Dạo gần đây, những thông tin về sàn IC Markets lừa đảo được lan rộng một cách nhanh chóng, vậy thực hư phía sau câu chuyện này như thế nào? Những lời cảnh báo báo cho các nhà đầu tư mới khi bước vào thị trường giao dịch.
Mục Lục
Thông tin về sàn giao dịch IC Markets
Sàn IC Markets là một trong những nhà môi giới lâu đời, được thành lập từ năm 2007, được cấp giấy phép hoạt động từ các cơ quan tài chính lớn như ASIC, CySEC, FSA. Suốt khoảng thời gian hoạt động IC Markets cũng giành được nhiều sự quan tâm và tin tưởng từ các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Xem thêm sàn giao dịch lừa đảo tại: https://giavang.com/tag/san-giao-dich-lua-dao/
Sàn IC Markets quỵt tiền khách hàng
Có một nhà đầu tư gọi tắt là A đã tham gia vào thị trường giao dịch của sàn IC Markets, sau một thời gian tìm hiểu thì ban đầu anh cảm thấy đây là một sàn uy tín mà anh muốn đầu tư vào. Anh A được biết mà một trong những nhà đầu tư lâu năm, cũng đã có kinh nghiệm trong việc giao dịch.
Phát hiện hệ thống cố ý bị lỗi
Khi anh bắt đầu mở tài khoản tại IC Markets, anh đã đầu tư vào 20.000£ và anh chỉ dùng duy nhất 1 thẻ ngân hàng để giao dịch. Mỗi lần, anh A sẽ nạp vào khoản 5.000£, sau vài tháng sinh lời, anh A thu về lợi nhuận được 80.000£ và bắt đầu rút tiền về (mỗi lần rút khoảng 5.000£). Tổng rút về là 25.000£ và để lại trong sàn với số tiền hơn 50.000£ (hoàn toàn là lợi nhuận vì vốn đã rút về hết).
Không đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư
Cho đến dạo gần đây, anh A phát hiện ra rằng 100% lệnh chốt thủ công đều bị trượt giá khá nhiều. Mặc dù thời điểm chốt ko có biến động gì cả, anh có thể chấp nhận sự trượt giá từ sàn vì tỷ giá thay đổi. Tuy nhiên, 100% các lệnh chốt đều trượt, ở thời điểm ko biến động và tỷ giá flat thì chắc chắn hệ thống của sàn môi giới IC Markets có vấn đề.
Từ tháng 3, 2021, sàn môi giới IC Markets sẽ sử dụng Seychelles Regulator cho tất cả các khách hàng ngoài Úc. Nếu bạn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn sẽ biết Seychelles là một trong những nơi cấp phép cho rất nhiều sàn ở khu vực Châu Á. Thực tế, Seychelles không hề có hành động nào bảo vệ người giao dịch. Đây chỉ là một nơi cấp giấy phép hợp thức hóa hoạt động của các sàn lừa đảo.
Chính vì 2 lý do vừa kể trên, anh A quyết định ko chuyển đổi tài khoản qua Seychelles và làm lệnh rút hết tiền về tài khoản ngân hàng của mình. Sau khi IC Markets đã hoàn đủ 25.000£ thành công, sàn môi giới không cho phép nhà đầu tư rút toàn bộ phần thắng (hơn 50.000£ – tương đương hơn 1 tỷ rưỡi tiền Việt).
Anh A cũng đã gửi email khiếu nại nhiều lần nhưng chỉ nhận được những email trả lời tự động từ sàn IC Markets. Live Chat chẳng bao giờ hoạt động; tuy nhiên, sàn lại quảng bá là hỗ trợ 24/5. Sau một loạt email thì IC Markets gửi mình một thông báo. Nhân viên đại diện cho rằng số tiền phải được chuyển về 3 thẻ ngân hàng khác. Thông tin này không hề được công khai trên mạng. Anh A vẫn chịu khó phản hồi và nhấn mạnh rằng anh vẫn luôn dùng chung 1 thể để nạp rút trong suốt quá trình và không sử dụng 3 loại thẻ ngân hàng nêu trên cả.
Rất may tài khoản của anh a vẫn còn đang đăng ký với ASIC (chưa chuyển qua Seychelles). Anh vẫn có thể yêu cầu ASIC hỗ trợ và điều tra sau khi mình nhận được thông báo chính thức từ IC Markets.
Kết luận
Qua trải nghiệm của anh A, mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn về quy trình nạp rút của sàn IC Markets. Sở hữu giấy chứng nhận của ASIC hoặc FCA cũng là một yếu tố quan trọng, giúp các nhà đầu tư được bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi tranh chấp xảy ra. Vì vậy, trader đừng nên mạo hiểm chuyển sang Seychelle theo yêu cầu của các sàn khác.