
Đây là hình thức được sử dụng thường xuyên đối với giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu các bên chưa đạt được thỏa thuận thì loại thư tín dụng này không thể được thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C.
3. L/C đặc biệt (điều khoản đỏ – Red Clause LC)
Loại L/C này không phổ biến vì khi sử dụng, nhà xuất khẩu sẽ nhận được một khoản tiền cụ thể tính theo % giá trị L/C. Tại thời điểm này, nhà xuất khẩu sẽ nhận được thanh toán từ ngân hàng chiết khấu dựa trên chứng từ xuất khẩu của nhà xuất khẩu, với sự cho phép từ ngân hàng phát hành.
Trong trường hợp không cung cấp đầy đủ hồ sơ và số tiền tạm ứng vẫn theo yêu cầu của nhà xuất khẩu thì nhà xuất khẩu sẽ phải hoàn trả.
Rủi ro trong giao dịch này thuộc về nhà nhập khẩu. Bởi vì có khả năng số tiền tạm ứng bị sử dụng sai mục đích, hàng lỗi, hư hỏng, trễ hạn hoặc nhà xuất khẩu cung cấp chứng từ không hợp lệ.
4. L/C tuần hoàn (Revolving LC)
Thanh toán LC tuần hoàn được sử dụng nhiều lần do có thể tự động khôi phục lại giá trị sau khi hết hạn. Đây cũng là loại L/C không được phép hủy ngang.
5. L/C chuyển nhượng (Re-revocable Transferable LC)
Đây là loại thanh toán LC không thể hủy ngang. Trong giao dịch này , người thụ hưởng thứ nhất có thể chuyển nhượng cho người thụ hưởng thứ hai, nhưng người thụ hưởng thứ hai không được chuyển nhượng cho bên thứ ba.
Giá trị của L/C được chuyển nhượng có thể là toàn bộ hoặc một phần. Như vậy, người thụ hưởng đầu tiên đóng vai trò là người môi giới hoặc mua bán mà không trực tiếp cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu.
6. L/C giáp lưng (Back to Back Re-revocable L/C)
Đây là loại thanh toán LC đặc biệt và được sử dụng thường xuyên đối với các giao dịch quốc tế. Phương thức thanh toán này được áp dụng trong trường hợp các nhà xuất khẩu mua hàng (nguyên liệu, linh kiện) của nhà xuất khẩu khác.
Nhà xuất khẩu sẽ gửi cho ngân hàng của mình thư tín dụng mà nhà nhập khẩu gửi cho mình để làm căn cứ mở L/C cho nhà cung cấp hàng hóa (L/C giáp lưng). Một khi L/C giáp lưng được mở thì 2 bộ L/C sẽ độc lập với nhau, lúc này ngân hàng mở L/C giáp lưng có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
7. L/C dự phòng (Standby L/C) và L/C xác nhận (Confirmed Re-revocable L/C)
Hai loại thanh toán LC này không phổ biến và ít được sử dụng. Bởi vì hai loại L/C này chỉ có chức năng bảo đảm thanh toán đối với ngân hàng hoặc các bên nghi ngờ năng lực thanh toán của ngân hàng chiết khấu.
8. L/C trả ngay (L/C at sight)
Thanh toán LC trả ngay là khi người xuất khẩu nhận được tiền ngay khi xuất trình bộ chứng từ theo đúng quy định cho ngân hàng thông báo. Đồng thời, người xuất khẩu cũng sẽ phải thực hiện phát hành hối phiếu để trả ngay cho người nhập khẩu.
9. L/C trả chậm (Deferred payment L/C)
Thanh toán LC trả chậm thuộc loại LC không được phép hủy ngang, theo đó ngân hàng phát hành sẽ phải cam kết với nhà xuất khẩu sẽ thanh toán trong một khoảng thời gian quy định cụ thể trong bộ chứng từ gốc mà không cần hối phiếu.
Nếu ngân hàng mở L/C chỉ định ngân hàng khác thanh toán giao dịch, thì ngân hàng này sẽ có trách nhiệm bồi hoàn số tiền tương ứng cho ngân hàng thanh toán.
Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán L/C
Ưu điểm của thanh toán L/C
Đối với người xuất khẩu
- Bất kể người nhập khẩu có muốn thanh toán hay không, ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán theo đúng quy định nêu trong thư tín dụng.
- Việc chậm trễ khi giao chứng từ cũng được giảm thiểu một cách tốt nhất.
- Việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tức hoặc vào một ngày định trước (nếu áp dụng L/C trả chậm) sau khi nộp giấy tờ cho ngân hàng phát hành.
- Khách hàng có thể đề nghị được chiết khấu L/C, số tiền này sẽ được sử dụng cho việc chuẩn bị hợp đồng.
Đối với nhà nhập khẩu
- Người nhập khẩu chỉ thanh toán cho người xuất khẩu khi hàng hóa đã được giao.
- Người nhập khẩu có thể an tâm khi nhận hàng, bởi người xuất khẩu sẽ phải thực hiện đúng theo các cam kết trong L/C thì mới được chấp nhận thanh toán tiền.
Đối với ngân hàng
- Ngân hàng sẽ được thu phí dịch vụ khi thực hiện các công việc mở L/C, phí chuyển tiền…
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp và ngân hàng khác.
Nhược điểm của thanh toán L/C
Hạn chế của phương thức thanh toán L/C là thủ tục thanh toán còn tỉ mỉ, máy móc, các bên phải kiểm tra kỹ lưỡng việc lập và kiểm tra thông tin chứng từ. Đối tác sẽ từ chối thanh toán nếu có sai sót trong quá trình thực hiện. Còn phía ngân hàng nếu để ra sai sót sẽ gây nên hậu quả nặng nề.
Những bên tham gia vào thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Phương thức thanh toán LC thường có sự tham gia của các bên như sau:
- Người xin mở thư tín dụng (applicant): Người mở thư tín dụng đó là nhà nhập khẩu hoặc người mua hàng ủy thác cho một đơn vị nhập khẩu khác.
- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing or Opening Bank): Là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu và trực tiếp cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.
- Người hưởng lợi (Beneficiary): Là người xuất khẩu hay chủ thể được hưởng lợi mà người xuất khẩu chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising or Notifying Bank): Là ngân hàng đại diện cho nhà xuất khẩu, người được hưởng lợi từ hình thức thanh toán L/C.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Là đơn vị đại diện xác nhận thư tín dụng, nếu ngân hàng mở L/C không có đủ khả năng thanh toán cho bên xuất khẩu khi bên này cung cấp đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ, thì ngân hàng này sẽ đứng ra thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) được thực hiện theo quy trình các bước sau đây:
Bước 1: Người xuất khẩu và người nhập khẩu khi ký kết hợp đồng sẽ kèm theo điều khoản thanh toán bằng phương thức thanh toán LC.
Bước 2: Người nhập khẩu sẽ gửi yêu cầu ngân hàng mình sử dụng phát hành thanh toán L/C.
Bước 3: Ngân hàng phát hành lập L/C và gửi thông báo cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của người xuất khẩu.
Bước 4: Sau khi nhận được thông tin, ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra thông tin của L/C, nếu đúng quy định ngân hàng này sẽ thông báo cho người xuất khẩu.
Bước 5: Nhà xuất khẩu sẽ kiểm tra lại thông tin thư tín dụng và nếu không có vấn đề gì sẽ giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng quy định. Trong trường hợp thư tín dụng có sai sót, sẽ được người nhập khẩu yêu cầu sửa lại.
Bước 6: Khi giao hàng thành công, người xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng của mình để yêu cầu thanh toán.
Bước 7: Ngân hàng lúc này sẽ kiểm tra bộ chứng từ, nếu hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán theo đúng yêu cầu. Ngược lại, nếu có vấn đề sai sót sẽ từ chối thanh toán tiền hàng.
Bước 8: Nếu thông tin hợp lệ, ngân hàng được chỉ định sẽ gửi bộ chứng từ này sang cho bên ngân hàng phát hành để yêu cầu hoàn trả tiền đã chi ra.
Bước 9: Ngân hàng phát hành sẽ đứng ra kiểm tra thông tin chứng từ, nếu hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng chỉ định.
Bước 10: Sau khi chuyển tiền xong, ngân hàng phát hành sẽ đòi tiền nhà người nhập khẩu. Lúc này, người nhập khẩu sẽ thanh toán tiền và nhận bộ chứng từ từ ngân hàng này.
Bước 11: Nhà nhập khẩu sẽ kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy thông tin đầy đủ thì sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng hoặc chấp nhận hối phiếu.
Lời kết
Bài viết trên đây chia sẻ thông tin về phương thức thanh toán LC – thư tín dụng trong giao dịch thương mại quốc tế. Hy vọng những chia sẻ trên bài viết này sẽ hữu ích với bạn! Đừng quên theo dõi giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích nhé!