Range trading hay điểm xoay Pivot có lẽ là những thuật ngữ không quá xa lạ với những ai tham gia thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, để hiểu chuẩn xác và cách giao dịch hiệu quả với Pivot Points thì không phải trader nào cũng thực hiện được, đặc biệt là các trader mới vào nghề. Vậy Range trading là gì? Làm thế nào để giao dịch với điểm xoay Pivot đúng chuẩn nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu hai vấn đề này.
Mục Lục
Range trading là gì?
Range trading nghĩa là vùng giao dịch hay còn gọi là vùng giằng co. Range trading xuất hiện khi xuất hiện khi giá của chứng khoán được giao dịch ở khoảng giữa hai mức giá cao và thấp nhất định trong một thời gian.
Trong đó:
- Phía trên của vùng giao dịch: là khu vực kháng cự của giá,
- Phía dưới của vùng giao dịch: là khu vực hỗ trợ của giá.
Trong giao dịch khi giá phá ra khỏi range trading theo chiều hướng lên hoặc xuống, tức là thị trường đang có một động lực giá (có thể tiêu cực hoặc tích cực). Có hai trường hợp xảy ra:
- Khi giá phá ra khỏi vùng giao dịch theo chiều hướng đi lên, đó là tín hiệu breakout.
- Khi giá phá khỏi vùng giao dịch theo chiều hướng xuống, đó là tín hiệu breakdown.
Những pha breakout hay breakdown thường được xem là những tín hiệu đáng tin cậy, nếu đi kèm với một khối lượng giao dịch lớn, biểu thị cho sự đồng lòng giữa những nhà đầu tư và người giao dịch.
Nhiều nhà giao dịch sẽ quan sát vào khoảng thời gian tồn tại của Range trading, thông thường thị trường sẽ có chiều hướng đi ngang sau một xu hướng lên mạnh mẽ thường sẽ là giai đoạn giá biến động.
Trong giao dịch nhất lfa với những day trader, họ thường tận dụng nửa giờ đầu tiên với Range Trading để làm tư liệu tham khảo cho chiến lược giao dịch trong ngày. Ví dụ: Người chơi sẽ mua cổ phiếu nếu giá cổ phiếu phá lên khỏi vùng Range trading đầu này.
Điểm xoay Pivot là gì?
Điểm xoay Pivot được gọi là mức giá trung tâm, điểm mấu chốt là giá trị trung bình của các mức cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của thị trường từ ngày hôm trước (hoặc giai đoạn trước).
Công thức tính điểm xoay Pivot:
Điểm xoay Pivot= [Mức giá cao nhất (trước) + [Mức giá thấp nhất (trước) + Mức giá đóng cửa (trước)]/3
Điểm xoay Pivot point được sử dụng để xác định mức kháng cự và mức hỗ trợ của phiên giao dịch hiện tại.
Theo kinh nghiệm của các trader chuyên nghiệp, các mức hỗ trợ và kháng cự của điểm Pivot cũng là vùng mà tại đó giá có thể đảo chiều. Nhưng kỳ thực, công cụ này ngoài việc xác định xu hướng đảo chiều, còn chỉ ra điểm mà giá sẽ tiếp tục theo xu hướng cũ.
Các loại phạm vi giao dịch theo Range trading
Trong Range trading có 4 loại phạm vi giao dịch:
Phạm vi hình chữ nhật
Với loại phạm vi này, giá biểu thị gần như nằm ngang, nói chung giá đang di chuyển ngang giữa mức kháng cự trên và mức hỗ trợ dưới. Đây là Range trading phổ biến, thường thấy ở mọi khung thời gian. Tuy vậy, vùng giá này vẫn không phổ biến như các kênh giá hoặc phạm vi tiếp diễn. Không quá khó để phát hiện các phạm vi giá hình chữ nhật trên các biểu đồ trực quan hoặc bằng các chỉ báo. Phạm vi hình chữ nhật thường được nhận biết bởi các yếu tố sau:
- Xuất hiện giữa các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự rõ ràng.
- Các đường MA (đường trung bình động) phẳng ra nghĩa là các đường MA phụ thuộc vào khung thời gian.
- Các đỉnh và đáy nằm trên 1 vùng giá phẳng nằm ngang.
- Các chỉ báo thường phân kỳ với giá tại các điểm cực trị (Đỉnh/đáy) của phạm vi.
- Các tín hiệu đảo chiều thường xuất hiện (Nến pinbar, doji, mô hình 2 đỉnh, 2 đáy).
Với vùng giá phạm vi đi ngang này, ta có các cách giao dịch sau: Nhìn chung, giao dịch khi Range trading biểu thị phạm vi đi ngang vô cùng đơn giản, người dùng chỉ cần bán ra và mua vào tại các điểm cực trị (Đỉnh/Đáy) hoặc là chờ cho các tín hiệu đảo chiều xuất hiện quanh vùng cực trị này. Điểm dừng lỗ bạn có thể xác định theo chỉ số ATR, hoặc con số cố định phía trên/dưới đỉnh đáy tùy vào biến động thị trường mà bạn nhận thấy trong phiên giao dịch hôm đó.
Phạm vi giá theo kênh chéo
Trong FX, kênh giá được biết đến là một dạng phạm vi phổ biến khác, được hình thành dọc theo các đường chéo. Với phạm vi này, giá tăng hoặc giảm trong kênh xu hướng dốc với những độ rộng khác nhau.
Các kênh giá này đại diện cho những xu hướng, các kênh có thể kéo dài trong thời dài, có khi lên đến hàng năm. Đây cũng là nguyên nhân, chúng ta có thể giao dịch với chiến lược phá vỡ hoặc theo xu hướng.
Với vùng phạm vi chéo, ta có những cách giao dịch sau:
- Mua/bán tại các vùng cực trị của kênh giá: Đây là 1 phong cách swing trading đơn giản, tuy nhiên người dùng nên ưu tiên theo xu hướng mà kênh giá biểu thị. Nếu kênh giá dốc lên, bạn hãy ưu tiên khối lượng lớn hơn khi mua vào ở đáy kênh và giảm khối lượng khi bán ra ở đỉnh kênh giá và ngược lại.
- Giao dịch phá vỡ: Với chiến lược này, người chơi chỉ cần đợi giá đóng cửa phía trên kênh dốc xuống hoặc phía dưới kênh dốc lên và thực hiện giao dịch. Tất nhiên, bạn vẫn có thể giao dịch luôn hoặc chờ các tín hiệu phá vỡ ở các đỉnh/đáy gần nhất hoặc đợi pull-back về các cạnh của kênh giá.
- Ngoài ra, người dùng còn có thể áp dụng một chiến lược khá hiệu quả khác bằng cách chờ các tín hiệu phá vỡ giả khỏi kênh xuất hiện, khi đó giá có xu hướng đảo ngược và quay trở lại kênh giá ban đầu:
Phạm vi tiếp diễn xu hướng
Với loại Range trading này, là các các mô hình biểu đồ thường xuất hiện giữa một xu hướng. Chúng được biểu hiện qua cờ đuôi nheo, cờ, nêm và tam giác. Loại Range trading này đánh giá một sự điều chỉnh so với xu hướng chính. Có thể là những tín hiệu tăng hoặc giảm. Thông thường để nhận biết phạm vi giá này, chúng ta dựa vào đặc điểm là giá bó trong một phạm vi rất nhỏ hẹp.
Về thời gian xuất hiện, gần như bất kỳ khoảng thời gian nào phạm vi này cũng có thể xảy ra. Người chơi có thể giao dịch bằng cách giao dịch theo phạm vi hoặc phá vỡ. Nói chung, bạn nên lựa chọn sao cho thích hợp với thời điểm giao dịch của bạn. Tuy nhiên, các mô hình này có thể tạo ra những sự phá vỡ tăng hoặc giảm mạnh, nếu thị trường biến động tiếp tục theo xu hướng thịnh hành, vì vậy chúng ta nên giao dịch phá vỡ hơn là theo phạm vi.
Với phạm vi tiếp diễn xu hướng, ta có hai cách giao dịch sau:
- Tại vùng cực trị của phạm vi, mua lên/bán xuống.
- Khi giá phá vỡ khỏi vùng phạm vi, ta tiến hành giao dịch.
Trên thực tế, những vùng Range trading tiếp diễn thường nhỏ hẹp, nên giao dịch lướt sóng dựa trên các vùng cực trị thường sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận bằng việc giao dịch theo xu hướng. Chính vì thế khi xác định được các vùng phạm vi tiếp diễn (Mô hình cờ, đuôi nheo, tam giác,…), anh em nên thực hiện chiến lược giao dịch phá vỡ!
Phạm vi giá bất thường
Có lẽ, cái tên của loại Range trading đã nói lên tất cả bản chất của chúng. Chính vì vậy, đây được xem là một loại phạm vi giá giao dịch khá khó. Tuy nhiên, chúng ta thường xuyên btứ gặp chúng.
Với hình trên là một ví dụ về loại Range trading này, ta thấy giá sẽ không chuyển động rõ ràng. Với loại kênh giá này, không được phép giao dịch quanh các điểm cực trị, mà hãy giao dịch dựa trên điểm xoay Pivot.
Cách dùng điểm xoay Pivot trong chiến lược giao dịch theo phạm vi (Range trading)
Sử dụng điểm xoay Pivot trong giao dịch với vùng giá là một trong những cách đơn giản được xem là đơn giản. Chỉ cần bạn sử dụng chúng giống như các mức hỗ trợ và kháng cự là được.
Thông thường, tại những mức hỗ trợ và kháng cự, giá sẽ kiểm tra mức này nhiều lần. Số lần giá chạm vào một mức hỗ trợ hoặc kháng cự càng nhiều và sau đó đảo chiều ngược lại, thì mức kiểm tra đó càng mạnh.
Trên thực tế, điểm xoay Pivot Point đơn giản giá đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự và sau đó đảo ngược lại. Nếu bạn thấy rằng một mức điểm xoay đang duy trì, thì đây chính cơ hội giao dịch cho bạn.
- Khi giá biểu thị gần mức kháng cự, bạn có thể vào lệnh bán và thiết lập điểm dừng lỗ ngay phía trên mức kháng cự.
- Khi giá biểu thị gần mức hỗ trợ, bạn có thể vào lệnh ,ua và thiết lập điểm dừng lỗ ngay phía dưới mức hỗ trợ.
Ví dụ: Giả sử bạn đang giao dịch với cặp GBP/USD, và có biểu đồ minh họa GBPUSD, M15 như hình dưới đây:
Với biểu đồ biểu thị này, ta thấy rằng, giá đang kiểm tra mức hỗ trợ S1, ta có thể vào lệnh BUY
- Lệnh chặn lỗ dưới mức hỗ trợ tiếp theo (S2). Nếu bạn có nhiều niềm tin giá sẽ bật lên ngay tại mức hỗ trợ S1, bạn có thể đặt điểm dừng ngay bên dưới S1.
- Điểm chốt lời có thể đặt tại PP hoặc R1.
Rõ ràng, biểu đồ trên cho thấy, S1 đã thực sự là một mức hỗ trợ. Nếu bạn đã đặt chốt lời tại PP, chắc chắn rằng bạn đã có một giao dịch thành công.
Đương nhiên trong giao dịch, không phải lúc nào cũng giản đơn như vậy. Người dùng vì thế cũng không nên chỉ dựa duy nhất vào các mức điểm xoay Pivot. Để giao dịch hiệu quả, bạn nên lưu ý xem các mức điểm xoay có thẳng hàng với các mức hỗ trợ và kháng cự trước đó hay không. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp với các loại chỉ báo khác và phân tích nến để đưa ra quyết định chuẩn xác hơn nhé!
Một số trường hợp khác, giá thường di chuyển giữa các mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên. Đôi khi, giá sẽ kiểm tra các cấp thứ hai và cứ sau một thời gian, các cấp thứ ba sẽ được kiểm tra.
Kết luận
Nói chung, Range trading và điểm xoay Pivot là những yếu tố quan trọng trong giao dịch forex. Người dùng có thể kết hợp với các công cụ và chỉ báo khác để giao dịch thật chuẩn xác nhé. Để giao dịch hiệu quả hơn, nhất là các trader còn ít kinh nghiên, cần trau dồi thêm kinh nghiệm để đánh thắng lệnh. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể chia sẻ cho các bạn những chiến lược giao dịch hiệu quả với Range trading và những kiến thức cơ bản điểm xoay Pivot. Chúc các bạn một ngày giao dịch thành công.