Lệnh stop limit là một trong những lệnh giao dịch được sử dụng rộng rãi trong giao dịch forex. Lệnh dừng giới hạn mang lại cho nhà giao dịch sự linh động và đơn giản bằng cách kết hợp kiểm soát giá và thời gian. Để sử dụng lệnh stop limit đúng cách, trước tiên bạn phải nắm bắt cách thức hoạt động, lợi ích và hạn chế của nó cũng như các trường hợp sử dụng. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Stop limit là gì?
Stop limit hay lệnh dừng giới hạn, đây là lệnh giao dịch được sử dụng phổ biến trong các sàn giao dịch tài chính. Stop limit là sự kết hợp giữa lệnh Stop (lệnh dừng) và lệnh Limit (lệnh giới hạn). Lệnh dừng giới hạn giúp trader quản lý được giá mua hoặc bán tài sản, tối đa hóa lợi nhuận và tránh rủi ro khi thị trường thay đổi đột ngột.
Lệnh stop limit được thiết lập bởi hai mức giá quan trọng là:
- Stop price (giá dừng): đây là mức giá để sàn kích hoạt lệnh giới hạn.
- Limit price (giá giới hạn): là mệnh giá nhà đầu tư sẽ đặt.
Nghĩa là, trader sẽ thiết lập một mức giá dừng (stop price) và một mức giá giới hạn (limit price).
Cụ thể, nhà đầu tư sẽ đặt một mức giá dừng (stop price) và một mức giá giới hạn (limit price). Ngay cả khi bạn không trực tuyến, lệnh giới hạn dừng sẽ được kích hoạt khi giá của tài sản chạm đến giá kích hoạt.
Xem thêm:
- Stop loss là gì? Cách đặt stop loss hiệu quả trong giao dịch forex
- Stop loss Binance là gì? Cách đặt stop loss trên Binance nhanh chóng
Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD trên khung thời gian H1
Cặp tiền EUR/USD đi ngang trong vùng giá 1,063 – 1,075. Trader dự đoán rằng sau giai đoạn này giá sẽ giảm, nhưng để chắc chắn trader sẽ đặt lệnh Sell Stop Limit với Stop Limit Price tại 1,06349, và mức giá Price tại 1,06349 như hình trên. Khi giá giảm xuống mức 1,06349 thì một lệnh Sell Limit tại mức giá 1,06349 sẽ tự động được kích hoạt.
Có mấy loại lệnh stop limit?
Stop Limit được chia thành 2 loại là lệnh giới hạn dừng mua (Buy stop limit) và lệnh giới hạn dừng bán (Sell stop limit). Hai lệnh này khá thông dụng, được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, chúng có điểm vào lệnh và chiến thuật trái ngược nhau nên trader cần chú ý.
Lệnh Buy Stop Limit
Lệnh Buy Stop Limit còn được biết đến là lệnh giới hạn dừng mua. Nó được liên kết bởi hai lệnh Buy Stop và Buy Limit. Cho phép nhà đầu tư mua một tài sản khi giá chạm hoặc vượt quá giá kích hoạt, cũng như thiết lập giới hạn giá mua được chỉ định sau khi lệnh Dừng được kích hoạt.
Các nhà giao dịch thường xuyên sử dụng lệnh Buy stop limit khi họ tin rằng thị trường đã sẵn sàng bước vào giai đoạn đi lên. Để chắc chắn, nhà giao dịch sẽ sử dụng lệnh mua giới hạn dừng để mở một vị thế trong trường hợp có phá vỡ xảy ra.
Lệnh Sell Stop Limit
Lệnh Sell Stop Limit là sự kết hợp giữa 2 lệnh Sell Stop và Sell Limit. Khi giá đạt đến điểm Dừng bán, lệnh Giới hạn bán sẽ được kích hoạt ở mức giá định trước. Khi thị trường được dự đoán sắp giảm mạnh, nhưng nếu muốn chắc chắn trader có thể sử dụng lệnh dừng – giới hạn bán để mở một vị thế bán nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
Lợi ích và hạn chế của lệnh dừng giới hạn Stop Limit
Như đã đề cập, Stop limit là lệnh giao dịch được sử dụng phổ biến. Vì thế, trader cần nắm rõ những lợi ích, hạn chế của lệnh dừng giới hạn này nhằm giao dịch hiệu quả:
Lợi ích của lệnh dừng giới hạn
Lệnh dừng giới hạn (stop-limit) mang lại những lợi ích như sau:
- Kiểm soát giá: Trader có thể quản lý được giá mua hoặc bán tài sản nhờ lệnh dừng giới hạn. Bạn có thể xác định mức giá mà bạn muốn thực hiện giao dịch bằng cách đặt mức giá kích hoạt và giới hạn.
- Hạn chế rủi ro: Khi thị trường thay đổi đột ngột, lệnh dừng giới hạn giúp giảm thiểu rủi ro. Lệnh được kích hoạt và chuyển thành lệnh Limit khi giá chạm hoặc vượt giá kích hoạt, đảm bảo bạn chỉ mua hoặc bán ở mức giá định trước hoặc tốt hơn. Điều này giúp hạn chế tình trạng lệnh được thực hiện với giá không mong muốn do biến động mạnh của thị trường.
- Tự động thực hiện: Khi bạn kích hoạt lệnh giới hạn dừng, nó sẽ tự động chuyển thành lệnh giới hạn và thực hiện giao dịch. Bằng cách này, trader không cần thường xuyên theo dõi thị trường cũng có thể thực hiện giao dịch tự động và kịp thời.
- Tối ưu hóa thời gian giao dịch: Nhà giao dịch có thể nhanh chóng thực hiện phân tích thị trường và đặt lệnh ở mức giá mục tiêu khi sử dụng lệnh dừng giới hạn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và không yêu cầu trader phải ngồi theo dõi biểu đồ liên tục.
Hạn chế của lệnh stop limit
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, lệnh stop limit vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định:
- Mất cơ hội giao dịch: Tương tự các lệnh Limit khác, lệnh sẽ không được thực hiện nếu nếu giá thị trường không đạt vùng giá Stop Limit. Điều này có thể dẫn đến việc trader bỏ lỡ những cơ hội giao dịch tiềm năng trong nhiều trường hợp.
- Có khả năng bị quét Stop loss: Giá có thể khớp với lệnh và quét lệnh Cắt lỗ trước khi thay đổi theo phân tích dự đoán trong một số trường hợp. Đặc biệt, khi trader giao dịch theo chiến lược break-out và mức giá Stop limit trùng với các vùng giá quan trọng, tồn tại rủi ro bị giao dịch theo phá vỡ giả và bị các nhà giao dịch săn lùng Stop loss.
- Không đảm bảo lệnh sẽ được thực hiện: Lệnh giới hạn chỉ được thực hiện đầy đủ khi giá chạm hoặc vượt quá một mức nhất định. Tuy nhiên, có thể sẽ không bao giờ đạt được mức giá đó. Mặc dù bạn có thể chọn khoảng cách giữa giá giới hạn và giá dừng, nhưng khoảng cách này không phải lúc nào cũng đủ. Trong trường hợp tài sản biến động mạnh, giá có thể vượt quá chênh lệch mà bạn kỳ vọng với lệnh của mình.
Sử dụng lệnh stop limit trong trường hợp nào?
Lệnh stop limit là một công cụ quản lý rủi ro hữu ích trong đầu tư, nhưng chúng không phải lúc nào cũng phù hợp. Stop limit chỉ nên sử dụng ở một số trường hợp sau đây:
- Không có nhiều thời gian theo dõi biểu đồ
Phù hợp với trader có kinh nghiệm nhưng không có nhiều thời gian theo dõi biểu đồ. Hoặc giao dịch thường xuyên trên các khung thời gian cao như H1, H4, D1,…Lệnh Stop limit có thể giúp trader tránh bỏ lỡ cơ hội giao dịch ngay khi họ không online.
- Giao dịch break-out
Nếu nhà giao dịch sử dụng chiến thuật break-out thì lệnh stop limit là lựa chọn lý tưởng. Sau khi đã xác định được các vùng hỗ trợ-kháng cự quan trọng mà giá có thể phá vỡ, vẫn còn mơ hồ liệu cú break-out này có hiệu quả hay không. Trong trường hợp này, lệnh dừng giới hạn sẽ hỗ trợ tự động xác định và thực hiện giao dịch.
- Thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tâm ký giao dịch
Lệnh giới hạn dừng cực kỳ thích hợp với những nhà giao dịch thường xuyên bị tâm lý “gồng lỗ, gồng lời”. Vì lệnh Stop limit được cài đặt sẵn và được khớp khi giá chạm điểm đặt lệnh. Các nhà giao dịch sẽ không phải kiểm tra biểu đồ thường xuyên nên sẽ không bị diễn biến giá ảnh hưởng tâm lý.
Cách đặt lệnh stop-limit sàn Binance
Để đặt lệnh Stop Limit trên Binance, làm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Binance trên trang web hoặc ứng dụng.
Bước 2: Trên giao diện chính, chọn thị trường giao dịch mà bạn muốn đặt lệnh Stop Limit.
Bước 3: Tìm đến phần “Biểu đồ” hoặc “Giao dịch” tùy thuộc vào giao diện bạn sử dụng.
Trong phần giao dịch, bạn sẽ thấy một ô đặt lệnh. Chọn loại lệnh là “Stop-Limit” hoặc tìm các tùy chọn để chuyển sang chế độ Stop-Limit.
Bước 4: Nhập các thông tin cần thiết:
- Mức giá kích hoạt (Stop Price): Đây là mức giá mà bạn muốn lệnh của mình được kích hoạt. Khi giá đạt hoặc vượt qua mức này, lệnh sẽ được kích hoạt.
- Mức giá giới hạn (Limit Price): Đây là mức giá mà bạn muốn đặt cho lệnh giới hạn sau khi lệnh Stop được kích hoạt.
- Số lượng (Quantity): Số lượng tài sản bạn muốn mua hoặc bán.
- Loại lệnh (Order Type): Chọn mua hoặc bán.
Bước 5: Kiểm tra lại thông tin và xác nhận đặt lệnh.
Kinh nghiệm giúp trader đặt lệnh stop limit hiệu quả
Khi đặt lệnh giới hạn dừng (Stop Limit), dưới đây là những lưu ý quan trọng cho các nhà giao dịch:
Nghiên cứu kỹ về sự biến động của tài sản
Để an toàn, bạn nên đặt một khoảng chênh lệch nhỏ giữa giá dừng và giá giới hạn để tăng khả năng thực hiện lệnh giới hạn. Tuy nhiên, đối với những loại tài sản có tính biến động cao đang giao dịch, bạn có thể cần đặt mức chênh lệch lớn hơn một chút.
Tính thanh khoản của tài sản giao dịch
Các loại tài sản có chênh lệch giá mua lớn hoặc tính thanh khoản thấp thì lệnh giới hạn dừng đặc biệt hữu ích khi giao dịch (để tránh sự trượt giá không mong muốn).
Sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định mức giá
Hãy nên đặt giá dừng (stop price) ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự của tài sản. Cách này giúp xác định các mức này là thông qua phân tích kỹ thuật. Cụ thể: bạn có thể sử dụng lệnh giới hạn mua với giá dừng ngay trên mức kháng cự để tận dụng lợi thế của sự bứt phá. Hoặc để thoát ra khỏi một thị trường đang giảm sâu, bạn có thể dùng một lệnh giới hạn dừng bán ngay dưới mức hỗ trợ.
Tóm lại, khi đặt lệnh giới hạn dừng, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về công cụ này và áp dụng nó trong các tình huống phù hợp. Luôn luôn cân nhắc rủi ro và tìm hiểu kỹ về quy định của sàn giao dịch. Nắm bắt được những lưu ý này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích và đạt được hiệu quả trong giao dịch của mình.
Lời kết
Lệnh stop limit là một công cụ hữu ích để quản lý rủi ro và tối ưu hóa cơ hội giao dịch. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự hiểu biết, kỹ năng và sự thận trọng khi sử dụng. Để sử dụng lệnh stop limit giao dịch hiệu quả, bạn cần biết cách áp dụng và kết hợp với các phân tích thị trường khác. Chúc các nhà đầu tư thành công.