Trong phân tích kỹ thuật, mô hình Triple Bottom được biết đến là một mô hình giá giúp cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ và hay xuất hiện sau một xu hướng giảm. Vậy cụ thể mô hình Triple Bottom là gì? Giao dịch với mô hình Triple Bottom như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
- 1 Mô hình Triple Bottom là gì?
- 2 Các thành phần cấu tạo nên mô hình Triple Bottom
- 3 Phân loại mô hình Triple Bottom
- 4 Mô hình Triple Bottom được hình thành như thế nào?
- 5 Đặc điểm nhận diện mô hình Triple Bottom trên biểu đồ giá
- 6 Cách giao dịch với mô hình Triple Bottom
- 7 Ví dụ về mô hình Triple Bottom
- 8 Lưu ý khi sử dụng mô hình Triple Bottom
Mô hình Triple Bottom là gì?
Mô hình Triple Bottom (hay còn gọi là mô hình 3 đáy) là một mô hình giá giúp bạn xác định xu hướng đảo chiều của giá. Nó được hình thành bởi ba đáy có hình dạng giống như chữ “V” được nối với nhau, kèm theo hai đỉnh hình chữ “A” và một điểm breakout trên đường kháng cự.
Mô hình Triple Bottom được cho là khá hiếm gặp so với một số loại mô hình khác trên thị trường và có thể mất khá nhiều thời gian hơn để hình thành (thường sẽ từ 3 – 6 tháng).
Xem thêm:
- 5 mô hình giá đảo chiều uy lực nhất hiện nay
- 8 mô hình giá tiếp diễn phổ biến mà các trader phải biết
Các thành phần cấu tạo nên mô hình Triple Bottom
- Xu hướng: Xu hướng giá giảm. Xu hướng này sẽ yếu dần theo thời gian và giá lúc đó sẽ đi ngang (sideway) qua nhiều tháng.
- Ba đáy: 3 phần đáy của mô hình thấp gần bằng nhau và sẽ có những bước ngoặt quan trọng.
- Khối lượng giao dịch: Khi Triple Top Reversal bắt đầu được phát triển, các mức khối lượng giao dịch trên thị trường thường sẽ giảm dần. Đôi lúc khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng sau đó. Tại điểm phá vỡ vùng kháng cự, mô hình này sẽ được tăng cường sức mạnh một cách tuyệt đối.
- Phá vỡ vùng kháng cự: Mô hình 3 đáy sẽ hoàn chỉnh khi xuất hiện sự phá vỡ vùng kháng cự ở phần đáy thứ 3. Điểm giá cao nhất sẽ bị gián đoạn chia thành 2 đỉnh và sẽ hình thành nên 1 đường kháng cự.
- Vùng kháng cự chuyển thành hỗ trợ: Kháng cự sau khi bị phá vỡ sẽ chuyển hóa thành hỗ trợ tiềm năng. Đôi lúc, giá sẽ có những điều chỉnh để kiểm tra lại vùng này.
- Mục tiêu giá: Chính là khoảng cách từ điểm breakout đến điểm thấp nhất của 3 đáy rồi cộng cho mức giá tại điểm phá vỡ. Mô hình Triple Bottom mà phát triển càng dài thì sự bức phá của giá đi lên sau điểm phá vỡ sẽ càng mạnh mẽ.
Phân loại mô hình Triple Bottom
Hiện nay Triple Bottom được chia thành 2 loại chính: Three Rising Valley (Mô hình 2 đáy tăng dần) và Three Falling Valley (Mô hình 3 đáy giảm dần). Mỗi loại mô hình này sẽ mang đặc điểm và ý nghĩa riêng như sau:
Mô hình 3 đáy tăng dần – Three Rising Valley
Three Rising Valley là mô hình giúp cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về việc thị trường có thể tiếp tục xu hướng tăng cao hơn nữa và hay xuất hiện sau một chiều hướng suy giảm. Cấu tạo của mô hình 3 đáy tăng dần sẽ gồm có 3 đáy và chúng xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Đồng thời, phần chiều rộng của các đáy đa phần sẽ xấp xỉ gần bằng nhau.
Mô hình 3 đáy giảm dần – Three Falling Valley
Ngược lại với mô hình Three Rising Valley, mô hình 3 đáy giảm dần sẽ có xu hướng hình thành các đáy hoặc các đỉnh thị trường thấp hơn.
Mô hình Triple Bottom được hình thành như thế nào?
Để có thể đưa ra được những chiến lược giao dịch một cách chính xác nhất, việc hiểu rõ quá trình hình thành của mô hình 3 đáy này là điều cực kỳ quan trọng. Thông qua quá trình hình thành đỉnh và đáy của mô hình, trader từ đó có thể phân tích được mối liên hệ giữa bên mua và bên bán hiện tại đang như thế nào. Cụ thể:
- Tại giai đoạn đầu của mô hình, bên bán đang chiếm ưu thế để đẩy giá xuống. Tiếp theo, bên mua bắt đầu tham gia vào thị trường và tích cực đẩy giá lên nhưng thất bại. Bởi vì bên bán lúc này vẫn cố gắng bán ra, khiến giá tiếp tục giảm dần và hình thành đỉnh thứ nhất.
- Trong những giai đoạn tiếp theo, cuộc chiến giữa bên mua và bên bán vẫn cứ tiếp tục như vậy, tuy nhiên không có bên nào là chiếm ưu thế cả. Cụ thể là Triple Bottom sẽ có 2 đỉnh và 3 đáy với phần chiều cao tương tự nhau.
Đặc điểm nhận diện mô hình Triple Bottom trên biểu đồ giá
Trader có thể nhận biết được mô hình 3 đáy này trên biểu đồ giá thông qua một vài đặc điểm sau đây:
- Mô hình phải được hình thành bởi 3 đáy khác nhau, tương đương nhau và cùng đường neckline.
- Xu hướng trước khi hình thành mô hình phải là xu hướng giảm.
- Khối lượng giao dịch tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển của mô hình 3 đáy. Nghĩa là khi khối lượng giao dịch tăng lên và chạm ngưỡng kháng cự (thậm chí là phá vỡ) thì kháng cự sẽ tăng cường sức mạnh của mô hình 3 đáy.
- Khi vùng kháng cự chuyển đổi thành vùng hỗ trợ tiềm năng.
- Thời gian xuất hiện và hình thành mô hình là dài hạn, thường vài tháng hoặc lâu hơn,…
- Triple Bottom chỉ thực sự “chính xác” khi vùng kháng cự bị phá vỡ ở đáy cuối cùng.
Cách giao dịch với mô hình Triple Bottom
Để đảm bảo giao dịch có lợi nhuận, trader hãy kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi mô hình Triple Bottom này xuất hiện hoàn chỉnh. Sau đó có thể thực hiện giao dịch theo một vài chiến lược sau đây:
Cách 1: Vào lệnh khi giá phá vỡ đường Neckline
- Điểm vào lệnh: tại điểm giá đi cắt xuyên qua đường Neckline.
- Điểm stop loss: đặt ở dưới cùng đáy số 3 và nên để vượt qua bóng nến một chút để tránh bị săn cắt lỗ.
- Điểm take profit: đặt phía trên đường kháng cự một đoạn bằng khoảng cách từ đáy đến đỉnh của mô hình.
Đối với phương thức giao dịch này, trader sẽ không có nhiều thời gian cho việc theo dõi biểu đồ. Do đó, các bạn có thể sử dụng lệnh chờ giới hạn mua (buy limit) để giao dịch.
Cách 2: Vào lệnh sau khi giá quay lại đường Neckline hay đường kháng cự
Trong trường hợp giá phá vỡ đường Neckline, lúc này giá thường được kéo trở lại và đường Neckline cũng sẽ được điều chỉnh lại. Lúc đó, vùng hỗ trợ sẽ được chuyển sang vùng kháng cự. Nếu trader thấy giá có dấu hiệu giảm thì đây chính là thời cơ tốt để vào lệnh. Chi tiết cách đặt lệnh như sau:
- Vào lệnh ngay khi giá quay lại và điều chỉnh lại mức kháng cự.
- Stop loss: từ điểm dưới cùng của đáy 3. Điều này sẽ giúp bạn có thể vượt qua bóng của nến, đồng thời giữ cho khoản lỗ sẽ không bị quét.
- Take profit: đặt trên mức kháng cự của mô hình một khoảng từ đáy đến đỉnh của mô hình.
So với cách 1 thì phương pháp này sẽ giúp cho người tham gia thu về được mức lợi nhuận có phần là nhỉnh hơn. Đổi lại, nếu giá không điều chỉnh tại đường neckline thì bạn sẽ bị bỏ lỡ mất cơ hội vào lệnh. Nói tóm lại, tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như mục tiêu của bản thân, trader nên thử trải nghiệm qua nhiều phương thức giao dịch khác nhau để có thể tự lựa chọn được cho mình đâu là chiến lược có thể mang lại hiệu quả giao dịch cao nhất.
Ví dụ về mô hình Triple Bottom
Sau đây Giavang.com sẽ đưa ra một ví dụ thực tế về sự hình thành của mô hình 3 đáy đối với cặp tiền tệ AUD/JPY để giúp cho trader có thể hình dung rõ hơn về mô hình này.
Quan sát biểu đồ bên trên ta có thể nhận thấy được một điều rằng mô hình 3 đáy rất khó để xác định. Tuy nhiên, đối với những trader đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giao dịch thì mô hình này giúp bạn mang lại một tín hiệu rất rõ ràng.
Khi gặp phải trường hợp như này, trader có thể lựa chọn cách thức giao dịch tương tự như hình minh họa ở trên. Mặt khác, nếu kỹ hơn thì bạn nên vào lệnh ngay khi mô hình phá vỡ đường neckline thứ 2 sau khi giảm trở lại. Tiếp theo là điểm stop loss thì nên đặt gần với điểm thấp nhất của giá pullback.
Lưu ý khi sử dụng mô hình Triple Bottom
Một vài vấn đề sau đây mà trader cần nên xem xét kỹ để có thể lên chiến lược giao dịch với mô hình 3 đáy một cách tốt nhất:
- Trước khi Triple Bottom được hình thành thì xu hướng giá của thị trường đang ở xu hướng giảm.
- Triple Bottom chỉ thực sự được hình thành khi mà giá phá vỡ trên đường kháng cự hình thành tại đáy thứ 3.
- Nếu đáy thứ 2 thấp hơn đáy thứ 3, điều này có nghĩa là xu hướng giá tăng sẽ trên đà tăng.
- Thời gian hình thành mô hình Triple Bottom thường dao động trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Do đó, trader tuyệt đối không được nhầm lẫn nó với mô hình 2 đáy.
- Mô hình nào cũng sẽ có những sai sót nhất định và với Triple Bottom cũng không phải là ngoại lệ. Thế cho nên, trader hãy nên đặt lệnh dừng lỗ mọi lúc để có thể bảo vệ tài khoản giao dịch của mình một cách tốt nhất.
Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến mô hình Triple Bottom. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các trader những kiến thức hữu ích, từ đó áp dụng chúng hiệu quả vào trong quá trình đầu tư Forex của mình. Giavang.com chúc các trader giao dịch thành công!
Tham khảo thêm