Hợp đồng kỳ hạn hay forward contract là chứng khoán phái sinh, người mua và người bán sẽ mua hay bán cùng một loại tài sản tại một thời điểm đã được ấn định trong tương lai, có mức giá đã thỏa thuận từ ngày ký hợp đồng.
Mục Lục
- 1 Hợp đồng kỳ hạn là gì?
- 2 Các dạng hợp đồng kỳ hạn
- 3 Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn là gì?
- 4 Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn
- 5 Những yếu tố tạo thành hợp đồng kỳ hạn
- 6 Hợp đồng kỳ hạn có ý nghĩa và rủi ro gì?
- 7 Giá trị hợp đồng kỳ hạn
- 8 Giao dịch hợp đồng kỳ hạn
- 9 Hợp đồng kỳ hạn và tương lai có những khác biệt gì?
- 10 Hợp đồng kỳ hạn hủy ngang là gì?
- 11 Kết luận
Hợp đồng kỳ hạn là gì?
Hợp đồng kỳ hạn (hay forward contract) là bên mua và bên bán sẽ mua/bán cùng một loại tài sản tại một thời điểm đã được ấn định trong tương lai, và mức giá đã được thỏa thuận từ ngày ký hợp đồng.
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giao sau khác hoàn toàn hợp đồng giao ngay – tài sản được chuyển giao sau 2 ngày ký kết (T+2).
Thời gian chuyển giao hợp đồng kỳ hạn thường dài hơn, mức chênh lệch giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao ngay được gọi là khoản thặng dư, khi giá kỳ hạn cao hơn hay khoản chiết khấu khi giá kỳ hạn thấp hơn.
Hợp đồng kỳ hạn thường được đầu tư đầu cơ nhằm mục đích bảo vệ tài sản khỏi những tác động rủi ro về giá hoặc thay đổi lãi suất trong tương lai.
Các dạng hợp đồng kỳ hạn
Hiện nay trên thị trường có những hợp đồng kỳ hạn sau:
- Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu: Hợp đồng có tài sản chính là cổ phiếu.
- Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: Hợp đồng có tài sản chính là trái phiếu.
- Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa: Hợp đồng có tài sản chính là gạo, lúa, cà phê, dầu thô,…
- Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn: Hợp đồng cam kết mua hay bán một lượng tiền tệ theo tỷ giá đã xác định, tại một thời điểm đã được đặt ra ở tương lai.
- Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Hợp đồng bên mua và bên bán đồng ý mức lãi suất sẽ trả vào một ngày thanh toán đã thiết lập trong tương lai.
- Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch: Hợp đồng được thực hiện dựa trên thỏa thuận giao dịch bằng tiền mặt không thông qua tài sản gốc.
Trên thị trường Việt Nam hợp đồng kỳ hạn tiền tệ được sử dụng khá rộng rãi, các ngân hàng thương mại hay các tổ chức đầu tư tài chính, thậm chí là các công ty xuất nhập khẩu là các đối tượng tham gia với mục đích đề phòng rủi ro về giá cả.
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn là gì?
Hợp đồng thời hạn chỉ được thỏa thuận giữa hai bên và không liên quan đến bất kỳ tổ chức trung gian nào. Tại thời điểm ký kết, không có trao đổi tài sản cơ bản hoặc thanh toán tiền, và các hoạt động này chỉ diễn ra tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Vào ngày thanh toán, cả hai bên có nghĩa vụ mua hoặc bán ngay cả khi giá thị trường của tài sản cơ bản khác với giá kỳ hạn và phải thực hiện hợp đồng theo giá quy định.
Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn
Ví dụ: anh A muốn mua nhà trong vòng một năm tới, chị B lại có nhu cầu bán một ngôi nhà cùng thời điểm mà anh A muốn mua. Chị B thoả thuận bán ngôi nhà của mình cho anh A vào năm sau với giá là 104,000 USD, hợp đồng này là một hợp đồng kỳ hạn. Vì anh A là người mua nên muốn giá sẽ tăng trong tương lai, còn chị B lại muốn giá giảm. Vào thời điểm cuối năm, giả sử như giá thị trường của ngôi nhà đó là 110,000 USD, trong khi chị B đã cam kết bán cho anh A với giá 104,000 USD. Như vậy, anh A lãi 6000 USD, còn chị B lỗ 600 USD. (vì anh A có thể bán với giá 110,000 USD trong khi chỉ mua với giá 104,000 USD).
Giả sử: ngôi nhà của chị B có giá bán hiện tại là 100,000 USD thì chị có thể bán ngày và đem gửi ngân hàng để được hưởng 4% lãi suất/năm. Và sau 1 năm thì chị sẽ nhận được 104,000 USD mà không phải lo lắng về rủi ro. Trong khi đó, nếu anh A muốn mua ngôi nhà ngay thì anh ta sẽ vay ngân hàng 100,000 USD và trả lãi 4%/năm. Còn nếu anh A ký hợp đồng mua kỳ hạn thì không phải trả lãi, nên anh ta chọn bỏ ra 104,000 USD để mua nhà trong vòng 1 năm nữa. Vì thế mà giá kỳ hạn hai bên thống nhất là 104,000 USD.
Những yếu tố tạo thành hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn được hình thành từ 4 yếu tố chính đó là: tài sản cơ bản, các bên tham gia hợp đồng, thời gian quy định trong tương lai và giá tương lai xác định khoản thanh toán.
Các tài sản cơ bản để mua và bán
● Tài sản thực: Đậu nành, ngô, cà phê, lúa mì,…
● Tài sản tài chính: Trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ,…
Các bên tham gia hợp đồng
● Người mua (Vị thế dài): Một thực thể đã đồng ý mua một tài sản cụ thể với mức giá đã thỏa thuận tại một thời điểm ấn định trong tương lai.
● Vị thế bán (Vị thế ngắn): Một thực thể đã đồng ý bán một tài sản cụ thể với mức giá đã thỏa thuận tại một thời điểm ấn định trong tương lai.
Thời gian cố định trong tương lai: Một khoảng thời gian quyết định để giải quyết hợp đồng.
Giá kỳ hạn hoặc thanh toán: Là mức giá sẽ trả trong tương lai cho tài sản cơ sở, được xác định tại thời điểm hiện tại dựa trên giá giao ngay và lãi suất thị trường.
Hợp đồng kỳ hạn có ý nghĩa và rủi ro gì?
Ý nghĩa của hợp đồng kỳ hạn
Thực tế hợp đồng này có nghĩa là để phòng ngừa rủi ro chống lại những biến động bất ngờ về giá hàng hóa, lãi suất hoặc tài sản tài chính. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng có thời hạn để sửa chữa chi phí. Đối với các ngân hàng thương mại, công ty xuất nhập khẩu và các tổ chức đầu tư tài chính, loại hợp đồng này là một công cụ tốt để tránh rủi ro tỷ giá hối đoái.
Rủi ro của hợp đồng kỳ hạn
- Rủi ro thanh khoản: Tại thị trường Việt Nam, hợp đồng kỳ hạn không phổ biến bằng hợp đồng tương lai. Vì vậy, tính thanh toán của hợp đồng kỳ hạn khá thấp.
- Rủi ro thanh toán: Giuã hai bên mua, ban không có bất kỳ một khoản tiền ký quỹ nào. Và cũng không có trung gian thứ 3 thực thi nhiệm vụ thanh toán bù trừ, do vậy lời lỗ của hợp đồng có kỳ hạn sẽ bị chậm hoặc không được thanh toán khi đến thời gian đáo hạn.
Giá trị hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một bên đồng ý mua, bên còn lại đồng ý bán với một mức giá được thống nhất trước nhưng chưa thanh toán tại thời điểm ký kết. Và mức giá đó sẽ không thay đổi dù thị trường sau đó có biến động. Hai bên sẽ không mất phí phát sinh nên giá trị khi nhận được là lãi hoặc lỗ khi chuyển giao.
Và đến thời gian đáo hạn hợp đồng người mua sẽ phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết mua tài sản cơ sở có giá trị trên thị trường [ký hiệu là: S(t)]. Giá kỳ hạn được thỏa thuận trước [ký hiệu là K]
Lưu ý:
- K là giá kỳ hạn được ký kết trước hợp đồng.
- S(t) là giá giao ngay tài sản ở thời điểm khi kết thúc hợp đồng.
Từ đó,
- Giá trị nhận được trong hợp đồng của bên mua cho một đơn vị tài sản là: S(t) – K.
- Giá trị nhận được trong hợp đồng của bên bán cho một đơn vị tài sản là: K – S(t).
Nếu S(t) > K: Người mua có lãi và người bán bị lỗ.
Nếu S(t) > K: Người bán có lãi và người mua bị lỗ.
Giao dịch hợp đồng kỳ hạn
Ví dụ:
Ngày 1/02/2022, chị A ký hợp đồng kỳ hạn mua của anh B 1 tấn cà phê với kỳ hạn 3 tháng (tức là vào ngày 1/05/2022) với giá 9.000đ/kg. Trong hợp đồng kỳ hạn thì anh B là người bán và chị A là người mua. 3 tháng sau anh B phải bán cho chị A 1 tấn cà phê với giá 9.000đ/kg và chị A phải mua 1 tấn cà phê của B với giá 9.000đ/kg, dù cho giá cà phê trên thị trường có biến động như nào thì chị A và anh B vẫn phải mua bán với giá đã cam kết.
>> Hợp đồng kỳ hạn có thể giao dịch dựa trên cơ sở giao dịch các tài sản cơ sở như hàng hóa, chứng khoán, ngoại tệ.
Hợp đồng kỳ hạn và tương lai có những khác biệt gì?
Tiêu chí so sánh | Hợp đồng kỳ hạn | Hợp đồng tương lai |
Khái niệm | Là bên mua và bên bán sẽ mua/bán cùng một loại tài sản tại một thời điểm đã được ấn định trong tương lai, và mức giá đã được thỏa thuận từ ngày ký hợp đồng. | Là hợp đồng giữa bên bán và bên mua được chuẩn hóa khi giao dịch một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước. |
Tiêu chuẩn hóa hợp đồng | – Không phải chuẩn hóa điều khoản, giá trị, hay khối lượng của tài sản cơ sở. – TSCS của hợp đồng kỳ hạn có thể là bất kỳ loại tài sản nào. | – Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh. – Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,.. |
Được giao dịch, niêm yết | – Giao dịch trên thị trường OTC – Không được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung | Được niêm yết trên thị trường tập trung. |
Thời điểm thanh toán hợp đồng | Hai bên sẽ thanh toán hợp đồng vào thời điểm giao hàng. | Thanh toán lỗ lãi hàng ngày. |
Rủi ro | Rủi ro cao hơn HĐTL do tính thanh khoản thấp hơn. | Tính thanh khoản cao để các đối tác tham gia vào HĐTL thực hiện các nghĩa vụ của họ hiệu quả hơn. |
Tài sản thế chấp | Thế chấp bất kỳ loại tài sản nào. | Tài sản sẽ được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,.. |
Tính thanh khoản hợp đồng | Thanh khoản thấp hơn HĐTL | Tính thanh khoản cao hơn so với HĐKH |
Đóng vị thế | Đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế ngược đối với HĐKH tương tự. | – Dễ dàng đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với HĐTL tượng tự. Giúp nhà đầu tư linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn. |
Bù trừ và ký quỹ | Không cần thực hiện ký quỹ. | – Các bên tham gia sẽ phải thực hiện ký quỹ để đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc. – HĐTL được thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ khi cần bổ sung. |
Hợp đồng kỳ hạn hủy ngang là gì?
Hợp đồng kỳ hạn là một loại chứng khoán/hợp đồng phái sinh, do tại thời điểm ký kết hợp đồng không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền (thanh toán trong tương lai), và cũng không có sự tham gia của tổ chức trung gian, nên thời hạn, quy mô và thời gian giao dịch của hợp đồng kỳ hạn rất linh hoạt. Và trong trường hợp một bên tham gia hợp đồng không có đủ khả năng thực hiện hợp đồng thì có thể hủy ngang.
Ví dụ: Giá tài sản cơ sở trên thị trường giảm mạnh và gây ra tổn thất lớn thì bên mua có thể từ chối không mua theo cam kết trong hợp đồng.
Kết luận
Bài viết của giavang.com chia sẻ những thông tin liên qua đến hợp đồng kỳ hạn, cùng như chỉ ra sự khác biệt giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn giao dịch tốt hơn. Chúc bạn thành công trên thị trường tài chính.
Bài viết liên quan:
Lợi ích của hợp đồng tương lai