Có 5 loại mô hình giá đảo chiều quan trọng mà trader cần nắm là mô hình vai đầu vai, mô hình hai đáy – hai đỉnh, mô hình ba đỉnh – ba đáy, mô hình hình chữ nhật, mô hình tam giác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về những mô hình giá này thông qua bài viết bên dưới.
Mục Lục
Mô hình giá đảo chiều là gì
Mô hình giá đảo chiều là những mô hình báo hiệu một sự đảo chiều xu hướng. Nghĩa là giá của hiện tại có thể thay đổi từ giảm sang tăng hoặc từ tăng sang giảm. Nếu mô hình đảo chiều được hình thành trong xu hướng tăng, nó gợi ý giá có thể sẽ giảm và ngược lại.
Việc đảo chiều này không xảy ra ngay lập tức mà phải mất một thời gian giằng co giữa bên mua và bên bán. Dưới đây là một số mô hình giá đảo chiều mà bạn cần phải biết.
- Mô hình nến Nhật báo hiệu đảo chiều
- Cách xác định điểm Pivot chuẩn xác
- Ý nghĩa các loại nến Doji đảo chiều
Những mô hình giá đảo chiều phổ biến
Mô hình vai đầu vai
Đây là mô hình đảo chiều thường gặp trong thị trường chứng khoán, forex. Là một mô hình giá báo hiệu sự đảo chiều trong tương lai. Nhà đầu tư có thể dựa vào mô hình này để đưa ra quyết định mua bán dễ dàng hơn.
Mô hình vai đầu vai có một đỉnh gọi là vai phải, một đỉnh cao hơn gọi là điểm đầu. Mô hình kết thúc bởi một đỉnh thấp hơn gọi là vai trái.
Mô hình này có hai loại là:
- Mô hình vai đầu vai thuận dùng để báo hiệu giá có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
- Mô hình vai đầu vai ngược xuất hiện báo hiệu thị trường có xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng
Bạn cần chú ý, khi mô hình vai đầu vai xuất hiện nghĩa là lúc đó giá thị trường sẽ đảo chiều. Tại thời điểm này các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ để đầu tư sinh lời tối đa.
Mô hình giá hai đáy – hai đỉnh (Double Top – Double Bottom)
Mô hình hai đỉnh (Double Top)
Trong một xu hướng tăng, mô hình hai đỉnh xuất hiện và xu hướng đảo chiều thành giảm. Mô hình này có dạng giống chữ M.
Trong xu hướng tăng, khi giá thị trường đi lên gặp vùng kháng cự mạnh mà giá không vượt qua được, giá tạo một nhịp giảm và hình thành nên một đỉnh. Tiếp theo giá không thể vượt qua được đường hỗ trợ quay ngược đầu tăng tạo thành một đáy. Tương tụ khi gặp kháng cự giá sẽ lại quay đầu giảm để tạo đỉnh thứ 2. Sau cùng có một điểm breakout vượt khỏi đường hỗ trợ sẽ báo hiệu mô hình 2 đỉnh hoàn thành và đây sẽ là thời điểm hợp lý để nhà đầu tư thực hiện bán ra.
Mô hình hai đáy (Double Bottom)
Mô hình hai đáy thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và báo hiệu thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình hai đáy có hình dạng giống chữ W. Trong một xu hướng giảm, mô hình hai đáy xuất hiện và xu hướng đảo chiều thành tăng giá.
Mô hình giá ba đỉnh – ba đáy (Triple Top – Triple Bottom)
Mô hình ba đỉnh (Triple Top)
Mô hình thể hiện xu hướng đảo chiều của thị trường. Mô hình này có 3 đáy có hình dạng tương tự như 3 chữ V ghép lại với nhau đi kèm theo đó là 2 đỉnh có dạng chữ A. Cuối cùng của mô hình 3 đáy là một điểm breakout (điểm đột phá) nằm bên trên đường kháng cự.
Trong một xu hướng tăng, mô hình ba đỉnh xuất hiện và xu hướng tăng đảo chiều thành giảm.
Mô hình ba đáy (Triple Bottom)
Bao gồm 3 đáy có hình dạng tương tự như 3 chữ V ghép lại với nhau đi kèm với đó là hai đỉnh có dạng chữ A. Cuối mô hình có điểm breakout ( điểm đột phá) nằm bên trên đường kháng cự.
Trong xu hướng giảm, mô hình ba đáy xuất hiện thì xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng.
Mô hình giá hình chữ nhật (Rectangle)
Mô hình giá hình chữ nhật xuất hiện khi giá bị kìm hãm giữa hai đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau. Ở giai đoạn này, hai phe mua và bán tạm dừng đấu đá lẫn nhau đồng thời thể hiện sự tích lũy về giá trước khi tiếp tục xu hướng ban đầu.
Mô hình tam giác (Triangel)
Có thể thấy, mô hình này được nhiều trader áp dụng giao dịch thành công trong forex vì có độ tin cậy cao. Mô hình tam giác xuất hiện sau xu hướng tăng hoặc giảm , báo hiệu sự dừng lại của xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng hội tụ tại một điểm trước khi phá vỡ mô hình tam giác theo một hướng cụ thể.
Mô hình này được hình thành từ hai đường xu hướng, một trong hai đường này bắt buộc phải dốc xuống hoặc hướng lên, còn đường kia sẽ đi theo hướng ngược lại hoặc đi ngang. hai đường này sẽ hội tụ tại một điểm phía bên phải của mô hình. Đường xu hướng phía trên đi qua các đỉnh, đóng vai trò là một đường kháng cự còn đường phía dưới đi qua các đáy chính là đường hỗ trợ.
Trong thị trường forex, mô hình tam giác này thường xuất hiện trong giai đoạn sideway, nghĩa là khi thị trường đang đi ngang. Sau những đợt tăng giá hoặc giảm giá thì thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh, lúc này biên độ di chuyển của giá ngày càng hẹp dần sẽ là tín hiệu cho thấy mô hình tam giác đang được hình thành.
Kết luận
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về khái niệm mô hình giá đảo chiều, những mô hình giá đảo chiều mà trader thường sử dụng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình giá đảo chiều và có thể cân nhắc khi sử dụng các loại phổ biến của mô hình giá đảo chiều. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình.