Khi trading Forex, việc bị overtrading là một trong những sai lầm rất phổ biến mà bất kỳ trader nào cũng đã từng ít nhất 1 lần va phải. Vậy nguyên nhân dẫn đến việc các trader thường xuyên bị overtrading là gì? Cách để hạn chế tình trạng này xảy ra như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Overtrading là gì?
Trong Forex, Overtrading (hay còn gọi là giao dịch quá mức) là thuật ngữ đề cập đến vấn đề sợ thua lỗ hoặc mong muốn tìm kiếm nhiều cơ hội lợi nhuận hơn của các trader.
Theo đó, những trader này sẽ thực hiện rất nhiều giao dịch hoặc là giao dịch với tần suất rất thường xuyên. Hậu quả là giao dịch của họ trở nên nguy hiểm hơn mức bình thường và làm cho họ bị rơi vào trạng thái ảo tưởng. Đối với những trader mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giao dịch thì khả năng bị cháy tài khoản là cực kỳ cao.
Xem thêm:
- 7 mẹo kiểm soát tâm lý giao dịch Forex hiệu quả mà không phải ai cũng biết
- Fomo là gì? Bẫy “Fomo” thường thấy trong đầu tư
- Mách trader 10 biện pháp quản lý rủi ro trong forex siêu hay
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Overtrading
Việc không có một kế hoạch giao dịch rõ ràng sẽ khiến cho trader rất dễ rơi vào tình trạng overtrading. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc giao dịch quá mức ở một số trader hiện nay:
- Sự tham lam: Bất kỳ trader nào cũng sẽ có mong muốn kiếm được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Đôi lúc, việc quá phấn khích sau một vài lần trading có lãi làm cho trader sinh ra tâm lý chủ quan và thậm chí là phá bỏ mọi kỷ luật trong giao dịch. Từ đó dẫn đến việc bắt đầu sa đà vào giao dịch liên tục dẫn đến quá tải.
- Tức giận: Sau khi giao dịch thua lỗ, nhiều trader bắt đầu có xu hướng là overtrading với mục đích là để gồng những khoản lỗ trước đó của mình. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến cho họ ngày càng bị cuốn vào trong trạng thái thua lỗ hơn mà thôi.
- Quá phấn khích: Đối với những trader nào có sở thích muốn chinh phục thị trường thì họ luôn có xu hướng là sẽ lựa chọn đầu tư vào các thị trường biến động mạnh. Do đó, thay vì tính toán hay phân tích một cách kỹ lưỡng thì họ sẽ chọn cách là thực hiện giao dịch nhiều hơn.
Các loại Overtrading mà trader thường gặp
Hiện nay việc giao dịch quá mức được phân thành rất nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, sau đây Giavang.com sẽ chia sẻ đến bạn một số giao dịch Overtrading phổ biến nhất để bạn có thể hạn chế, khắc phục và tránh để bản thân rơi vào những trường hợp như vậy làm ảnh hưởng đến kết quả giao dịch của mình.
Discretionary Overtrading
Discretionary Overtrading hay còn gọi là giao dịch tùy ý. Trường hợp này thường hay xảy ra nhất ở những trader nào chưa thực sự control được cách sử dụng kích thước của vị thế (Position), hay là lạm dụng việc sử dụng các đòn bẩy mà không có bất kỳ một biện pháp khắc phục nào để giảm thiểu rủi ro.
Mặc dù có ưu điểm chính là mang lại sự linh hoạt, thế nhưng thứ mà bạn đánh đổi lại đó chính là sự rủi ro cho chính tài khoản giao dịch của bạn.
Technical Overtrading
Technical Overtrading là việc áp dụng quá mức các giao dịch kỹ thuật và thường hay xảy ra ở những trader mới tập làm quen với việc trading. Theo đó, những trader này sẽ có xu hướng sử dụng một số các chỉ báo kỹ thuật chẳng hạn như: MA, Fibonacci, Price Action,…để đưa ra quyết định giao dịch cuối cùng.
Tuy nhiên, sẽ không có một chỉ báo nào có thể giúp bạn mang lại mức độ chính xác lên đến 100% cả mà cần phải kết hợp thêm với nhiều loại khác để hình thành nên chiến lược trading phù hợp. Do đó, việc sử dụng một cách độc lập các chỉ báo trên là một điều không hẳn tốt và đòi hỏi trader nên nghiên cứu cũng như học hỏi thêm các kiến thức chuyên sâu hơn.
Shotgun Overtrading
Shotgun Overtrading đề cập đến việc trader sẽ mua tất cả mọi thứ mà họ cho rằng là nó có thể mang lại lợi nhuận. Biểu hiện đặc trưng nhất cho trường hợp này là sẽ có các vị thế nhỏ được mở cùng lúc nhưng lại không có bất kỳ một kế hoạch thực hiện chi tiết nào cả.
Tại sao bạn nên tránh giao dịch quá mức?
Theo góc nhìn của Giavang.com, chúng tôi nhận thấy rằng việc Overtrading sẽ khiến cho bạn bị mất nhiều hơn là được. Lý do là bởi về cơ bản thì bạn không hề có bất kỳ một kế hoạch giao dịch cụ thể nào trước đó cả.
- Thứ nhất, việc bạn mở quá nhiều giao dịch rất dễ khiến cho bản thân gặp phải một số khó khăn trong việc phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý. Ngoài ra, điều này còn khiến bạn không thể nào dành hết 100% sự tập trung của mình để ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường.
- Thứ hai, khi bạn giao dịch càng nhiều thì đồng nghĩa với việc rằng chi phí cho việc giao dịch từ đó cũng sẽ bị kéo lên cao do sự chênh lệch spread. Kết quả là xác suất mà bạn dành được chiến thắng là không hề cao.
- Đáng chú ý hơn, đối với những trader nào đã liên tiếp trải qua một chuỗi các giao dịch thất bại thường hay sinh ra tâm lý “nông nỗi”. Khi thị trường bắt đầu bình ổn trở lại, họ sẽ đem đặt cược toàn bộ số tiền mà mình đang có với xu hướng muốn gỡ hòa. Điều này dẫn đến nguy cơ rằng trader đó phải đối mặt với rủi ro cao hơn.
- Cuối cùng, trader sẽ bị lôi kéo bởi trạng thái phấn khích sau khi thị trường tích cực thay vì là lý trí. Và với lòng tham như vậy chắc chắn họ sẽ bị rơi vào “bẫy” của việc Overtrading.
Cách hạn chế Overtrading
Dưới đây là một số giải pháp giúp các trader cải thiện thói quen giao dịch thường ngày của mình để tránh rơi vào tình trạng Overtrading:
- Có một kế hoạch giao dịch cụ thể
Đây là một điều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một trader nào, dù là mới bắt đầu tập tành trading hay những người đã có nhiều kinh nghiệm. Việc xây dựng một kế hoạch giao dịch càng chi tiết và cụ thể sẽ giúp cho các trader có ý thức cũng như kỷ luật hơn về các quyết định của họ.
Một bản kế hoạch được cho là “tốt” khi trong đó có đầy đủ các thông tin chi tiết về các công việc cần phải thực hiện trong 1 ngày là gì. Bằng cách này trader có thể nhận thức được những kỳ vọng thực tế của mình.
Một trong những giải pháp giúp trader khắc phục được sự cố trong các giao dịch của mình đó chính là việc họ tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy tắc mà bản thân đã đề ra trong bản kế hoạch. Chẳng hạn như nó có thể giúp cho trader biết được chính xác đâu là thời điểm để ra-vào lệnh lý tưởng nhất thay vì đặt lệnh một cách bộc phát bằng cảm xúc.
- Không giao dịch cả ngày
Trading Forex khác với một công việc mà bạn phải làm kéo dài trong vòng 8 giờ. Theo đó, các trader sẽ phải thực hiện việc mở các giao dịch mới và đóng lại các giao dịch cũ mọi lúc. Chung quy lại, điều cốt lõi nhất để kiếm được tiền không phải là việc bạn giao dịch nguyên cả 1 ngày mà là việc bạn có nắm bắt đúng thời cơ hay không.
- Giới hạn số lượng giao dịch mỗi ngày
Để có được kết quả giao dịch tốt nhất, lời khuyên tiếp theo là bạn hãy nên xác định một số lượng giao dịch cụ thể muốn mở trong một ngày và tập trung vào chúng. Tùy thuộc vào chiến lược cũng như phong cách giao dịch của mình mà bạn sẽ cân nhắc và từ đó đưa ra một con số giao dịch trong ngày cụ thể. Cho đến khi đạt đến con số giới hạn này, đây là thời điểm bạn nên nghỉ ngơi và chờ đợi các cơ hội vào ngày hôm sau.
- Hãy nghỉ ngơi trong trường hợp bị thua lỗ liên tiếp
Việc bị thua lỗ trong một chuỗi các ngày liên tiếp sẽ khiến cho lý trí cũng như khả năng phán đoán của mỗi trader không còn được sáng suốt nữa và rất dễ dẫn đến tình trạng bị Overtrading. Điển hình nhất là họ sẽ tiếp tục đặt một lệnh mới với hy vọng rằng sẽ gỡ hòa.
Khi rơi vào trường hợp như vậy, tốt nhất là trader nên dành ra một khoảng thời gian để cho bản thân có thể nghỉ ngơi và ổn định tâm lý trở lại. Từ đó, mọi áp lực và muộn phiền từ sự thua lỗ trước đó phần nào sẽ được vơi bớt đi và trader sẽ có một lối suy nghĩ rõ ràng hơn để tiếp tục thực hiện các giao dịch sau này.
- Đặt ra mục tiêu lợi nhuận/thua lỗ trong 1 ngày
Việc đặt ra mục tiêu các mức thua lỗ/chốt lời trong 1 ngày đóng vai trò như là tín hiệu cho trader biết được rằng đã đến lúc bản thân cần phải nên tạm ngưng giao dịch để tránh việc bị giao dịch quá tải. Trường hợp trader đã đạt đến mục tiêu lợi nhuận đặt ra trong ngày, lúc đó hãy nên xem xét dừng giao dịch lại. Tương tự đối với trường hợp khi các khoản thua lỗ đã đến giới hạn bạn đưa ra trước đó, hãy ngừng giao dịch và nghỉ ngơi.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tình trạng Overtrading ở các trader trong quá trình mà họ thực hiện giao dịch. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn đọc những thông tin hữu ích. Đừng quên đón đọc các bài viết khác trên trang website của chúng tôi tại đây nhé!