Benchmark là gì? Nó có phải là một chỉ số quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế không? Tại sao có người nói, trong kinh doanh mà áp dụng phương pháp này là thu được lợi ích gấp mười lần so với chi phí bỏ ra. Hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Khái niệm về Benchmark
Benchmark hay còn gọi theo cách khác là đo điểm chuẩn, đây là một quá trình đo lường đánh giá hiệu suất của các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình của doanh nghiệp so với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác đang đi đầu trong ngành.
Có thể khẳng định, đây là một kỹ thuật đóng vai trò cải tiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu suất nhất. Bằng việc nghiên cứu các doanh nghiệp đang có năng suất vượt trội, Benchmark sẽ xác định được các cơ hội cả tiến bên trong doanh nghiệp. Sau đó so sánh với các quy trình của doanh nghiệp bạn, bạn có thể thực hiện các thay đổi sẽ mang lại những cải tiến đáng kể.
Những thay đổi đó bao gồm như việc điều chỉnh các tính năng của sản phẩm để tốt hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thay đổi phạm vi cung cấp dịch vụ hoặc cài đặt hệ thống quản lý quan hệ khách hàng mới.
Các cấp độ của Benchmark
- Cấp độ hoạt động: thường áp dụng trong các hoạt động kinh doanh riêng lẻ
- Cấp độ chức năng: có thể áp dụng trong toàn bộ tổ chức. Điều này có một lợi ích lớn cho tất cả các bộ phận bên trong tổ chức.
- Cấp độ chiến lược: ảnh hưởng đến hệ thống và kế hoạch chiến lược của một tổ chức. Mặc dù không có hiệu quả tức thì nhưng tiềm năng đạt được lợi ích dài hạn.
Vai trò của Benchmark
Dù là cá nhân hay là doanh nghiệp, Benchmark điều có sự hữu ích đối với mỗi đối tượng.
Đối với cá nhân riêng lẻ, chỉ tiêu này có nhiều lợi thế dễ nhận biết nhất như sau:
- Khi bạn có sự hiểu biết nhất định về nó, sẽ giúp cho nhà đầu tư định vị được các quỹ đầu tư thích hợp và góp phần làm rõ các mục tiêu và nguyện vọng đầu tư của họ.
- Khi tìm thấy một loại cổ phiếu tiềm năng, việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần làm là phải tìm ra được chỉ số rủi ro của cổ phiếu đó cũng như các điểm chuẩn . Vì chúng cũng có vai trò phản ánh mức độ rủi ro mà nhà đầu tư đó sẵn sàng phải chấp nhận.
Còn ở mức độ doanh nghiệp, các điểm chuẩn cũng mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Số lượng các điểm chuẩn luôn được mở rộng từ những sự đổi mới sản phẩm. Chủ yếu được sử dụng để quản lý danh mục đầu tư.
- Còn giúp các doanh nghiệp phân tích năng suất và cơ hội cải tiến của doanh nghiệp ta và đối thủ. Từ đó dễ dàng tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận.
- Không những vậy, còn giúp doanh nghiệp nhìn ra những lỗ hỏng để có thể khắc phục và cải tiến cho tốt hơn trước, từ đó có thể làm cho doanh nghiệp ngày một phát triển mạnh mẽ.
- Ngoài ra, điểm chuẩn còn giúp các nhân viên có cái nhìn bao quát về doanh nghiệp để có thể dễ dàng cùng hòa nhập chung và làm việc hiệu quả.
Định nghĩa Benchmark test
Định nghĩa
Bạn có thể hiểu, Benchmark test là so sánh kết quả kiểm tra hiệu suất với các chỉ số hiệu suất đã được thống nhất trong tổ chức dựa trên các tiêu chuẩn ngành khác nhau. Chúng giúp xác định các tiêu chuẩn chất lượng của mọi ứng dụng phần mềm thuộc về một tổ chức.
Kiểm tra điểm chuẩn bao gồm phần mềm, phần cứng và hiệu suất mạng. Mục đích của việc kiểm tra này là kiểm tra tất cả các bản phát hành hiện tại và tương lai của một ứng dụng để duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao.
Sự hữu ích của việc kiểm tra điểm chuẩn?
Kiểm tra điểm chuẩn là điều cần thiết để thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng cũng như SLA. Chúng có thể lặp lại và định lượng được để thiết lập thực tế trải nghiệm người dùng và tiêu chuẩn kinh doanh cho một ứng dụng phần mềm. Sau đây là một số sự hữu ích của kiểm tra điểm chuẩn:
- Giúp phân tích hiệu suất của một ứng dụng phần mềm với các đối thủ cạnh tranh.
- Duy trì trải nghiệm người dùng và tính khả dụng.
- Đảm bảo rằng tất cả các tuân thủ và SLA đều được đáp ứng.
- Giúp đánh giá của nhà cung cấp bên thứ ba.
- Đảm bảo tuân thủ các phương pháp hay nhất với kết quả có thể đo lường được
Quy trình thực hiện Benchmark
Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất khi thực hiện Benchmark. Lập kế hoạch bao gồm đưa ra những gì doanh nghiệp muốn cải thiện, đối thủ cạnh tranh cần so sánh và mục tiêu cần đạt được. Khi bạn hoàn thành bước này, mới có thể thực hiện bước tiếp theo.
Thu thập thông tin: Sau khi bạn đã hoàn thành bước 1 lập kế hoạch, tiếp theo chúng ta cần thu thập thông tin về các quy trình mà đối thủ cạnh tranh đang thực hiện.
Phân tích dữ liệu: Sau bước tìm kiếm thu thập những thông tin cần thiết, bạn tiến hành đến bước phân tích những hạn chế những doanh nghiệp bạn thu thập được. Bạn cần phải hiểu một điều, không có doanh nghiệp nào là hoàn hảo cả, vì vậy bạn cần phân tích dữ liệu ở góc độ khách quan nhất. Sau khi phân tích, bạn tiến hành đưa ra những giải pháp để góp phần cải thiện chúng.
Bắt đầu thực hiện: Việc nêu ra những điểm yếu không phải là việc đơn giản, đặc biệt là khi bạn đang đề xuất những thay đổi. Thu thập và phân tích thông tin chỉ có giá trị khi bạn có thể thực hiện các thay đổi và cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty cũng như đạt được mục tiêu ban đầu khi lập kế hoạch.
Giám sát hoạt động: Việc giám sát được diễn ra nhằm xác định mức độ thành công của kế hoạch. Trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ có những mục tiêu và chỉ số để hoàn thành. Do đó, giám sát là cách duy nhất để biết được hiệu quả của những thay đổi.
Nguyên nhân tại sao bạn nên sử dụng Benchmark
Mỗi cách đo Benchmark khác nhau này đều có một mục tiêu chính: xác định khoảng trống trong hiệu suất và tìm ra cơ hội để cải thiện, điều đó có nghĩa là làm cho quy trình trở nên hiệu quả hơn, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng hay bất cứ điều gì. Cuối cùng, điều thúc đẩy các công ty đạt chuẩn là nhu cầu (hoặc muốn) cải tiến.
Benchmark có thể là một công cụ hữu ích khi bạn muốn so sánh hiệu suất nội bộ của mình, bắt kịp đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ hơn và theo dõi các đồng nghiệp của bạn hoặc trở thành người dẫn đầu thị trường trong ngành của bạn. Mặc dù vậy, Benchmark không phải là công cụ thần kỳ để cải thiện hiệu suất mà đó chỉ là một phần của giải pháp, không phải là giải pháp hoàn chỉnh.
Kết luận
Trên đây, chúng tôi đã phân tích một cách tổng quan về Benchmark là gì? Tầm quan trọng và lợi ích của benchmark là gì đối với các cá nhân cũng như doanh nghiệp? Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với các trader mới bắt đầu vào đầu tư.