Bollinger Bands được biết đến là chỉ báo kỹ thuật quan trọng và phổ biến trong giao dịch Forex. Tương tự như các chỉ báo kỹ thuật khác, Bollinger Bands giúp dự báo và hỗ trợ người dùng đưa ra những nhận định và phán đoán về xu hướng thị trường. Tuy nhiên, không phải trader nào cũng nắm vững về chỉ báo kỹ thuật này kể cả cảnh dùng sao cho hiệu quả. Vậy Bollinger Bands? Dùng Bollinger Bands như thế nào mới chính xác? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều này.
Mục Lục
Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands là một công cụ giúp phân tích kỹ thuật xác định đo đường trung bình đơn giản ở giữa, dải trên và dải dưới do nhà phân tích kỹ thuật rất nổi tiếng trên thế giới John Bollinger phát minh vào đầu năm 1980 và sở hữu bản quyền. Đây là chỉ báo được cấu tạo từ từ đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn giá.
Ký hiệu của Bollinger Bands là BB.
Hướng dẫn cài đặt Bollinger Bands
Tương tự như những chỉ báo kỹ thuật FX khác, chỉ báo Bollinger Bands được cài đặt vô cùng đơn giản. Không chỉ vậy, chỉ báo cũng được hỗ trợ trên nền tảng MT4 vô cùng thuận tiện. Để cài đặt Billinger Bands, người dùng cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vào phần mềm MT4
Bước 2: Chọn Insert -> Chọn Trend -> Chọn Bollinger Bands
Bước 3: Sau đó, hệ thống sẽ xuất hiện một cửa sổ, người dùng sẽ tiến hành cài đặt và thiết lập tại đây. Cửa sổ chứa các thành phần cơ bản sau:
-Phần Parameters: Đây là nơi thiết lập các thông số cơ bản, như ví dụ dưới là các thông số mặc định.
- Period 20: biểu thị chu kỳ 20 cây nến liên tiếp.
- Deviations: là độ lệch chuẩn lấy là 2.5.
- Apply to: Áp dụng cho giá đóng cửa của cây nến.
- Style: lần lượt chọn màu sắc và độ dày mỏng của các đường chỉ báo.
-Phần Levels: Nơi đây chưa các bảng màu, bạn có thể chọn màu sắc và độ dày/mỏng cho 2 đường biên trên và biên dưới của Bollinger Bands theo ý muốn.
– Phần Visualization: Các trader chọn các khung thời gian mà chúng ta giao dịch để hiển thị lên trên màn hình của phần mềm MT4 tại đây.
Hướng dẫn sử dụng MT4 căn bản đến chuyên sâu
Các thông số của chỉ báo Bollinger Band
Đường trung bình động và độ lệch chuẩn được sử dụng để tạo chỉ báo Bollinger Band. Chỉ báo này được tạo thành từ ba phần chính:
- Dải trên (Upper Band): là dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn.
- Dải giữa (Middle Band): là đường trung bình động SMA 20.
- Dải dưới (Lower Band): là dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn.
Một thước đo thống kê về độ phân tán của tập dữ liệu được sử dụng trong đó là độ lệch chuẩn . Sự khác biệt giữa giá trị tại mỗi thời điểm đánh giá và giá trị trung bình sẽ được thể hiện trong độ lệch chuẩn.
Bollinger Bands hoạt động như thế nào?
Bollinger có cấu tạo gồm 3 phần chính: một đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20) là dải nằm giữa và hai dải di động được đặt hai bên SMA20. Khi thị trường bị biến động, dải Bollinger tự điều chỉnh hệ mở rộng. Khi thị trường trở nên yên ắng, dải này sẽ thu hẹp lại.
Mục đích: Bollinger Bands cung cấp định nghĩa tương đương với giá thành cho những nhà giao dịch. Dựa vào chỉ báo này, nhà giao dịch có thể tìm kiếm những điểm vào lệnh phù hợp và dự đoán xu hướng trên thị trường.
Công thức Bollinger Bands
Để đưa ra phán đoán chính xác dựa vào công cụ kỹ thuật Bollinger Bands, các trader cũng phải nắm cho mình cách tính Bollinger Bands chuẩn xác. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì cách tính chỉ báo kỹ thuật này hoàn toàn đơn giản. Sau đây, là công thức tính chỉ báo kỹ thuật này.
- SMA20 = giá trị trung bình của giá đóng cửa.
- Dải trên = SMA20 ngày + 2* Độ lệch chuẩn 20 ngày.
- Dải dưới = SMA20 ngày – 2 * Độ lệch chuẩn 20 ngày.
Ví dụ: Trên thị trường hiện có cặp tiền tệ USD/JPY có tỷ giá hiện tại 109,35. Giá trị biểu thị SMA đang là 80 và độ lệch giá trong 2 ngày là 1,3. Bạn đang muốn mua cặp tiền tệ này. Đương nhiên bạn phải tính toán thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Từ các thông số, ta có thể tính được như sau:
- SMA20 = 80
- Dải trên = 80 + 2*1,3 = 82,6
- Dải dưới = 80 – 2 *1,3 = 77,4
Bollinger Bands có ý nghĩa gì trong giao dịch?
Bất kỳ một chỉ báo kỹ thuật nào trong forex cũng mang những ý nghĩa nhất định, và chỉ báo Bollinger bands cũng vậy. Bollinger bands được biết đến chỉ báo quan trọng hỗ trợ nhà đầu tư vào lệnh vô cùng chuẩn xác nhờ vào việc giúp xác định xu hướng. Sau đây, là những ý nghĩa quan trọng của Bollinger bands.
Dải Bollinger bands siết chặt
Sự thu hẹp giữa dãy trên và dãy dưới tiến gần đường SMA chính là sự siết chặt những biểu hiện của thị trường trong giai đoạn biến động thấp. Đây là dấu hiệu cho thấy giá cả thị trường đang có xu hướng biến động mạnh trong tương lai. Đồng thời, đây cũng là thời cơ các nhà đầu tư cần bắn bắt để có thể giao dịch thành công.
Ngược lại, khi khoảng cách hai dải rộng ra cho thấy thị trường biến động giá xu hướng giảm. Tuy nhiên, đây chưa phải tín hiệu của FX vì không chắc là giá thị trường sẽ biến động theo chiều tăng hay giảm.
Dải Bollinger bands bứt phá
Dải Bollinger bứt phá là hiện tượng cho thấy biểu đồ giá “đâm thủng” dải trên hoặc dải dưới. Cũng như tương tự như trường hợp siết chặt, Bollinger bứt phá sẽ tạo ra hiệu ứng khiến nhiều trader nhằm tưởng rằng khi giá bứt ra khỏi một trong hai dải trên và dưới thì đều là tín hiệu để tham gia thị trường. Và vì thế họ đổ xô bán hoặc mua khi mức giá chạm hoặc vượt một số dải.Tuy nhiên, dải Bollinger bứt phá không cung cấp các manh mối về mức độ di chuyển giá và hướng đi trong tương lai.
Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands
Là một chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ các trader trong quá trình giao dịch, sau đây là một số cách giao dịch với Bollinger Bands hiệu quả.
Giao dịch trong kênh giá
Sau đây là chiến lược hữu ích đằng sau việc giao dịch trong kênh giá bằng cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands: Dải trên của Bollinger Band sẽ đóng vai trò là kháng cự cho các nhà đầu tư và dải dưới sẽ đóng vai trò là hỗ trợ. Mỗi khi thị trường thay đổi và có sự chuyển động về giá, thị trường sẽ tiếp xúc với các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, hoặc các dải trên và dưới của Dải Bollinger. Giao dịch bây giờ sẽ được thực hiện ngay lập tức.
Mặc nhiên, phương thức giao dịch này với Bollinger Bands cũng có những hạn chế:
- Khi giao dịch forex dựa vào các chỉ báo Bollinger mức vốn tích lũy với mức sinh lợi đem lại là không cao.
- Giao dịch kênh giá trong Bollinger Bands chỉ thích hợp với những lúc thị trường đang đi ngang.
- Trường hợp giao động giá vượt ra khỏi biên độ hay dãi của Bollinger Bands, thì lúc này thị trường sẽ mở đầu xu hướng mới. Chính vì thế tín hiệu đóng-mở của các vị thế được dự tính trước đây không còn chính xác nữa.
- Trường hợp dải Bollinger Bands mở rộng hơn, nghĩa là thị trường đang biến động giá tăng và một xu thế mới lại bắt đầu. Cho nên, bất kỳ biến động nào của dải Bollinger cũ cũng trở nên bất hợp lý.
Chiến lược kết hợp Bollinger Bands với Break Out
Sau khi Bollinger đi ngang kéo dài, các biến động có giá cả ngắn hạn trở nên mượt khi chuỗi biến động giá đang đi ngang kéo dài. Khi ấy tạo ra những điểm break out tại những điểm phá vỡ khỏi cận dưới và cận trên của dải Bollinger Band. Đây là những điểm giao dịch theo xu hướng tốt và có ích cho khách hàng.
Một phiên phá vỡ ra khỏi dải Bollinger Bands sẽ cho thấy xu hướng trước đó đã được thay đổi theo một cách đột phá lên đến 90%. Các nhà đầu tư có thể canh về nhịp điều chỉnh lại để đóng hoặc mở vị thế sau những phiên phá vỡ này nhé.
Biến động giá
Một phương pháp khác hay được ứng dụng là xem xét các biến động giá. Có hai xu hướng sau:
- Biến động giá thấp xảy ra: các xu hướng và mô hình dễ thất bại.
- Biến động giá cao xảy ra: các xu hướng cao lên hoặc xuống.
Bằng việc khách hàng quan sát sự biến động về giá có thể xác nhận đúng sự bứt phá từ mô hình, hỗ trợ, mức kháng cự, đường trung bình hoặc xu hướng. Do đó biến động giá được dùng như cảnh báo hoặc xác nhận đúng xu hướng thay đổi.
Trường hợp mức giá không bị phá vỡ bởi những biến động đủ mạnh, mốc hỗ trợ, kháng cự biến động hay mô hình tăng, thì đảo chiều sẽ suy yếu nhanh chóng.
Chiến lược Bollinger Band Squeeze-nút thắt cổ chai
Chiến lược giao dịch “Nút thắt cổ chai”, còn được gọi là Bollinger Band Squeeze, là chiến lược truyền thống sử dụng chỉ báo này vì đặc tính của chỉ báo Bollinger Band là 2 dải trên và dưới của nó gần như bao phủ hoàn toàn toàn bộ đường giá.
Thị trường liên tục dao động với biên độ mạnh hoặc nhẹ, và khi giá di chuyển lên hoặc xuống đủ lớn trong một khoảng thời gian dài, nó báo hiệu rằng sự biến động đáng kể sắp xảy ra. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tin rằng khu vực này sẽ trải qua một sự bùng nổ và đó bây giờ là thời điểm lý tưởng để giao dịch khi một nút thắt xuất hiện.
Khi dấu hiệu này xuất hiện, việc bạn cần làm là chờ đợi một dấu hiệu breakout ra khỏi vùng tích lũy hẹp đó được tạo nên bởi giá trong suốt thời gian biến động tại vùng nút thắt cổ chai.
- Nếu giá breakout khỏi vùng tích lũy hẹp theo chiều lên, nhà đầu tư thực hiện lệnh mua.
- Nếu giá breakout khỏi vùng tích lũy theo chiều xuống, nhà đầu tư thực hiện lệnh bán.
Chiến lược kết hợp Bollinger Band với các mô hình đảo chiều
Để hiệu quả hơn, nhà đầu tư có thể kết hợp Dải Bollinger với các mô hình đảo chiều. Cách tiếp cận này dựa trên ý tưởng rằng bất cứ khi nào giá dao động khỏi đường SMA 20 (dải giữa), nó luôn có xu hướng quay trở lại đó. Cách thực hiện:
- Nhìn vào các khu vực hỗ trợ và kháng cự.
- Nhìn vào cấu hình của Dải Bollinger ở đó.
- Nên quan sát các mô hình Bearish Engulfing, Bullish Engulfing, Hammer và các mô hình đảo chiều khác.
Nhà đầu tư sau đó sẽ chọn điểm vào tốt nhất từ đó.
Xem thêm: 5 mô hình giá đảo chiều mạnh nhất
Chiến lược kết hợp Bollinger Band với chỉ báo RSI
Bởi vì hầu hết các nhà đầu tư đều do dự trong việc xác định các dấu hiệu phù hợp để bổ sung và kết hợp với nhau, nên không nhiều nhà đầu tư quen thuộc với chiến lược này.
Một thước đo hỗ trợ xác định sức mạnh hoặc điểm yếu của xu hướng giá là Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI). Đã đến lúc bán khi RSI cắt 70 và cắt xuống và đã đến lúc mua khi RSI cắt 30 và cắt lên trên.
Phương pháp chính để thực hiện điều này với kỹ thuật kết hợp RSI và Bollinger Bands này là xác định vị trí phân kỳ của chỉ báo RSI. Khi thị trường đạt đến mức cao hơn nhưng chỉ số RSI giảm, điều này được gọi là phân kỳ giảm và khi thị trường tạo mức thấp hơn nhưng chỉ số RSI tăng, đây được gọi là phân kỳ tăng. Đây là những dấu hiệu cảnh báo về một sự đảo ngược xu hướng sắp xảy ra.
Để kết hợp chỉ báo RSI với chỉ báo Bollinger Band, hãy ghi nhớ hai điều sau:
- Khi đường giá lệch khỏi Dải Bollinger, nó thường có xu hướng quay trở lại gần với đường SMA 20. Do đó, dải Bollinger Band phía trên sẽ đóng vai trò là mức kháng cự trong trường hợp giá tăng. Sức cản.
- Nếu thị trường đạt được mức cao hơn nhưng chỉ số RSI giảm, độ mạnh của sự phân kỳ sẽ giảm xuống.
-Gợi ý giao dịch xuất phát từ hai yếu tố đầu tiên là:
- Chúng ta phải theo dõi sự phân kỳ giảm giá của chỉ báo RSI khi đường giá leo lên và đạt đến dải trên của Bollinger Band.
- Chúng ta cần theo dõi sự phân kỳ dương của chỉ báo RSI khi đường giá đi xuống và cũng nằm trong phạm vi thấp hơn của Dải Bollinger.
Sau đó, đường giá cuối cùng sẽ có xu hướng di chuyển trở lại giữa đường SMA 20. Chúng ta sẽ có một giao dịch đảo chiều khi tín hiệu đảo ngược xu hướng từ phân kỳ RSI được ghép nối với nó.
RSI là gì? Cách sử dụng RSI trong giao dịch
Kết luận
Nói tóm lại, dải Bollinger Bands là chỉ báo kỹ thuật quan trọng trong giao dịch forex và hỗ trợ tối ưu cho người dùng. Tuy nhiên, để sử dụng tốt chỉ báo này bạn cần nên nắm bắt những kiến thức nhất định về Bollinger Bands cũng như rèn luyện thêm cho mình những kỹ năng giao dịch để không bị thị trường đánh lừa nhé. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể giúp các trader hiểu rõ hơn về dải Bollinger Bands, nhất là cách giao dịch hiệu quả. Chúc các bạn một ngày đánh lệnh thành công.