Trong lĩnh vực Forex, tài khoản PAMM cũng được đánh giá là một trong những phương thức đầu tư lý tưởng giúp cho các nhà giao dịch có thể quản lý tốt các khoản đầu tư của mình. Nếu bạn cũng là một người đam mê với việc giao dịch trên thị trường này và đang tìm hiểu xem tài khoản PAMM là gì, hãy tham khảo bài viết sau đây của Giavang.com nhé!
Mục Lục
Tài khoản PAMM là gì?
Tài khoản PAMM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Percent Allocation Management Module, nghĩa là tài khoản quản lý tiền theo tỷ lệ phần trăm. Hiểu một cách đơn giản, đây là một hình thức quản lý quỹ mà trong đó các nhà đầu tư (gọi là PAMM Investors) sẽ ủy thác vốn cho một người quản lý tài khoản (gọi là PAMM Manager) để họ thực hiện các giao dịch trên thị trường tài chính và kiếm lời thay mình.
Theo đó, toàn bộ phần lợi nhuận hoặc thua lỗ từ các giao dịch sẽ được phân chia giữa các nhà đầu tư và nhà quản lý theo tỷ lệ vốn góp và các điều khoản đã thỏa thuận trước đó giữa 2 bên.
- Top 3 sàn Forex hỗ trợ ECN tốt nhất hiện nay
- Hướng dẫn tạo tài khoản Demo chi tiết
- Tài khoản Live là gì?
- Tất tần tật kiến thức về tài khoản Cent mới nhất
Cấu trúc của quỹ PAMM
Như đã được đề cập sơ qua ở phần định nghĩa, tài khoản PAMM Forex bao gồm 2 đối tượng chính đó là: người quản lý quỹ và nhà đầu tư. Ở mỗi một thành phần họ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau, cụ thể:
Tài khoản PAMM với người quản lý quỹ
Nếu bạn là một trader có khả năng phân tích dữ liệu tốt, tuy nhiên lại hạn chế về vốn khiến lợi nhuận tạo ra không được như dự kiến thì việc trở thành một người quản lý PAMM sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
Với mô hình này, các nhà đầu tư sẽ góp vốn vào quỹ thông qua tài khoản PAMM, giúp bạn có nguồn vốn cần thiết để giao dịch. Lúc đó, phần lợi nhuận sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư dựa trên tỷ lệ % số vốn đã góp vào (theo như quy định của người quản lý tài khoản PAMM).
Tài khoản PAMM với nhà đầu tư
Phần lớn thì đây đều là những nhà đầu tư mới “chân ướt chân ráo” tham gia vào thị trường ngoại hối, chưa có sự am hiểu sâu sắc về thị trường này để có thể tự mình thực hiện các giao dịch và kiếm lời. Trường hợp thứ hai sẽ là những nhà đầu tư mà mục đích của họ đơn thuần chỉ là kiếm lời một cách thụ động.
Theo đó, những nhà đầu tư này sẽ thu về được một số tiền lợi nhuận tương ứng dựa trên tỷ lệ số vốn góp vào nếu quỹ thu được lợi nhuận từ hoạt động giao dịch Forex. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải trả một khoản phí cho người quản lý quỹ PAMM. Còn cụ thể về việc phí này là bao nhiêu thì sẽ được tính theo % mà người quản lý tài khoản PAMM đã quy định.
Cách thức hoạt động của tài khoản PAMM
Tài khoản PAMM vận hành thông qua một ứng dụng phần mềm của nhà môi giới Forex/CFD. Thông qua ứng dụng này, tất cả các khách hàng của nhà môi giới sẽ được quyền chọn một loại giao dịch cụ thể để quản lý một phần, hoặc thậm chí là toàn bộ tài khoản của họ.
Các brokers sau đó sẽ thay mặt cho trader thực hiện giao dịch, và đồng thời cũng sử dụng cả vốn của các khách hàng khác. Để tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận cho tất cả các bên tham gia, người quản lý quỹ này có thể quản lý nhiều tài khoản Forex bằng cách kết hợp giữa vốn cá nhân và tiền từ các khách hàng khác đã đóng góp vào tài khoản PAMM.
Ví dụ về tài khoản PAMM:
Giả sử bạn có một tài khoản có số dư là 100.000 USD. Một số trader khác cũng muốn tham gia giao dịch, tuy nhiên họ không có nhiều thời gian cũng như kỹ năng để tự quản lý tài khoản. Do đó, các trader này quyết định đầu tư vào tài khoản PAMM và giao cho bạn trách nhiệm là quản lý chúng. Tỷ lệ góp vốn của họ như sau:
- Tài khoản 1: 4.000 USD = 40%.
- Tài khoản 2: 5.000 USD = 50%.
- Tài khoản 3: 4.000 USD = 40%.
Trường hợp người quản lý tài khoản này giao dịch với khối lượng 10 lot, lúc đó các tài khoản sẽ nhận được tỷ lệ tương ứng như sau:
- Tài khoản 1: 4 lot.
- Tài khoản 2: 5 lot.
- Tài khoản 3: 4 lot.
Cuối cùng, sau khi tài khoản chốt lời được 2.000 USD, mức lợi nhuận sẽ được chia về từng tài khoản như sau:
- Tài khoản 1 nhận 400 USD.
- Tài khoản 2 nhận 500 USD.
- Tài khoản 3 nhận 400 USD.
Thông thường, người quản lý tài khoản PAMM cũng sẽ nhận được một tỷ lệ % tiền hoa hồng nhất định, dao động từ 10 – 30%. Theo đó, số tiền này sẽ được trừ trực tiếp từ tài khoản được sao chép.
So sánh giữa tài khoản PAMM và MAM
– Về điểm giống nhau
Cả 2 loại tài khoản PAMM và MAM đều hướng đến một mục tiêu duy nhất đó chính là quản lý vốn và tạo ra lợi nhuận cho những người tham gia.
– Về sự khác biệt
Điểm khác biệt lớn nhất ở cả 2 loại tài khoản này có lẽ là về cách thức hoạt động của chúng. Cụ thể:
- Với tài khoản MAM, tài khoản của nhà đầu tư hoàn toàn độc lập với tài khoản của người quản lý. Trong khi đó, ở quỹ PAMM thì nhà đầu tư lẫn người quản lý quỹ sẽ cùng nạp tiền vào một tài khoản chung.
- Khi chọn tài khoản MAM, trader có thể tùy ý chỉnh sửa khối lượng giao dịch của mình. Ngược lại, quỹ PAMM sẽ dựa trên tỷ lệ % góp vốn của bạn để tính toán khối lượng giao dịch.
>> Tài khoản MAM là gì? Tất tần tật kiến thức về tài khoản MAM
Có nên đầu tư vào quỹ PAMM không?
Tài khoản PAMM hiện nay được đánh giá là một trong những phương thức đầu tư khá thịnh hành trên thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Dẫu vậy, rủi ro vẫn luôn hiện hữu và không phải lúc nào nhà đầu tư cũng luôn gặp may mắn.
Chính vì như thế, nhiều nhà đầu tư lại đang khá là phân vân rằng liệu việc đầu tư vào quỹ PAMM có thực sự là một lựa chọn đúng đắn hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, sau đây Giavang.com sẽ phân tích các mặt ưu – nhược điểm của loại tài khoản này để bạn có thêm cơ sở để đưa ra quyết định nhé.
Ưu điểm của tài khoản PAMM
- Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư
Để có thể hưởng % lợi nhuận, người quản lý quỹ trước hết phải tạo ra được lợi nhuận cho quỹ PAMM. Điều này thúc đẩy họ tập trung vào việc làm sao để có thể gia tăng lợi nhuận nhiều nhất cho quỹ. Ngoài ra, để mở quỹ PAMM, người quản lý cũng phải gửi một số tiền tối thiểu tùy theo quy định của từng sàn ngoại hối. Điều này đồng nghĩa với việc họ cũng chịu rủi ro mất vốn nếu quỹ gặp thua lỗ.
- Thông tin quỹ PAMM minh bạch
Các sàn ngoại hối phải có nghĩa vụ công bố dữ liệu về kết quả giao dịch tài khoản PAMM bao gồm lịch sử các khoản giao dịch thực tế cũng như các chỉ số có ý nghĩa thống kê để nhà đầu tư có thể tiếp cận đầy đủ thông tin. Tuyệt đối không được phép che giấu bất kỳ một điều gì.
- Bộ lọc quỹ theo từng tiêu chí
Để cho các nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của họ trước khi đăng ký, một số tài khoản PAMM còn cung cấp thứ hạng của các tài khoản chính. Nhờ có bộ lọc này, việc chọn tài khoản PAMM dựa trên tiêu chí của nhà đầu tư giờ đây đã trở nên đơn giản hơn và chỉ mất khoảng vài phút để thực hiện.
- Người quản lý quỹ không thể rút tiền của nhà đầu tư
Trên thị trường tài chính nói chung và thị thị trường Forex nói riêng, các vụ lừa đảo xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt nhất là hiện tượng huy động vốn hoặc ủy thác vốn gây nên những tổn thất đáng kể cho nhà đầu tư. Với quỹ PAMM, nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi và quyết định nên thêm, rút hay rút toàn bộ số tiền của mình. Ngoài ra, cùng một thời điểm nhà đầu tư cũng có thể đầu tư vào nhiều quỹ PAMM khác nhau để hạn chế tối đa rủi ro về tài chính.
Nhược điểm của tài khoản PAMM
- Nhà đầu tư có thể bị thua lỗ nặng hoặc thậm chí là mất đi toàn bộ khoản tiền đầu tư của mình nếu như không lựa chọn được tài khoản PAMM tốt.
- Ngoài việc bị mất vốn trong quỹ PAMM, danh tiếng của người quản lý quỹ theo đó cũng sẽ bị hạ thấp trong cộng đồng Forex. Trường hợp nếu số tiền quỹ quá lớn thì còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
Tóm lại, “Có nên đầu tư vào quỹ PAMM hay không?” Điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu cũng như phương pháp đầu tư của mỗi người. Về cơ bản, đầu tư vào quỹ PAMM sẽ là một lựa chọn rất thích hợp cho những ai mới bắt đầu và không có nhiều kinh nghiệm giao dịch trong lĩnh vực Forex. Mặt khác, nếu bạn muốn kiểm soát toàn bộ các giao dịch của mình cũng như muốn tự đưa ra các quyết định đầu tư riêng, việc đầu tư vào quỹ PAMM có thể sẽ không phù hợp với bạn.
Tiêu chí lựa chọn tài khoản PAMM tốt nhất
Khi lựa chọn đầu tư vào quỹ PAMM, điều này thực chất là bạn đang gửi tiền của mình và nhờ một người quản lý quỹ giúp bạn đầu tư. Nói như vậy để bạn có thể hình dung được rằng việc lựa chọn một người quản lý quỹ không những tốt mà còn uy tín là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là một vài yếu tố mà bạn cần nên xem xét để có thể lựa chọn được tài khoản PAMM tốt nhất:
Kinh nghiệm của người quản lý
Chắc chắn rằng bạn không hề muốn giao tiền của mình cho một người quản lý quỹ thiếu kinh nghiệm đúng không? Chính vì vậy, yếu tố đầu tiên mà bạn cần nên quan tâm đến đó chính là thời gian quản lý cũng như mức độ kinh nghiệm của nhà quản lý tài khoản PAMM đó ra sao. Để đảm bảo an toàn nhất thì bạn nên chọn tài khoản PAMM đã được quản lý ít nhất trong vòng từ 3 – 4 năm trở lên.
Thông tin giao dịch và lợi nhuận ổn định
Nếu broker không cung cấp cho bạn các thông tin có giá trị liên quan đến các giao dịch, để hạn chế rủi ro thì bạn nên chủ động yêu cầu người quản lý quỹ của bạn hiển thị những kết quả giao dịch thực tế. Nếu phát hiện thấy bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào liên quan đến việc rút tiền, hãy nên tránh đầu tư vào những tài khoản PAMM như thế này.
Thêm nữa, thay vì có những khoản lợi nhuận lớn nhưng không đều đặn thì việc có lợi nhuận ổn định sẽ tốt hơn. Việc lợi nhuận có sự biến động tăng giảm thường xuyên cho thấy chiến lược giao dịch của người quản lý quỹ đó đang không được cụ thể và hiệu quả. Hoặc cũng có thể là do may mắn nên mới nhận được những khoản lợi nhuận bất ngờ trước đó.
Khả năng phục hồi tài khoản sau lỗ
Bên cạnh đánh giá lợi nhuận, việc đánh giá khả năng của người quản lý quỹ về vấn đề phục hồi tài khoản sau khi gặp khoản lỗ cũng cần nên được quan tâm đến. Tất nhiên, việc có những khoản lỗ trong đầu tư là điều hết sức bình thường và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sau những lần trade lỗ đó thì người quản lý quỹ có khả năng phục hồi tài khoản nhanh chóng hay không mới chính là điều quan trọng và cũng là yếu tố mang lại sự tin cậy cho trader.
Số vốn hiện có của người giữ quỹ
Theo như lời khuyên đến từ các chuyên gia, việc nhà đầu tư có số tiền đầu tư lớn chứng tỏ rằng quy mô đầu tư cũng như mức độ uy tín của họ cũng sẽ lớn hơn. Tốt nhất là nên lựa chọn những người quản lý quỹ mà số tiền đầu tư của họ lớn hơn so với số tiền đầu tư của trader, cụ thể là không dưới 10% tổng số dư.
Số lượng nhà đầu tư
Tiêu chí cuối cùng cần nên xem xét đến đó chính là số lượng nhà đầu tư đã tham gia đầu tư vào tài khoản PAMM. Điều này sẽ giúp bạn thấy được mức độ tin cậy và sự uy tín của người quản lý quỹ đó như thế nào. Lời khuyên là nên đầu tư vào các quỹ có quy mô từ trung bình đến lớn để lỡ như có rủi ro xảy ra thì người quản lý quỹ này cũng có đủ số vốn để giải quyết cho các giao dịch có mức độ rủi ro cao.
Như vậy, ở bài viết trên Giavang.com đã vừa chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến tài khoản PAMM là gì cũng như so sánh sự khác biệt giữa chúng và tài khoản MAM ra sao. Hy vọng đã mang đến cho quý bạn đọc những kiến thức bổ ích để vận dụng vào trong quá trình đầu tư của mình và đạt được lợi nhuận cao. Đừng quên theo dõi các bài biết mới nhất về trên trang website của chúng tôi tại đây nhé!