Chỉ báo MACD là một trong những chỉ báo thường được sử dụng nhất để phát hiện những thay đổi của xu hướng. Bài viết dưới đây, giavang.com chia sẻ cách sử dụng các chiến thuật MACD nâng cao tăng tỷ lệ thắng mà trader không nên bỏ qua.
Mục Lục
Tìm hiểu về đường trung bình động hội tụ phân kỳ MACD
Chỉ báo MACD được cấu thành từ 3 đường EMA(12), EMA(26) và EMA(9). Trader có thể tham khảo chi tiết về đường SMA và EMA tại đây.
Cách sử dụng MACD hiệu quả khi phối hợp các tín hiệu sau
MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả
Đường trung bình động MA là gì? Cách sử dụng Moving Average hiệu quả
EMA là gì? Hướng dẫn giao dịch EMA trong forex
MACD gồm 2 đường, đường đầu tiên là lấy EMA(12) trừ EMA(26). Phần hiệu số của phép tính trên được gọi là đường MACD. Đường còn lại EMA(9) được gọi là Đường Tín hiệu (signal).
Ngoài ra, chỉ báo MACD còn có đường biểu đồ. Đường biểu đồ thể hiện sự khác biệt của đường MACD và đường tín hiệu. Bất cứ khi nào đường MACD nằm trên Đường Tín hiệu, Đường Biểu đồ sẽ dương (trên Đường 0). Trong trường hợp ngược lại, Đường Biểu đồ sẽ âm (dưới Đường 0).
Hội tụ là gì? Phân kỳ là gì?
Hội tụ là khi đường MACD nằm gần sát với đường tín hiệu. Phân kỳ là khi đường MACD nằm xa so với đường tín hiệu.
Các chiến lược với chỉ báo MACD
Sau đây là một vài chiến lược giao dịch ứng dụng chỉ báo MACD:
- Giao Cắt Với Đường Tín Hiệu
- Giao Cắt Với Đường 0
- Sự Phân Kỳ
- Các Chiến Lược Với Đường Biểu Đồ (Phân Kỳ Chóp Và Phân Kỳ Nghiêng).
Giao cắt với đường tín hiệu
Chiến lược này được sử dụng nhiều nhất của đường MACD. Hai giao cắt của đường tín hiệu có thể kể đến là giao cắt tăng và giao cắt giảm. Hai loại giao cắt có tác dụng dùng để nhận biết sự biến động của xu hướng. Cụ thể là:
- Giao cắt tăng xuất hiện khi đường MACD vượt lên trên đường tín hiệu.
- Giao cắt giảm xuất hiện khi đường MACD cắt bên dưới đường tín hiệu.
Hãy quan sát ví dụ minh họa dưới đây sẽ cho thấy MACD thể hiện tín hiệu mua và bán ra sao.
Trong biểu đồ dưới đây của SMC, chúng ta có thể thấy các giao cắt tăng thứ 1 và thứ 3 báo hiệu sự khởi đầu của đà tăng cho SMC.
Chúng ta có thể thấy giao cắt giảm cho tín hiệu bán trong biểu đồ bên dưới của MAC. Mặc dù các tín hiệu không nhất thiết phải chỉ ra sự kết thúc của xu hướng tăng, chúng có thể được sử dụng để chốt lời hoặc gia tăng số lượng cổ phiếu.
Giao cắt với đường 0
Nhà giao dịch có thể xác định những thay đổi động lượng lẫn sự xuất hiện của xu hướng mới nhờ sự giao cắt với đường 0 của MACD. Giao cắt này sẽ xuất hiện nếu đường MACD cắt đường 0 (từ bất cứ hướng nào).
Đường MACD là đường màu xanh lá cây bên dưới. Chúng ta có thể thấy hiệu quả của nó trong việc tạo ra các tín hiệu cho TECH. Một tín hiệu mua được tạo ra khi Đường MACD vượt lên trên Đường 0 và tín hiệu bán xuất hiện khi nào Đường MACD đi xuống dưới.
Sự phân kỳ của chỉ báo MACD
Tương tự RSI và vài chỉ báo khác, MACD cũng được dùng để xác định các tín hiệu phân kỳ.
Tín hiệu của xu hướng tăng xuất hiện khi: Phân kỳ bullish xuất hiện khi MACD lập các đỉnh mới cao hơn trong khi giá lại thể hiện các đỉnh mới thấp hơn.
Tín hiệu của xu hướng giảm xuất hiện khi: Phân kỳ bearish xuất hiện khi MACD lập các đỉnh mới thấp hơn trong khi giá lại thể hiện các đỉnh mới cao hơn.
Dưới đây là ví dụ về phân kỳ bearish của MEG. Giá của MEG đang trong xu hướng tăng, các đỉnh sau xuất hiện cao hơn đỉnh cũ. Nhưng MACD lại cho thấy xu hướng ngược lại. Rõ ràng đây là dấu hiệu của điểm đảo chiều. Xu hướng giảm sẽ sớm xuất hiện.
Một dấu hiệu nữa đó là MACD đã đi xuống phía dưới Đường 0. Thêm một xác nhận để đưa ra lệnh bán MEG.
Các chiến lược với đường biểu đồ với chỉ báo MACD
Nhà giao dịch có thể nhận thấy sự phân kỳ hoặc thay đổi trong xu hướng của một cổ phiếu khi quan sát đường biểu đồ. Có hai chiến lược phân kỳ có thể được sử dụng từ đường Biểu đồ: phân kỳ chóp và phân kỳ nghiêng.
Phân kỳ chóp
Chúng được hình thành khi đường biểu đồ tạo ra các chóp nhọn (đỉnh hoặc đáy) thể hiện sự phân kỳ với giá và sau đó giao cắt với đường 0.
Dưới đây, một ví dụ về sự phân kỳ chóp bullish của MBT. Đường MACD và Đường Tín hiệu đã được gỡ bỏ để làm nổi bật các chóp của Đường Biểu đồ.
Như bạn có thể thấy bên dưới, sau khi MBT tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, đường biểu đồ báo hiệu rằng đà bán đang suy yếu bằng cách tạo ra một đỉnh sau cao hơn và đi xuyên qua đường 0. Sau đó ta có thể thấy MBT chuyển sang xu hướng tăng ở phần còn lại của biểu đồ.
Còn đối với phân kỳ chóp bearish thì ngược lại. Chúng ta có thể thấy nó thông báo điểm đảo chiều của ABS sau một thời gian tăng mạnh mẽ bằng biểu đồ dưới đây.
Phân kỳ nghiêng
Khác với phân kỳ chóp, phân kỳ nghiêng sử dụng những con dốc của đường biểu đồ. Đường biểu đồ thể hiển sự thấp dần khi nó di chuyển về phía đường 0 để thông báo sự thay đổi tiềm năng trong xu hướng.
Đường biểu đồ sẽ mở rộng hơn khi đường MACD cách xa đường tín hiệu, biểu thị xu hướng tăng. Điều ngược lại xảy ra khi đường MACD di chuyển gần hơn về đường tín hiệu.
Dưới đây là một ví dụ về phân kỳ nghiêng bearish của GLO. Chúng ta có thể thấy đường biểu đồ biểu thị rằng xu hướng tăng là ngắn ngủi và nó dự báo một xu hướng giảm dần.
Đường biểu đồ hiển thị mức nghiêng giảm dần hơn khi MACD tạo ra mức cao hơn. Thực tế là, nó đã tạo ra sự phân kỳ ngay cả trước khi MACD tạo ra sự giao cắt giảm.
Dưới đây là ví dụ về phân kỳ nghiêng bullish có thể được nhìn thấy trong biểu đồ của MEG. Nó chỉ ra một sự thay đổi từ áp lực bán sang áp lực mua dù MACD đang đi xuống. Tín hiệu thậm chí xảy ra trước khi giao cắt tăng xuất hiện.
Lời kết
MACD là chỉ báo kỹ thuật đáng tin cậy mà hầu như tất cả các nhà đầu tư đều sử dụng. Cách tốt nhất để áp dụng MACD nâng cao là khi cổ phiếu đang có xu hướng. Với cổ phiếu không có xu hướng (đi ngang) tín hiệu dễ bị sai lệch hơn. Các phân kỳ diễn ra trong một thời gian ngắn ít hiệu quả hơn so với các phân kỳ được tạo ra trong gian dài.
Bài viết liên quan
Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết
Cải thiện hiệu quả giao dịch nhờ Kết hợp Bollinger Band và MACD
Bollinger Bands là gì? Cách dùng chỉ báo Bollinger Bands chính xác