Giá hợp đồng kỳ hạn là gì? Công thức dùng để xác định giá hợp đồng kỳ hạn được biểu diễn như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, giavang.com sẽ đem đến cho bạn những thông tin tiết về giá hợp đồng kỳ hạn.
Mục Lục
Giá hợp đồng kỳ hạn là gì?
Định nghĩa giá hợp đồng kỳ hạn
Giá hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract Price) là mức giá được thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm xác định trong tương lai theo như điều khoản của hợp đồng kỳ hạn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá hợp đồng kỳ hạn
Giá hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract Price) chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế, tài chính và đặc thù của tài sản cơ sở. Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá hợp đồng kỳ hạn:
- Giá trị hiện tại của tài sản cơ sở (Spot Price): là yếu tố nền tảng để xác định giá hợp đồng kỳ hạn. Ví dụ: nếu giá trị hiện tại của một loại hàng hóa là 100 USD thì giá hợp đồng kỳ hạn sẽ dựa vào mức giá này.
- Thời gian đến ngày đáo hạn: Thời gian càng dài, giá kỳ hạn càng bị ảnh hưởng bởi lãi suất hoặc các chi phí phát sinh.
- Chi phí lưu trữ hoặc vận hành tài sản: Với hàng hóa, chi phí lưu kho hoặc bảo quản sẽ làm tăng giá hợp đồng kỳ hạn.
- Lợi ích kỳ vọng từ tài sản: Ví dụ, cổ tức từ cổ phiếu hoặc lợi nhuận từ tài sản sẽ làm giảm giá hợp đồng kỳ hạn.
Vai trò của giá hợp đồng kỳ hạn trong thị trường tài chính
- Phòng ngừa rủi ro
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng để giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ.
- Nhà sản xuất bảo hiểm giá mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm
- Công cụ đầu cơ: Nhà đầu tư sử dụng hợp đồng kỳ hạn để kiếm lợi từ sự chênh lệch giá kỳ hạn và giá thực tế.
- Định giá tài sản tài chính: Dùng để xác định giá trị hiện tại của các công cụ phái sinh dựa trên tài sản cơ sở.
Xem thêm:
- Hợp đồng kỳ hạn là gì? Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là gì? Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn lãi suất
- Cách định giá hợp đồng kỳ hạn lãi suất, ví dụ minh họa
Công thức tính giá hợp đồng kỳ hạn
Khi tài sản cơ sở trong hợp đồng kỳ hạn không trả bất kỳ một khoản cổ tức nào, lúc này giá hợp đồng kỳ hạn sẽ được tính bằng công thức như sau:
F = S * e(r*t)
Trong đó:
- F là giá kỳ hạn của hợp đồng
- S là giá giao ngay hiện tại của tài sản cơ sở
- e là hằng số xấp xỉ bằng 2.7183
- R là lãi suất phi rủi ro áp dụng cho vòng đời của hợp đồng kỳ hạn
- T là ngày chuyển giao tài sản tính theo năm
Ví dụ về giá hợp đồng kỳ hạn
Công ty chứng khoán A hiện đang giao dịch ở mức 100 USD/cổ phiếu. Một nhà đầu tư B muốn ký một hợp đồng kỳ hạn sẽ hết hạn sau 1 năm. Mức lãi suất phi rủi ro hằng năm hiện tại là 6%. Áp dụng công thức trên, ta xác định được giá hợp đồng kỳ hạn như sau:
F = 100$ × e(0,06 × 1) = 106,18$.
– Trường hợp có chi phí tồn đọng, công thức trên được biến đổi như sau:
F = S × e(r + q) × t với q là chi phí tồn đọng.
– Trường hợp nếu trong suốt thời hạn hợp đồng mà tài sản cơ sở có trả cổ tức, lúc này công thức để tính giá hợp đồng kỳ hạn được xác định như sau:
F = (S − D) × e(r × t)
Trong đó: Tổng giá trị hiện tại của mỗi cổ tức được ký hiệu là D và được tính bằng cách chiết khấu các cổ tức đã được trả về năm hiện tại.
Sử dụng lại ví dụ ở phần trên, giả sử rằng công ty chứng khoán A trả cổ tức 3 tháng 1 lần với mức giá là 0.5 USD. Trước tiên, chúng ta cần phải xác định được giá trị hiện tại của mỗi cổ tức và sau đó sẽ tính tổng của các khoản vay cổ tức. Kết quả ta có được là 1.927 USD.
Lấy giá trị vừa tính được bên trên đưa vào công thức tính giá trị hợp đồng kỳ hạn được điều chỉnh cổ tức ta được:
F = (100$ − 1.927$) * e(0.06×1) = 104.14$.
Phân biệt giá hợp đồng kỳ hạn và giá giao ngay
Tiêu chí | Giá hợp đồng kỳ hạn | Giá giao ngay (Spot Price) |
Thời điểm thanh toán | Trong tương lai, khi hợp đồng đáo hạn. | Tại thời điểm hiện tại. |
Tính linh hoạt | Không linh hoạt, cố định theo thỏa thuận. | Phụ thuộc vào thị trường ngay lập tức. |
Phòng ngừa rủi ro | Giảm thiểu rủi ro biến động giá. | Không áp dụng. |
Lời kết
Như vậy, trong bài viết trên Giavang.com đã chia sẻ đến bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến giá hợp đồng kỳ hạn cũng như công thức tính chúng như thế nào. Mong rằng, với những thông tin trong bài viết đã có thể mang đến cho quý bạn đọc những kiến thức bổ ích. Đừng quên theo dõi trang website của chúng tôi thường xuyên để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính bổ ích khác nhé.
Xem thêm: