Trong giao dịch forex, có nhiều phương thức giao dịch khác nhau. Và tùy vào mỗi trader sẽ có riêng cho mình phong cách giao dịch phù hợp nhất. Position Trading là một trong những cách thức giao dịch phổ biến và được nhiều nhà đầu tư dài hạn ưa chuộng. Tuy nhiên, làm sao để có thể trade lệnh thành công với Position Trading bạn cần phải có những chiến lược, và kiến thức cơ bản. Vậy Position Trading là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu điều đó.
Mục Lục
Position Trading là gì?
Position Trading được biết đến là một thuật ngữ phổ biến trong giao dịch Forex và chứng khoán. Đây là trường phái giao dịch mua và nắm giữ dài hạn. Khi sao dịch, trader nào sử dụng phong cách Position Trading thì được gọi là là Position Trader.
So với Day trading, Swing trading, Scalping trading, thời gian nắm giữ lệnh mua/ bán của các nhà đầu tư theo Position Trading được cho là dài nhất trên thị trường tài chính.
Khoảng thời gian mà các Position Trader nắm giữ lệnh có thể từ vài tuần cho đến vài tháng hoặc vài năm. Trong đó, đối với giao dịch chứng khoáng các trader nào theo phong cách Position trading thường nắm giữ cổ phiếu từ một năm cho đến hàng chục năm.
Đặc điểm nổi bật của Position Trading
Đương nhiên để trade lệnh thành công với phương thức Position Trading, bạn cần nắm rõ những đặc điểm nổi bật và cơ bản của phong cách giao dịch này.
- Phù hợp với các nhà đầu tư giá trị: Thông thường các trader trade lệnh theo giao dịch Position trading là những nhà đầu tư hầu như không quan tâm đến những biến động ngắn hạn trên thị trường mà chờ đến thời điểm đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng mới bán. Do đó, đòi hỏi người chơi phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ thị trường, nắm bắt thông tin về các sản phẩm mà mình mua (cổ phiếu, forex, tiền ảo…), và tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật giao dịch để tâm lý không bị ảnh hưởng bởi những tin nhiễu trên thị trường. Nếu bạn chắc chắn mình đã hội tụ đủ những yếu tố này, thì hãy thực nghiệm với Position Trading nhé!
- Thị trường: Position Trading hướng đến những giao dịch trên thị trường chứng khoán và tiền ảo nhiều hơn, vì thị trường forex, các cặp tiền tệ biến động liên tục.
- Có hai phương thức phân tích kỹ thuật được áp dụng khi giao dịch theo Position Trading: phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch, phân tích kỹ thuật sử dụng để hỗ trợ xác định một xu hướng dài hạn.
- Phù hợp với nhiều nhà đầu nhiều vốn: Khi giao dịch Position Trading, người dùng có thể đầu tư mỗi sản phẩm một ít và giữ nó dài hạn. Điều này sẽ giúp trader đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động.
Đánh giá phương pháp giao dịch Position Trading
Đánh giá phong cách giao dịch dài hạn này cũng là câu trả lời có nên giao dịch theo Position Trading hay không? Trên thực tế, đây là câu hỏi được nhiều trader quan tâm, bởi chỉ cần một sai phạm hay những chi tiết lỗi nhỏ thôi cũng đủ để tài khoản forex của bạn đi đời nhà ma rồi. Sau đây, những ưu điểm và hạn chế của phương thức giao dịch này.
Ưu điểm
- Mức reward thường khá cao nếu bạn trade lệnh thành công.
- Không tốn quá nhiều thời gian: bạn không cần phải theo dõi, phân tích biểu đồ liên tục 24/24 mà chỉ cần tốn 30 phút mỗi ngày.
- Phong cách giao dịch lý tưởng dành cho những ai làm việc full-time.
- So với các phương thức giao dịch khác, Position Trading ít áp lực hơn hẳn.
- Các trader không lo bị nhiễu hay bị ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường, vì bạn không cần bận tâm đến những biến động nhỏ ngắn hạn.
- Tỷ lệ rủi ro: lợi nhuận (R:R) tương đối tốt (thường từ 1 đến 5) do các trader có thể đặt lệnh sớm vì tận dụng được các đặc điểm cơ bản.
Nhược điểm
- Bị chôn nguồn vốn: vì giao dịch dài hạn theo kiểu mua và nắm giữ nên vốn sẽ bị chôn vào giao dịch. Trong trường hợp bạn rút vốn, nhưng lỡ đóng lệnh, thì coi như phá vỡ mọi kế hoạch ban đầu đã đề ra và không đạt được mục tiêu.
- Khả năng thua lỗ nặng: Hãy nhớ rằng thị trường FX biến động không ngừng, vì thế trường hợp thị trường đảo chiều hay mở đầu xu hướng mới và đi xa những dự tính ban đầu thì coi như người dùng bị cháy túi. Trường hợp nhẹ thì bị chôn vốn và không có lãi.
- Bắt buộc người giao dịch với Position Trading phải có kinh nghiệm và kiến thức cũng như tâm lý vững chắc trong thị trường.
- Cần phải có nguồn vốn lớn.
- Khả năng không thu được lợi nhuận hàng năm do số lần giao dịch quá ít.
- Phí swap của Position Trading khá lớn. Bởi đây là giao dịch dài hạn, nên bắt buộc bạn phải giữ lệnh dài lâu nên phí qua đêm rất lớn. Có khi bạn chưa thu về lợi nhuận mà swap đã bào mòn tài khoản của bạn.
- Những sàn forex không thu phí swap, thì mức commission (phí hoa hồng) của Position Trading rất lớn.
Chiến thuật giao dịch Position trading
Như đã nói, người dùng Position Trading chủ yếu dựa vào phân tích cơ bản để đưa ra quyết định. Những chỉ số phân tích như NFP, GDP, Bán lẻ,… Tuy nhiên, các Postion Trader cũng có thể sử dụng phân tích kỹ thuật để xác nhận một xu hướng tăng giá.
Ta có ví dụ sau: Chẳng hạn bạn đang giao dịch với cặp EUR/GBP. Bạn phân tích chúng theo nguyên tắc cơ bản và xác định cặp tiền tệ này sẽ tăng giá. Nhưng, bạn chưa có ý định mua với bất cứ giá nào. Sau một thời gian giảm đột ngột thì thị trường bắt đầu có những giao động có chu kỳ (range). Lúc này, bạn có thể kẻ 2 đường thẳng Resistance và 2 đường thẳng Support. Nếu như giá đang giao động trong khoảng hỗ trợ (Support) bạn có thể đặt lệnh mua để chờ giá tăng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản khác như đường trung bình động (MA). Trong giao dịch với Position Trading, mức MA phổ biến thường là 200 ngày, 100 ngày và 50 ngày. Nếu bạn đã biết vẽ đường trung bình động, hãy vẽ đường 200 ngày và 50 ngày trên biểu đồ, tín hiệu mua xuất hiện khi MA50 cắt lên trên MA200. Ngược lại, tín hiệu bán xuất hiện khi MA50 cắt xuống dưới MA200. Nói chung đường trung bình động (MA) đại diện cho giá trung bình trong một khoảng thời gian. Khoảng thời gian này chính ở khung thời gian giao dịch của nhà đầu tư đã chọn.
Position Trading phù hợp với những ai?
Như vậy, Position Trading có những ưu và khuyết điểm riêng, vậy phương thức này phù hợp với những ai? Nếu các trader có những đặc điểm sau đây, bạn có thể trở thành Position Trader nhé!
- Cần có sự quyết đoán và giữ vững tâm lý trước các chiến lược giao dịch và phân tích của những nhà đầu tư khác.
- Cần có kiến thức cơ bản về FX và đưa ra suy luận, phán đoán riêng về thị trường dự kiến trong tương lai qua các dữ liệu sự kiện kinh tế trong dài hạn.
- Là những người có am hiểu sâu sắc và cái nhìn nhạy bén về cách thức vận hành của nền kinh tế để dự đoán được những tác động trực tiếp cũng như gián tiếp của nền kinh tế đến các cặp ngoại tệ.
- Cần có số vốn đủ lớn để có thể vượt qua nếu một khi bạn đón đầu xu hướng sai, và chi trả các mức phí cơ bản như phí swap, phí hoa hồng, phí chênh lệch spread trong forex.
- Cần là người kiên nhẫn và cực kỳ bình tĩnh, không chốt lời sớm khi lợi nhuận chưa lên cao.
Như vậy, không quá khó để trở thành một Position Trader, chỉ cần bạn hội tụ đủ hai yếu tố sau: Chuyên nghiệp và Giàu có thì có thể thoải mái trade lệnh theo Position Trading nhé!
Kết luận
Nói tóm lại, Position Trading là một phương thức giao dịch phổ biến trong forex, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà giao dịch dài hạn. Cách thức giao dịch này cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Điều quan trọng, bạn phải chắc chắn rằng mình thật sự phù hợp với phong cách Position Trading mới trade lệnh thành công nhé! Với bài viết trên đây, chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và bổ ích về cách thức giao dịch dài hạn. Chúc các trader một ngày tốt lành.