Biểu đồ Point and Figure (P&F) là một biểu đồ giá dùng để thể hiện các mối liên hệ tương quan giữa cung và cầu trên thị trường. Biểu đồ này khá phổ biến trong các phân tích kỹ thuật đo đạc sự biến động của giá. Vậy cụ thể hơn biểu đồ Point and Figure (P&F) là gì? Các biến trong biểu đồ P&F như thế nào? Hạn chế của biểu đồ P&F (Caro) ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Biểu đồ Point and Figure (P&F) là gì?
“Point and Figure hay còn được gọi là biểu đồ caro, biểu đồ điểm và số (tên viết tắt là P&F). Biểu đồ được dùng để ghi lại sự biến động giá trên thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai mà không xác định sự thay đổi của thời gian).”
- Tìm hiểu về sóng Elliott trong forex
- Tenkan Sen là gì? 5 đường trong Ichimoku
- Carry Trade-Giao dịch chênh lệch lãi suất Forex
- Đường MA20 là gì? Xem đường MA20 ở đâu?
P&F được sử dụng nhiều trong các phân tích kỹ thuật và đồ thị này hoàn toàn không dùng số mà các thông tin chỉ được biểu thị dưới dạng hai ký hiệu X và O. Trong đó:
- X thể hiện cho lực Cầu
- O thể hiện cho lực Cung
Thông qua biểu thị này, nhà giao dịch sẽ dễ dàng đánh giá được sự chuyển động của cung – cầu và các hành động giá trên thị trường cũng như xác định được xu hướng, mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng. Khi lực cầu vượt cung, giá tăng tạo nên biểu tượng X. Ngược lại, khi lực cung vượt cầu thì giá giảm tạo nên biểu tượng O.
Đặc điểm của biểu đồ Point and Figure
- Không có trục thời gian nằm ngang: P&F chỉ tập trung vào sự thay đổi về giá dựa trên hình và điểm biểu thị xuất hiện trên biểu đồ. Đây là cơ sở để tạo nên các điểm mới trên một biểu đồ caro.
- Quy tắc 3 ô đảo chiều: Khi giá di chuyển ít nhất 3 ô theo chiều ngược lại, hướng đi của biểu đồ Caro mới dần thay đổi. Hầu hết các cột trên biểu đồ đều có nhiều hơn 3 ký tự X hoặc O. Điều này góp phần không nhỏ làm giảm thiểu tối đa những biến động nhỏ.
- Thang đo semi-log: Hỗ trợ các nhà đầu tư làm rõ và cải thiện việc hiển thị các biến thể dữ liệu lớn và giữ cho biểu đồ được cân bằng. Trục tung của thang đo này được chia tỷ lệ theo logarit thay vì theo đơn vị tuyến tính (1, 2, 3, 4), chẳng hạn như 1, 10, 100 và 1000. Có nghĩa rằng, phạm vi giá trị nhỏ hơn được biểu thị dưới dạng khoảng cách nhỏ hơn và ngược lại.
- Tín hiệu rõ ràng: Biểu đồ Point and Figure đưa ra những dấu hiệu rõ ràng dưới dạng hình Care giúp Trader dễ dàng theo dõi. Khi một cột mới vượt quá mức giá cũ, nó cho thấy tín hiệu mua. Ngược lại, cột mới thấp hơn giá trước đó cho biết dấu hiệu bán.
- Nhận biết mức kháng cự và hỗ trợ dễ dàng: Biểu đồ Caro hiển thị biến động giá trong các ô vuông cách đều nhau giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.
- Tính toán mục tiêu và điểm dừng dễ dàng: Trader dễ dàng tính toán các mục tiêu và điểm dừng dựa trên các tín hiệu phá vỡ mức giá.
Các biến trong biểu đồ Point and Figure
Trong biểu đồ P&F thường sẽ xuất hiện 2 biến cơ bản là:
- Kích thước hộp (box size): Số tiền chính xác (ví dụ: 1 USD) hoặc tỷ lệ phần trăm (ví dụ: 3% giá hiện tại). Nhà giao dịch mong đợi kích thước hộp sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự biến động.
- Lượng đảo chiều (reversal amount): Tỷ lệ này thường gấp ba lần kích thước hộp. Ví dụ: box size là 3$ => lượng đảo chiều là 9$.
Trong một số trường hợp nhất định biểu đồ Caro còn có thêm các biến tùy chọn sử dụng giá cao và thấp dành riêng cho các tài sản cơ bản hoặc sử dụng mức giá đóng cửa. Giá cao và thấp là tạo ra nhiều X và O hơn so với việc dùng giá đóng cửa.
Đường trendline chính trong biểu đồ Caro
Trong P&F, đường trendline được tạo nên khi xu hướng đầu tiên của đồ thị bị phá vỡ do tín hiệu mua hoặc bán. Đường rendline mới nhanh chóng được vẽ từ đáy hoặc đỉnh gần nhất sau khi xu hướng này bị phá vỡ mà không cần đợi các đỉnh hoặc đáy thứ hai/thứ ba hình thành. Hiện nay, Biểu đồ Point and Figure xuất hiện 04 đường trendline cơ bản là:
Đường hỗ trợ tăng – Bullish Support Line
Bullish Support Line là đường trendline chính được vẽ nên từ đáy của độ thị và có khuynh hướng di chuyển đi lên theo góc 45 độ. Đường hỗ trợ tăng hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các hình đáy và đỉnh bên ngoài. Có thể đánh giá, Bullish Support Line vô cùng khách quan. Vì thế mọi Trader nên chú ý đến đường hỗ trợ tăng này.
Đường hỗ trợ giảm – Bearish Support Line
Bearish Support Line là trendline phụ được xác định dựa trên các tín hiệu bán đầu tiên có sự phá qua các trendline tăng. Đường hỗ trợ giảm thường được vẽ từ đáy của cột màu đỏ nằm ngay vị trí phía bên phải của biểu đồ. Trong xu hướng giảm giá, Bearish Support Line sẽ đảm nhận vai trò giới hạn giá giảm quá sâu.
Đường kháng cự giảm – Bearish Resistance Line
Bearish Resistance Line được vẽ từ đỉnh của đồ thị Point and Figure và chạy dài đi xuống một góc 45 độ. Đường kháng cự giảm được dùng để thể hiện sức mạnh của một xu hướng giảm bất kỳ xuất hiện trong đồ thị. Đây cũng là một trong những đường trendline không thể thiếu trong các biểu đồ Caro trên thị trường.
Đường kháng cự tăng – Bullish Resistance Line
Bullish Resistance Line chỉ mang ý nghĩa trong việc ước lượng sức mạnh cản trở của một xu hướng tăng giá bất kỳ. Đây là trendline phụ và được xác định từ cột X ngay phía dưới của cột giảm O kể từ thời điểm giá đã tạo nên các tín hiệu mua đầu tiên và hơn hết chúng lại có sự phá vỡ đi các đường kháng cự giảm trước đó.
Hạn chế của biểu đồ Point and Figure – Caro
Mặc dù Biểu đồ Point and Figure sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật giúp các Trader dự đoán những tín hiệu giá chính xác. Nhưng bên cạnh đó, biểu đồ Caro này vẫn còn tồn tại một vài điểm hạn chế cơ bản sau đây:
- Thông tin ít: Biểu đồ Caro chỉ cung cấp sự biến động về giá theo một chiều hướng đơn giản và ít thông tin so với các biểu đồ hình nến, …
- Tính chủ quan: P&F mang tính chủ quan trong việc lựa chọn kích thước hộp và tiêu chí đảo chiều. Tình trạng này có thể dẫn đến việc hiểu và đưa ra các nhận định khác nhau giữa các nhà giao dịch.
- Tốc độ phản ứng chậm về thay đổi giá: P&F có xu hướng biến động giá lớn nên nhà đầu tư đôi khi khó nhận được tín hiệu nhanh như các biểu đồ khác. Sự đảo chiều có thể làm giảm lợi nhuận hoặc dẫn đến thua lỗ lớn. Bởi vì số lượng đảo chiều thường rất lớn nên nhà giao dịch chỉ sử dụng biểu đồ P&F sẽ không nhìn thấy sự đảo chiều cho đến khi giá di chuyển đáng kể so với chúng.
Vì thế, khi chọn dùng biểu đồ Caro đòi hỏi nhà giao dịch phải theo dõi sự biến động của giá thực tế liên quan đến các tài sản nhằm hạn chế rủi ro. Điều này có thể được đơn giản hóa thông qua biểu đồ hình nến hoặc biểu đồ OHLC. Biểu đồ OHLC thường dùng để thể hiện giá mở cửa/đóng cửa hoặc giá cao nhất, thấp nhất trong phiên trên biểu đồ.
Thực hư biểu đồ Point and Figure bị lãng quên?
Mặc dù, biểu đồ Point and Figure ít được đề cập đến nhưng chúng hoàn toàn không bị lãng quên. P&F sử dụng khá phổ biến trong các giai đoạn ở thế kỷ 20 nhưng đến năm 1970 thì P&F đã dần bị thay thế bởi nhiều biểu đồ khác (biểu đồ đường, biểu đồ hình nến, …). Bởi thế nên nhiều chuyên gia mới cho rằng biểu đồ Point and Figure bị lãng quên. Hiện nay, vẫn có nhiều nhà đầu tư cho rằng biểu đồ Caro sẽ giúp họ dễ dàng nắm bắt xu hướng biến đổi giá một cách trực quan nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về biểu đồ Point and Figure cũng những mặt hạn chế mà biểu đồ này còn mắc phải. Vì thế, nhà đầu tư cần nên theo dõi và bám sát các dòng chảy dữ liệu của thị trường để dễ dàng đưa ra các nhận định chính xác nhất.
Xem thêm