Đường trung bình động MA là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư nhận biết thời điểm hoàn hảo để vào lệnh, chốt lời hoặc cắt lỗ chính xác nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và vận dụng đúng đường trung bình MA. Bài viết dưới đây của Giavang.com sẽ cung cấp toàn bộ kiến thức về đường MA.
Mục Lục
- 1 Đường trung bình động MA – Moving Average là gì?
- 2 Một số cột mốc phổ biến của đường MA
- 3 Các đường MA thường dùng
- 4 Công thức tính đường trung bình động MA
- 5 Cách cài đặt đường trung bình động MA trên MT4
- 6 Sử dụng đường Moving Average có hiệu quả
- 7 Sử dụng đường MA kết hợp với các chỉ báo khác
- 8 Kết luận
Đường trung bình động MA – Moving Average là gì?
Đường trung bình động MA, viết tắt của Moving Average. Có thể hiểu một cách đơn giản MA là đường trung bình của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Đường trung bình động MA là một trong những chỉ số kỹ thuật phổ biến nhất trong thị trường tài chính cũng như thế giới ngoại hối. Từ đường MA, các nhà đầu tư có thể biết liệu giá đang theo xu hướng tăng, giảm hay đi ngang. Là cơ sở để đưa ra quyết định hợp lý hơn để vào lệnh hay đóng lệnh giao dịch.
Một số cột mốc phổ biến của đường MA
Các ngưỡng MA khá đa dạng, trong giao dịch, bạn sẽ gặp nhiều giá trị MA như MẠ – MA20 – MA50, mỗi giá trị ứng với các thời gian trung bình khác nhau.
Đường MA5 là gì?
MA5 là giá trị đóng cửa trung bình của 5 phiên gần nhất (trong 1 tuần).
Đường MA10 là gì?
Là đường trung bình thể hiện giao động trong thời gian 2 tuần tương ứng với 10 ngày giao dịch.
Đường MA20 là gì?
Đường MA20 là đường trung bình động lấy mốc thời gian ngắn hạn trong 20 phiên giao dịch. Đường MA20 được xác định bằng cách thống kê và tính giá trị trung bình của giá đóng cửa 20 khung thời gian giao dịch.
Đường MA50 là gì?
Số 50 là giá trị 50 cây nến trở về trước ứng với thời gian thống kê là 50 ngày giao dịch. MA50 là đường trung bình dài hạn.
Các đường MA thường dùng
Đường trung bình động MA là công cụ phân tích kỹ thuật được nhiều người ứng dụng và mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất trong ngoại hối, MA hỗ trợ nhà giao dịch xác định thời gian vào, đóng lệnh, chốt lời và cắt lỗ. Đường trung bình động MA được chia thành 3 loại:
Đường SMA – Simple Moving Average
SMA viết tắt của Simple Moving Average, đây là hình thức đơn giản nhất của đường trung bình động. SMA thể hiện mức giá đóng cửa trung bình trong một khoảng thời gian nhất định.
Lợi thế và hạn chế của SMA:
Lợi thế của đường trung bình SMA hoạt động tốt với biểu đồ giá trong một thời gian dài và cho kết quả cực kỳ chính xác.
Hạn chế của SMA có tốc độ cập nhật khá chậm về những kết quả mới, kéo dài thời gian mua/bán.
Các đường SMA phổ biến gồm:
SMA xu hướng ngắn hạn: SMA 20, SMA 14, SMA 10.
SMA xu hướng trung hạn: SMA 50
SMA xu hướng dài hạn: SMA 100, SMA 200.
Đường EMA – Exponential Moving Average
Đường EMA viết tắt của Exponential Moving Average, là đường trung bình động theo cấp số nhân. Loại tín hiệu này thường chỉ xuất hiện khi có biến động giá ngắn hạn và chỉ được tính toán trong một khoảng thời gian gần nhất.
Lợi thế và hạn chế của EMA:
Lợi thế của EMA là nó cho thấy những dấu hiệu bất thường của biến động ngắn hạn. Qua đó giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh với biến động giá ngắn hạn.
Hạn chế của EMA là nó hiển thị quá nhanh, vì vậy lỗi do tín hiệu sai là không thể tránh khỏi.
Xem thêm: Cách giao dịch EMA hiệu quả
Các loại đường EMA phổ biến:
EMA xu hướng ngắn hạn: EMA13, EMA 8, EMA 5,…
EMA xu hướng trung hạn: EMA21, EMA25, EMA75,…
EMA xu hướng dài hạn: EMA 100, EMA 200
Đường WMA – Weighted Moving Average
WMA viết tắt của Weighted Moving Average hay trung bình động có trọng số. Đây là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để xác định tín hiệu trong thời gian gần và không bị xáo trộn bởi dữ liệu trong quá khứ. Do đó, WMA có thể khắc phục những nhược điểm của EMA và SMA.
Đường WMA là gì? Cách sử dụng đường trung bình trượt có trọng số
Lợi thế và hạn chế của WMA:
Lợi thế của WMA: Có thể hiển thị biến động giá trong khoảng thời gian gần nhất.
Hạn chế của WMA khá hoàn hảo, hầu như không có nhược điểm.
Công thức tính đường trung bình động MA
Tương ứng với từng loại đường trung bình động MA sẽ có những công thức khác nhau:
Công thức tính SMA:
SMA = (G1 + G2 +….+Gn)/n
Chú thích:
G1, G2… Gn: là giá trong khoảng thời gian n
n: là khoảng thời gian
Công thức tính đường EMA:
EMA(n) = Gt x k + EMA (t-1) (1 – k)
Chú thích:
GT là giá đóng cửa hiện tại của nến
n là số chu kỳ
Công thức tính k= 2/( n+1)
EMA(t-1) là EMA trong phiên trước đó.
Công thức tính đường WMA:
WMA = [(G1 x n + G2 x (n-1) +…+Gn)/ {(n x (n+1)}/2}]
Chú thích:
G1, G2,…,Gn: là giá trong thời gian n
n: là khoảng thời gian.
Cách cài đặt đường trung bình động MA trên MT4
Một trong những phần mềm giao dịch Forex phổ biến nhất hiện nay là MT4. Nếu nhà đầu tư chưa cài đặt, có thể tham khảo cách cài đặt nhanh TẠI ĐÂY.
Muốn cài đặt đường trung bình động MA vào MT4, nhà đầu tư thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Trên thanh menu của phần mềm MT4 chọn Insert > Indicators > Trend > Moving Average.
- Bước 2: Khi này hệ thống sẽ hiển thị bảng như sau:
- Bước 3: Tại mục Method bạn có thể chọn một trong các loại đường SMA (Simple), EMA (Exponential), SMMA (Smoothed), WMA (Linear Weighted), chọn chu kỳ tại Period. Không những thế, nhà đầu tư cũng có thể điều chỉnh màu, nét thanh, nét đậm tùy ý tại mục Style. Sau đó nhấn OK để hoàn thành cài đặt.
Sử dụng đường Moving Average có hiệu quả
Để ứng dụng đường trung bình động MA hiệu quả, chúng ta có thể áp dụng các cách sau:
Sử dụng tín hiệu giao nhau
Bằng cách này, chúng ta sẽ sử dụng đường 10 SMA và 20 SMA. Cụ thể:
- Nếu bạn thấy SMA 10 vượt qua SMA20 từ bên dưới, đó là một tín hiệu đảo chiều tăng và đây là cơ hội tốt để đặt lệnh mua. Trong trường hợp SMA 10 cắt SMA20 từ trên xuống, nhà đầu tư cần đóng lệnh ngay.
- Nếu bạn thấy SMA 10 vượt qua SMA20 từ trên xuống, đó là một tín hiệu đảo chiều giảm và bạn nên vào lệnh bán. Nếu bạn thấy rằng SMA 10 cắt giảm SMA20 từ bên dưới, bạn phải đóng lệnh.
Sử dụng MA trong vai trò là hỗ trợ và kháng cự
Khi quan sát, bạn có thể thấy rằng giá khi chạm vào MA sẽ bật trở lại, vì vậy chúng hoạt động tương tự một đường hỗ trợ và kháng cự. Nhưng, không phải bất cứ lúc nào giá gặp MA, sẽ bật trở lại, trong một số tình huống nó sẽ vượt qua một chút trước khi quay trở lại.
Từ tín hiệu này, nhà giao dịch biết thêm một quy tắc chỉ mua và bán khi giá rơi vào giữa 2 đường trung bình động. Nhà đầu tư nên sử dụng nhiều đường trung bình động MA khác nhau để đưa ra quyết định chính xác.
Sử dụng dải cầu vồng
Với chiến lược này, nhà đầu tư sẽ sử dụng các EMA khác nhau. Điểm vào lệnh sẽ gồm:
- Nếu nhà đầu tư quan sát thấy tất cả các dòng MA đảo ngược và sắp xếp theo một số thứ tự, điểm vào thích hợp nhất là nơi tất cả chúng đảo chiều.
- Vào lệnh tại điểm hỗ trợ của các đường trung bình động MA.
Sử dụng đường MA kết hợp với các chỉ báo khác
Đường Moving Average kết hợp với Bollinger Band
Chiến lược giao dịch này sử dụng tín hiệu giao nhau giữa các đường Moving Average có sự khác biệt về chu kỳ. Trong lúc này, Bollinger Band lên xuống quanh đường trung bình động 20 ngày MA(20) và đường trung bình động 200 ngày MA(200) đại diện cho xu hướng dài hạn của giá.
Tại thời điểm này:
Dải Bollinger vượt trên đường MA(200), xuất hiện xu hướng tăng giá, bạn có thể xem xét nhập lệnh mua.
Dải Bollinger giảm hoàn toàn xuống dưới đường MA(200), xuất hiện xu hướng giảm giá, lúc này bạn có thể xem xét nhập lệnh bán để cắt lỗ kịp thời.
Đường Moving Average kết hợp với dãy số Fibonacci
Dãy số Fibonacci được sử dụng để tìm điểm vào lệnh khi thị trường điều chỉnh, còn đường MA giúp xác định xu hướng của giá. Vì thế, bạn có thể thể dựa vào điểm này kết hợp dãy số Fibonacci và đường MA để giao dịch hiệu quả hơn. Cách giao dịch cụ thể như sau:
Bước 1: Dùng công cụ dãy số Fibonacci để vào lệnh tại các mốc điều chỉnh chính là 38.2; 50 và 61.8
Bước 2: Chờ xu hướng hình thành rõ ràng khi đường SMA(10) cắt đường SMA(20)
Đường Moving Average kết hợp với chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI là chỉ báo đo động lượng, khi RSI cho thấy mức quá mua, có nghĩa là thị trường đang có xu hướng tăng. Ngược lại, RSI thể hiện mức quá bán thì thị trường đang có xu hướng giảm. Vậy cụ thể, chúng ta sẽ sử dụng cách kết hợp RSI và đường MA như thế nào?
Cụ thể, cách này sử dụng đường SMA(30) và đường SMA(100) kết hợp với bộ lọc tín hiệu là chỉ báo RSI.
Đối với lệnh Buy:
- Vào lệnh khi SMA(30) cắt lên SMA(100) và chỉ báo RSI trên 50
- Thoát lệnh khi SMA(30) cắt xuống đường SMA(100) hoặc khi RSI dưới 30
Đối với lệnh SELL:
- Vào lệnh khi SMA(30) cắt xuống SMA(100) và chỉ báo RSI dưới 50
- Thoát lệnh khi SMA(30) cắt lên SMA(100) hoặc khi RSI trên 70
Kết luận
Bài viết cung cấp đầy đủ thông tin về đường trung bình động MA cũng như cách ứng dụng chỉ báo này để mang lại hiệu quả cao. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ về đường MA và áp dụng vào giao dịch chính xác. Chúc các bạn thành công.