Trong Forex, mô hình giá là một công cụ phân tích kỹ thuật vô cùng hữu ích đối với các trader trong việc hỗ trợ họ đưa ra dự đoán về xu hướng biến động của giá cả trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc là vẫn còn đang rất mông lông không biết rõ về mô hình giá là gì thì hãy tham khảo qua bài viết sau đây của Giavang.com nhé!
Mục Lục
Mô hình giá là gì?
Mô hình giá (Price Pattern) trong phân tích kỹ thuật là các hình dạng hoặc cấu trúc đặc biệt được hình thành trên biểu đồ giá của tài sản tài chính như cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa,…thể hiện hành vi của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Các mô hình này sẽ được sử dụng trong việc phân tích và dự đoán xu hướng giá trong tương lai, giúp các nhà đầu tư và nhà giao dịch qua đó có thể xác định được các cơ hội mua bán tiềm năng.
Các mô hình giá phổ biến trong Forex
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mô hình giá khác nhau để phục vụ cho việc phân tích kỹ thuật giao dịch. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng sẽ được phân vào 2 nhóm chính là mô hình giá đảo chiều và mô hình giá tiếp diễn.
Mô hình giá đảo chiều
Mô hình giá đảo chiều hay còn gọi là Hook Reversal. Đây là các mô hình giúp cung cấp tín hiệu cho một sự đảo chiều của xu hướng. Tức là giá của hiện tại có thể đảo chiều từ giảm sang tăng hoặc từ tăng sang giảm. Dưới đây là một số mô hình giá đảo chiều trong Forex mà bạn cần phải biết.
Mô hình vai đầu vai (Head and Shoulders)
Mô hình vai đầu vai là một mô hình giá có thể nói khá là kinh điển trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và ngoại hối, báo hiệu về sự đảo chiều trong tương lai. Cấu tạo của mô hình này gồm có 3 đỉnh: đỉnh ở giữa cao nhất (đầu), hai đỉnh hai bên thấp hơn (vai), đường nối hai đáy của mô hình được gọi là neckline.
Trong mô hình vai đầu vai được phân thành 2 biến thể đó là:
- Vai đầu vai thuận: Hai vai ở trên đường neckline, dùng để báo hiệu giá có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
- Vai đầu vai ngược: Hai vai ở dưới đường neckline, dùng để báo hiệu thị trường có xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng.
Mô hình giá hai đáy – hai đỉnh (Double Top – Double Bottom)
– Mô hình hai đỉnh (Double Top)
Mô hình hai đỉnh là mô hình giá mà hình dáng của chúng trông giống như chữ “M”. Thông thường, mô hình này hay được hình thành trong một xu hướng tăng và báo hiệu cho sự đảo chiều từ tăng sang giảm.
Trong xu hướng tăng, nếu giá thị trường đang đi lên và gặp vùng kháng cự mạnh tuy nhiên không thể thành công vượt qua thì sẽ làm giảm giá. Từ đó hình thành nên 1 đỉnh.
Tiếp đến, giá cũng không thành công trong việc vượt qua được mức hỗ trợ cho nên đã quay ngược đầu tăng và hình thành nên 1 đáy. Quy trình này cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi gặp vùng kháng cự thì giá sẽ quay đầu và lại tạo thành đỉnh thứ 2.
Dấu hiệu cho biết mô hình thứ 2 đã được hình thành là khi tại 1 điểm breakout khỏi vùng hỗ trợ. Khi đó, nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội này để mở vị thế bán.
– Mô hình hai đáy (Double Bottom)
Ngược lại với mô hình Double Top, mô hình hai đáy được hình thành vào cuối xu hướng giảm và báo hiệu cho việc rằng giá sắp sửa đảo chiều từ giảm sang tăng.
Hình dáng của mô hình hai đáy sẽ trông giống như chữ “W”. Tức là giá đang có xu hướng giảm dần xuống đáy thứ nhất sau đó. Tuy nhiên, vì 1 nguyên nhân nào đó mà trước khi tiếp tục xu hướng giảm và hình thành nên đáy thứ 2 thì giá đã được phục hồi cao hơn một chút. Sau khi đáy thứ 2 đã hình thành xong, xu hướng giá lúc này sẽ không giảm nữa mà sẽ tiếp tục tăng.
Mô hình giá ba đỉnh – ba đáy (Triple Top – Triple Bottom)
– Mô hình ba đỉnh (Triple Top)
Cấu tạo của mô hình ba đỉnh bao gồm: 3 đỉnh gần như bằng nhau và 2 đáy xếp cạnh nhau tạo thành một hình ảnh giống như 3 ngọn núi. Nó thường xuất hiện trong xu hướng tăng và báo hiệu về sự đảo chiều từ tăng sang giảm.
Thời gian để hình thành mô hình ba đỉnh thường dao động trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Trước khi đỉnh thứ ba của mô hình này được hình thành hoàn tất, nhiều nhà đầu tư nếu thiếu kiên nhẫn sẽ rất dễ bị nhầm với mô hình 2 đỉnh.
– Mô hình ba đáy (Triple Bottom)
Mô hình ba đáy thường được hình thành ở cuối xu hướng giảm, cho thấy thị trường sắp sửa đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.
Hình dạng của mô hình ba đáy này khá giống với các chữ “V” ghép lại với nhau và 2 đỉnh giống chữ “A”. Cuối cùng là điểm breakout nằm ở phía trên đường kháng cự. Và khi nó breakout ra khỏi đường kháng cự chính là thời điểm lý tưởng nhất để các nhà đầu tư thực hiện lệnh Buy.
Mô hình kim cương (Diamond Top)
Mô hình kim cương được cấu thành nên từ 2 hình tam giác hợp lại và hình dáng của chúng trông khá giống với hình ảnh của một viên kim cương. Nó thường hay xuất hiện trong các xu hướng tăng và báo hiệu sự đảo chiều từ tăng sang giảm.
Trong mô hình Diamond Top, các mức đỉnh và mức đáy sẽ được hình thành nhờ vào hai đường hỗ trợ bên dưới kết hợp với hai đường kháng cự bên trên. Dấu hiệu để nhận biết giá sắp sửa đảo chiều là sau khi giá giảm phá vỡ cạnh bên phải của hình thoi. Đây là thời cơ tốt để các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội và mở vị thế bán để chốt lời.
Mô hình giá tiếp diễn
Mô hình giá tiếp diễn (Continuation Patterns) là tập hợp những mô hình báo hiệu rằng đường giá sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng hiện tại của chúng. So với mô hình giá đảo chiều, các mô hình giá tiếp diễn thông thường sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Dưới đây là tổng hợp các mô hình giá tiếp diễn quan trọng:
Mô hình cái nêm (Wedge)
Mô hình cái nêm được cấu tạo bởi hai đường trendline hội tụ, với cả đỉnh và đáy của giá đều di chuyển thu hẹp dần theo thời gian. Trong mô hình nêm còn được phân thành 2 loại:
- Mô hình nêm tăng: Xuất hiện khi giá tăng, với các đỉnh và đáy cao dần, thường báo hiệu sự đảo chiều giảm hoặc tiếp tục giảm trong xu hướng giảm.
- Mô hình nêm giảm: Xảy ra khi giá giảm, với các đỉnh và đáy thấp dần, thường báo hiệu sự đảo chiều tăng hoặc tiếp tục tăng trong xu hướng tăng.
Lưu ý: Để nhận diện được mô hình nêm đang ở dạng tiếp diễn, các nhà đầu tư chỉ cần nhớ rằng “Nêm đi lên thì giá sẽ phải đi xuống, mà nêm đi xuống thì giá sẽ đi lên”
Mô hình tam giác (Triangle)
Mô hình tam giác là mô hình mà đường nối các đỉnh bên trên và đường nối các đáy bên dưới tụ lại với nhau tại phần mũi, tạo thành hình giống như tam giác. Khi nó xuất hiện sẽ báo hiệu cho sự tạm dừng của xu hướng bởi vì cả phe mua lẫn phe bán lúc bấy giờ không quyết liệt trong việc tranh giành vị thế của mình trên thị trường.
Mô hình tam giác bao gồm 3 loại:
- Tam giác tăng có đáy cao dần, đỉnh cố định.
- Tam giác giảm có đỉnh thấp dần, đáy cố định.
- Tam giác cân có cả đỉnh và đáy thu hẹp dần.
Mô hình chữ nhật (Rectangle)
Mô hình chữ nhật được hình thành khi giá bị kìm hãm giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Đây là giai đoạn mà giữa hai bên phe mua và phe bán sẽ tạm dừng việc đấu đá với nhau trên thị trường, cho thấy sự tích lũy về giá trước khi tiếp tục xu hướng như ban đầu.
Mô hình lá cờ (Flag)
Mô hình lá cờ Flag là mô hình được hình thành sau một giai đoạn giá biến động mạnh mẽ, báo hiệu thị trường đang trong giai đoạn tạm nghỉ để lấy đà và tiếp tục cho xu hướng ban đầu.
Cấu tạo của mô hình lá cờ gồm 2 phần chính:
- Phần cột: Là một đường xu hướng giá biến động mạnh thẳng như cột cờ.
- Phần lá cờ: Tại đây, phần giá sẽ dao động với biên độ nhỏ giữa 2 đường thẳng song song sau khi trải qua một xu hướng biến động mạnh.
Yếu tố giá breakout ra khỏi đường trendline là một điều rất quan trọng để cho mô hình này được hình thành một cách trọn vẹn. Điều này cho thấy xu hướng giá tiếp diễn là giá đã có từ ban đầu và vẫn tiếp tục tăng mạnh mẽ.
Mô hình lá cờ có 2 loại:
- Lá cờ tăng: Hình thành sau một xu hướng tăng mạnh, có hình dạng nghiêng xuống và giá phá vỡ lên trên để tiếp tục xu hướng tăng.
- Lá cờ giảm: Hình thành sau một xu hướng giảm mạnh, có hình dạng nghiêng lên và giá phá vỡ xuống dưới để tiếp tục xu hướng giảm.
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)
Sau một đợt biến động giá mạnh, thị trường lúc này sẽ có xu hướng tích lũy trong một khoảng thời gian ngắn hạn, hình thành nên mô hình cờ đuôi nheo. Điều này cho thấy rằng lực lượng thúc đẩy xu hướng ban đầu vẫn mạnh mẽ và nó sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle)
Mô hình cốc và tay cầm là mô hình hình cần rất nhiều thời gian để hình thành và thường sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng. Vì vậy nó sẽ breakout và tăng rất mạnh sau khi đã tích lũy đủ giá. Hình dạng đặc trưng của mô hình giá này là gồm có một cốc tròn và một tay cầm nhỏ, giúp cung cấp tín hiệu cho thấy thị trường sẽ tiếp tục tăng trong xu hướng tăng hoặc đổi chiều tăng trong xu hướng giảm.
Ưu và nhược điểm của việc phân tích mô hình giá
Ưu điểm của việc phân tích mô hình giá
- Nhìn chung, đa phần các mô hình giá đều có hình dạng rất trực quan cũng như phần tên rất dễ hiểu. Do đó, trader có thể dễ dàng để ghi nhớ và áp dụng chúng.
- Trader sẽ không cảm thấy quá khó trong việc nhận diện các mô hình giá trên biểu đồ giao dịch vì mỗi một mô hình đều có điểm đặc trưng riêng.
- Việc sử dụng mô hình giá giúp cho trader có thể nhận diện được tín hiệu và thực hiện lệnh sớm hơn, tận dụng được cơ hội đầu tư tốt hơn.
Nhược điểm của việc phân tích mô hình giá
- Chỉ khi mô hình giá được hình thành một cách trọn vẹn lúc đó mới có thể đưa ra dự báo về xu hướng giá.
- Về mặt lý thuyết, các mô hình giá có vẻ như rất dễ nhìn. Tuy nhiên, khi quan sát chúng trực tiếp trên biểu đồ thực tế thì không phải lúc nào cũng xuất hiện mô hình chuẩn. Nguyên nhân là do giá thị trường thường rất phức tạp và luôn biến đổi không ngừng.
- Thỉnh thoảng, trader có thể nhận được các tín hiệu nhiễu từ thị trường.
- Thậm chí, trong một vài tình huống các mô hình giá này còn có thể xuất hiện lồng ghép vào nhau. Khi đó, trader chắc chắn sẽ bị bối rối vì không biết nên giao dịch như thế nào cho phù hợp.
Một số lưu ý khi sử dụng mô hình giá
Dưới đây là một số lời khuyên khi giao dịch với mô hình giá mà trader cần nên lưu ý kỹ để đạt được kết quả tốt nhất:
- Khi giao dịch với các mô hình giá đảo chiều, thời điểm lý tưởng nhất để trader bắt đầu vào lệnh mua hoặc bán là khi giá phá qua đường xu hướng (đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy với nhau).
- Còn khi giao dịch với mô hình giá tiếp diễn, trader hãy nên đợi giá break qua khỏi trendline rồi mới vào lệnh.
- Tuyệt đối không nên sốt ruột rồi tự tưởng tượng hoặc vẽ trước mô hình; thay vào đó hãy kiên nhẫn chờ đợi giá phá qua trendline, neckline.
- Kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD, Bollinger Bands,…để đưa ra lựa chọn chuẩn nhất. Quan trọng hơn hết là trong lúc giao dịch trader cần phải chờ đợi các mô hình giá hình thành một cách trọn vẹn nhất và có điểm xác nhận thì mới đặt lệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến các dạng mô hình giá trong phân tích kỹ thuật. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi đã đem đến những kiến thức bổ ích cho các quý độc giả. Giavang.com chúc các trader giao dịch thành công và thu về được nhiều lợi nhuận nhé!