Wormhole gần đây đã nổi lên như một giao thức khả thi có thể liên kết các Blockchain hàng đầu trên thị trường như Solana, Binance Smart Chain, Ethereum và Terra. Những Blockchain này thực sự có giá trị nhưng chúng chưa liên kết chặt chẽ với nhau. Wormhole được tạo ra như một giải pháp cho vấn đề này. Vậy Wormhole là gì? Hãy cùng giavang.com tìm hiểu ngay dưới đây!
Mục Lục
Thông tin về Wormhole
Wormhole là gì?
Wormhole được tạo ra như một giải pháp làm cầu nối liên kết các blockchain hàng đầu trên thị trường như Solana, Binance Smart Chain, Ethereum và Terra. Dự án Wormhole hiện đang tập trung vào các token không thể thay thế, dữ liệu giá và tài sản tiền mã hóa.
Thông qua Wormhole, tài sản tiền điện tử giữa các mạng này sẽ được kết nối một cách đơn giản và an toàn. Điều đó giúp việc tối đa hóa và tận dụng tiềm năng to lớn của các dự án trên nhiều blockchain trở nên khả thi.. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Wormhole đồng bộ với độ trễ thấp. Và cho phép các dữ liệu được sử dụng tự do mà không có sự chậm trễ.
Xem thêm
- Ethereum là gì? Bật mí 3 cách sở hữu coin Ethereum cực dễ
- Blockchain là gì? Tìm hiểu về công nghệ blockchain
- Smart Contract là gì? Ưu – nhược điểm của Smart Contract
Vấn đề đặt ra cho Wormhole
Hai vấn đề hạn chế của các blockchain đã được giao thức Wormhole giải quyết tốt:
- Việc di chuyển token giữa các blockchain khác nhau khó khăn.
- Khả năng tương tác giữa các chuỗi khối là một thách thức do các ứng dụng phi tập trung ( DApps) và hợp đồng thông minh trên các chuỗi khối khác nhau không thể giao tiếp với nhau.
Cách giải quyết vấn đề của Wormhole
Vấn đề về khả năng tương tác được giải quyết triệt để khi Wormhole Core Layer được phát triển. Nó được vận hành bằng cách triển khai một hợp đồng trên mỗi blockchain. Tên gọi của hợp đồng đó là Core Contract. Các Core Contract khác có thể sử dụng khả năng này để tương tác ra ngoài chuỗi. Hoặc tính xác thực của một thông điệp mà họ nhận được.
Guardians – Validator Nodes
Guardian Network chính là phần trọng tâm của Wormhole Core Layer. Nó có chức năng quan sát và xác minh các thông điệp được truyền đi từ mỗi blockchain nhờ vào Core Contract.
Guardian Network bao gồm tất cả 19 Guardians. Mỗi đơn vị sẽ giám sát mọi blockchain được áp dụng bởi Wormhole. Một thông điệp không được coi là hợp lệ cho đến khi 2/3 trong tổng các Guardian đã quan sát và chấp nhận nó. Đó có thể coi là những chữ ký xác minh khi nó đánh giá tính xác thực của thông điệp. Đặc biệt, 19 Guardians được chọn lọc cẩn thận từ danh sách các Providers và Validators uy tín nhất thế giới.
Wormhole Token Bridge
Trong giao thức Wormhole, đây được đánh giá là tính năng quan trọng và nổi bật nhất. Người dùng có thể sử dụng Wormhole Token Bridge để di chuyển tài sản crypto không an toàn không được phép giữa các blockchains Layer 1. Bao gồm như: Ethereum, Solana, Terra, Binance Smart Chain, Polygon, Avalanche và Oasis.
Điểm nổi bật của dự án Wormhole
Giao thức Wormhole được ra đời giải quyết được những hạn chế tồn đọng. Cụ thể:
- Nhiều loại blockchain phổ biến được hỗ trợ
Người dùng có thể tham gia vào nhiều giao thức Defi mà không cần sử dụng giao thức tập trung. Bạn có thể thoải mái di chuyển các token ERC-20 từ Ethereum sang các chuỗi khác và sử dụng các giao thức DeFi ở đó. Và ngược lại, chủ sở hữu của các token khác cũng có quyền truy cập tương tự.
- Cầu NFT qua các chuỗi
Cổng Wormhole NFT cho phép người dùng gửi NFT của họ qua các blockchain khác nhau.
- DApps được xây dựng hoàn toàn qua các chuỗi
Các ứng dụng phi tập trung có thể được hình thành và phát triển trên Wormhole. Việc phát triển ứng dụng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng chiến lược thiết kế ưu tiên giao thức. Wormhole cho phép các ứng dụng sử dụng các blockchains layer 1 khác nhau làm giải pháp layer 2. Do đó, các nhà phát triển có thể tạo DAO đa chuỗi và trao đổi phi tập trung.
Sự thật về vụ hack 325 triệu USD trên Wormhole
Vào ngày 3/2/2022 dự án cross-chain Wormhole đã bị tấn công bởi hacker. Ước tính số tiền thiệt hại lên đến 120.000 wETH. Tính theo giá trị tại thời điểm xảy ra vụ việc, lượng Wrapped Ethereum này có giá trị lên đến hơn 325 triệu USD.
Những kẻ tấn công đã lợi dụng lỗ hổng wormhole trên Solana. Chúng đã lừa thiết bị xác thực của Wormhole để có được quyền phát hành 120.000 wETH trên Solana. Sau đó rút số tiền này để quy đổi về ETH trên Ethereum và chuyển thành các token khác trên Solana.
Mặc dù đã được khắc phục nhanh chóng ngay sau đó, nhưng thiệt hại nó để lại khá lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Defi, sự việc này không gây ảnh hưởng nhiều đến các giao thức DeFi trên Solana. Vì phần lớn ETH trên Solana lại được chuyển đổi thông qua sàn FTX.
Tối cùng ngày 3/2/2022, dự án Wormhole thông báo đã khôi phục toàn bộ số tiền WETH bị mất cắp. Đồng thời cầu nối cross-chain của dự án đã quay lại hoạt động bình thường.
Thông tin cơ bản về Wormhole token
- Token Name: TerraUSD (Wormhole) Token
- Ticker: UST
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Contract: 0xa693b19d2931d498c5b318df961919bb4aee87a5
- Token type: Utility
- Total Supply: 42,531,101 UST
- Circulating Supply: Updating…
Mua bán TerraUSD ( Wormhole) token ở đâu?
Hiện tại, người dùng có thể giao dịch mua bán UST của Wormhole trên các sàn giao dịch như: Sushiswap, Uniswap (v2), OKX, Binance, Raydium, Curve Finance,…
Ví lưu trữ TerraUSD ( Wormhole) token
Người dùng có thể lưu trữ UST token trên rất nhiều loại ví phổ biến hiện nay. Ví dụ như: Trust Wallet, MetaMask, Binance Chain Wallet, imToken, MyEtherWallet, Ledger, Trezor,..
Lời kết
Trên đây là những thông tin về giao thức Wormhole mà giavang.com muốn chia sẻ đến bạn. Wormhole là một cầu nối cross-chain được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề về khả năng tương tác giữa các blockchain. Nhờ vào đó, các chuỗi có thể tương tác, giao tiếp được với nhau một cách dễ dàng và linh hoạt hơn. Tuy nhiên dự án vẫn còn nhiều vấn đề nan giải chưa được giải quyết. Do đó, bạn cần xem xét và đánh giá thật kỹ trước quyết định đầu tư của mình.