Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là một trong những dạng hợp đồng nằm trong khuôn khổ của hợp đồng kỳ hạn (Forward contract). Với hợp đồng kỳ hạn lãi suất, nó giúp bảo vệ 2 chủ thể tham gia vào hợp đồng này có thể phòng ngừa được rủi ro lãi suất khi thị trường biến động mạnh. Vậy hợp đồng kỳ hạn lãi suất là gì? Ưu và nhược điểm của loại hợp đồng này ra sao? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây!
Mục Lục
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là gì?
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (Forward Rate Agreement – FRA) là một dạng hợp đồng kỳ hạn mà trong đó hai chủ thể tham gia đồng ý với mức lãi suất hoặc tiền lãi được ấn định ở hiện tại nhưng áp dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Xem thêm:
- Hợp đồng kỳ hạn là gì? Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn
- Cách định giá hợp đồng kỳ hạn lãi suất, ví dụ minh họa
- Hợp đồng tương lai là gì? Cách đầu tư dễ thắng nhất-ví dụ chi tiết
- Cách định giá hợp đồng tương lai có ví dụ minh họa
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn lãi suất
– Cơ chế vận hành của hợp đồng kỳ hạn lãi suất là giống nhau, áp dụng chung cho mọi loại tiền tệ thanh toán.
– Các bên tham gia hợp đồng: Một bên sẽ là các tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh. Bên còn lại là người sử dụng cuối cùng sẽ thỏa thuận về lãi suất tham chiếu, thời gian hiệu lực cụ thể (bao gồm kỳ hạn của khoản vay danh nghĩa và thời điểm trong tương lai khi khoản vay bắt đầu có hiệu lực) và giá trị danh nghĩa của hợp đồng.
– Nếu lãi suất tăng trên thị trường, điều này sẽ có lợi cho bên giữ vị thế mua của hợp đồng kỳ hạn lãi suất. Lý do là bởi họ đã cam kết với bên bán là sẽ trả mức lãi suất cố định thấp hơn.
– Trái lại, nếu lãi suất trên thị trường giảm, người được hưởng lợi lúc này lại là bên giữ vị thế bán do bên mua đã cam kết trả mức lãi suất thả nổi, được xác định theo lãi suất thị trường tại thời điểm thanh toán.
– Để làm cơ sở xác định nghĩa vụ thanh toán giữa 2 bên tham gia, hợp đồng đã quy định một giá trị vốn danh nghĩa. Tuy nhiên, giá trị vốn danh nghĩa này sẽ không được chuyển giao giữa 2 bên mà họ chỉ có thể dựa trên giá trị này để thanh toán cho nhau khoản tiền lãi.
– Một điều đặc biệt quan trọng cần phải lưu ý đó là: Tuy thời gian đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn lãi suất có thể ngắn hơn thời hạn gắn liền với công cụ gốc của hợp đồng nhưng mức lãi suất được tổ chức kinh doanh hợp đồng kỳ hạn lãi suất niêm yết vẫn phải dựa trên công cụ lãi suất gốc.
– Như đã đề cập ở phần trên, mỗi một hợp đồng kỳ hạn lãi suất sẽ bao gồm 2 khái niệm về kỳ hạn khác nhau. Hai khái niệm đó là: Kỳ hạn (thời gian đáo hạn) của hợp đồng và kỳ hạn của khoản vay danh nghĩa (liên quan đến lãi suất cơ sở).
Ví dụ thực tế về hợp đồng kỳ hạn lãi suất
Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hợp đồng kỳ hạn lãi suất trong việc phòng ngừa các rủi ro về lãi suất, chúng ta hãy cùng xem xét một tình huống sau đây:
Tại thời điểm hiện tại (t₀), ngân hàng cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng có giá trị là P, với thời hạn kéo dài từ t₀ đến t₂ và áp dụng mức lãi suất cố định là r˪.
Cũng tại thời điểm này, ngân hàng chỉ có khả năng huy động vốn với thời hạn từ t₀ đến t₁ (trong đó: t₀ < t₁ < t₂) với mức lãi suất huy động là r󠇣ᴼᴅ.
Theo đó, khi đến thời điểm t₁, ngân hàng sẽ cần huy động thêm một khoản vốn bổ sung trị giá P để duy trì khoản tín dụng đã cấp cho khoảng thời gian từ t₁ đến t₂. Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động tại thời điểm t₁ biến động, ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro về lãi suất. Cụ thể:
- Trong trường hợp lãi suất huy động tại t₁ (kí hiệu là r¹ᴅ) > mức lãi suất r󠇣ᴼᴅ: ngân hàng sẽ gặp thiệt hại do chi phí huy động vốn tăng.
- Ngược lại, nếu lãi suất huy động tại t₁ (kí hiệu là r¹ᴅ) < mức lãi suất r󠇣ᴼᴅ: ngân hàng sẽ có lợi nhuận nhờ chi phí huy động vốn giảm.
Để đảm bảo rằng khoản thu nhập từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của lãi suất tại thời điểm t₁, ngân hàng sẽ ký kết một hợp đồng FRA với đối tác tại thời điểm t₀. Trong hợp đồng FRA sẽ bao gồm những nội dung như sau:
- P là giá trị làm cơ sở để tính lãi suất (đây chỉ là giá trị giả định để tính toán, không phải số tiền thực tế được chuyển giao giữa các bên).
- Thời hạn tính bù trừ lãi suất là từ t₁ đến t₂.
- r󠇣ᴼᴅ là mức lãi suất chuẩn cố định để so sánh (hoặc một mức lãi suất cố định khác được thỏa thuận giữa 2 bên).
- Nếu r¹ᴅ > r󠇣ᴼᴅ tại thời điểm t₁ thì ngân hàng nhận được một khoản tiền bù chênh lệch lãi suất là: Δr+ = P(r¹ᴅ – r󠇣ᴼᴅ)(t₁ – t₂) với (t₁ – t₂) là khoảng thời gian từ t₁ đến t₂.
Lưu ý: Do mức lãi suất thị trường tăng lên r¹ᴅ nên khoản thu từ chênh lệch lãi suất này sẽ được ngân hàng sử dụng để bù đắp cho chi phí huy động vốn. Nhờ có khoản thu này, chi phí huy động vốn bổ sung của ngân hàng sẽ không thay đổi và vẫn giữ nguyên ở mức r󠇣ᴼᴅ.
- Nếu r¹ᴅ < r󠇣ᴼᴅ tại thời điểm t₁, ngân hàng phải chi một khoản tiền bù chênh lệch lãi suất cho đối tác là: Δr- = P(r󠇣ᴼᴅ – r¹ᴅ )(t₁ – t₂).
Mặc dù lãi suất huy động giảm, nhưng vì ngân hàng phải thanh toán khoản chênh lệch này nên chính vì vậy mà chi phí huy động vốn vẫn giữ nguyên ở mức lãi suất r󠇣ᴼᴅ
Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn lãi suất
Ưu điểm của hợp đồng kỳ hạn lãi suất
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất có những ưu điểm nổi bật như sau:
- Phòng ngừa rủi ro lãi suất: FRA cho phép các bên phòng ngừa biến động của lãi suất, đảm bảo tính chắc chắn trong các khoản thanh toán lãi trong tương lai.
- Tính tùy chỉnh: Các bên có thể điều chỉnh FRA theo nhu cầu cụ thể của mình. Chẳng hạn như lựa chọn số tiền danh nghĩa, thời hạn hợp đồng và lãi suất tham chiếu.
- Tính thanh khoản: FRA là công cụ thanh khoản, dễ dàng giao dịch trên thị trường tài chính.
Nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn lãi suất
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, trong hợp đồng kỳ hạn lãi suất cũng có một vài nhược điểm cần nên đặc biệt chú ý đến như sau:
- Rủi ro đối tác: Các bên nên đánh giá mức độ tín nhiệm của bên đối tác trước khi tiến đến bước cuối cùng là ký kết hợp đồng.
- Rủi ro thị trường: Nếu lãi suất biến động ngược lại so với dự đoán, một bên có thể được hưởng lợi trong khi bên kia có thể phải chịu tổn thất nặng nề.
- Chi phí cơ hội: Nếu lãi suất thay đổi đáng kể, một bên có thể bỏ lỡ khoản lãi hoặc lỗ tiềm năng.
Lời kết
Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến hợp đồng kỳ hạn lãi suất mà Giavang.com muốn chia sẻ đến bạn. Bên cạnh đó còn có những thông tin về đặc điểm, ví dụ minh họa thực tế cũng như những mặt ưu và nhược điểm của loại hợp đồng kỳ hạn này mà bạn nên lưu ý để áp dụng hiệu quả trong đầu tư tài chính. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin thật sự cần thiết và bổ ích. Chúc bạn đầu tư thành công!
Xem thêm: