Dạo gần đây, chủ đề Web 3.0 được nhiều người chú ý đến và tìm kiếm. Đây là thuật ngữ đề cập đến thế hệ thứ ba của Internet, một công nghệ tương lai hết sức cần thiết. Vậy cụ thể Web 3.0 là gì, nó có gì nổi bật hơn các thế hệ đi trước. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- 1 Sự ra đời của Web 3.0
- 2 Web 3.0 là gì?
- 3 Những đặc điểm chính
- 4 Web 3.0 có tốt hơn so với các phiên bản trước?
- 5 Những tính năng tuyệt vời của Web 3.0
- 6 Cách thức hoạt động của Web 3.0
- 7 Kiến trúc của Web 3.0
- 8 Ưu và nhược điểm của Web 3.0
- 9 Coin Web 3.0 là những coin nào?
- 10 Những coin Web 3.0 tiềm năng 2022 nên đầu tư
- 11 Kết luận
Sự ra đời của Web 3.0
Chúng ta đang ở trong một thời kỳ mà Internet phát triển nhanh như vũ bão và nền tảng Web 2.0 đang dần bộc lộ nhiều khuyết điểm không còn đáp ứng được nhu cầu của người dùng nữa.
Hãy tưởng tượng có một loại Internet mới không chỉ diễn giải chính xác những gì bạn nhập vào mà còn thật sự hiểu được những gì bạn muốn truyền tải cho dù thông qua văn bản, giọng nói hay là các phương tiện khác. Một nơi mà tất cả những gì bạn sử dụng đều phù hợp với bạn hơn bao giờ hết. Chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng của một giai đoạn mới trong sự phát triển của web. Những nhà tiên phong đầu tiên gọi nó là Web 3.0
Web 3.0 sẽ ra đời từ sự phát triển tự nhiên của các công cụ web thế hệ cũ kết hợp với các công nghệ tiên tiến như là trí tuệ nhân tạo hay blockchain cũng như sự kết nối giữa người dùng và việc sử dụng Internet ngày càng tăng. Rõ ràng chúng ta có thể thấy được Web 3.0 là một phiên bản nâng cấp thế hệ tiền thân của nó là Web 1.0 và Web 2.0
Web 3.0 là gì?
Web 3.0 hay còn được gọi là Semantic Web. Đây là thế hệ thứ ba của Internet được ra đời bởi sự kết hợp của các công nghệ web thế hệ cũ và blockchain.
Điểm đặc biệt ở Web 3.0 là sẽ giúp các trang web và ứng dụng có thể xử lý thông tin thông minh như con người nhờ vào công nghệ máy học (ML), công nghệ sổ cái phi tập trung (DLT).
Tại Web 3.0 những dữ liệu sẽ được kết nối với nhau một cách phi tập trung (không tồn tại cụm từ trung gian hay chủ website). Người dùng có thể kiểm soát được dữ liệu của họ một cách chính xác. Đây được xem là một bước tiến vượt bậc so với nền Internet hiện tại (Web 2.0).
Những đặc điểm chính
Thế hệ thứ ba này có 4 đặc điểm mà chúng ta cần nắm, đó là:
- Open: Sẽ được tạo ra bởi phần mềm mã nguồn mở và được phát triển bởi một cộng đồng các nhà phát triển sẵn có và cởi mở. Trong tầm nhìn của công chúng, sẽ sớm được hoàn thiện.
- Trustless: Tại đây nói không với bên thứ ba trung gian. Mạng sẽ cung cấp cho người dùng quyền tự do tương tác một cách công khai và tự do.
- Permissionless: Tất cả mọi người bao gồm người dùng và nhà cung cấp đều có thể tham gia mà không cần sự cho phép của tổ chức kiểm soát.
- Ubiquitous: Web 3.0 sẽ cung cấp cho chúng ta tất cả, bất cứ lúc nào hay từ bất kỳ vị trí nào. Sẽ có một lúc, những thiết bị kết nối Internet sẽ không còn bị giới hạn ở máy tính và điện thoại thông minh như ở web 2.0
Web 3.0 có tốt hơn so với các phiên bản trước?
Theo dòng sự kiện, chúng ta hãy cùng điểm qua vài vấn đề quan trọng ở từng phiên bản web nhé!
Web 1.0
Được bắt đầu từ những năm 1989 đến năm 2005, web 1.0 hay còn được gọi là web tĩnh là mạng Internet đầu tiên và đáng tin cậy nhất trong những năm 1990.
Mặc dù chỉ cung cấp quyền truy cập vào thông tin hạn chế. Có ít hoặc không có sự tương tác từ người dùng. Web 1.0 không có những thuật toán để sàng lọc những trang Internet điều này khiến người dùng rất khó tìm được những nội dung liên quan.
Hay nói một cách đơn giản, web 1.0 như một thư viện online bạn chỉ có thể truy cập vào để xem và đọc thông tin mà thôi. Trong những năm này, người sử dụng Internet là người tiêu dùng và họ truy cập vào Internet là để tiêu thụ thông tin.
Web 2.0
Được bắt đầu từ khoảng năm 2005 đến bây giờ. Trong khoảng thời gian này mạng Internet phát triển rất nhiều và một trong những thay đổi lớn nhất là tính tương tác. Điều này có nghĩa là không những chúng ta nhận được những thông tin từ các trang mạng mà các trang mạng cũng sẽ nhận được thông tin từ chúng ta.
Khi chúng ta sử dụng FB, Youtube hoặc Google các công ty này sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu của chúng ta để có thể cung cấp cho chúng ta những nội dung tốt hơn.
Từ đó làm chúng ta ở lại trang web của họ lâu hơn và đồng nghĩa với việc họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thế hệ web 2.0 là thời đại của quảng cáo nhánh mục tiêu và thiếu đi sự riêng tư của người dùng.
Web 3.0
Được tạo ra để khắc phục những của web 2.0 và là thế hệ thứ ba của mạng lưới Internet. Nơi mà các trang mạng và ứng dụng có thể xử lý các thông tin một cách thông minh giống như con người.
Thông qua các công nghệ như máy học, dữ liệu lớn sử dụng công nghệ blockchain và các công cụ phân quyền. Nếu như trong web 2.0 chúng ta là sản phẩm của mạng xã hội những dữ liệu của chúng ta được kiểm soát bởi một công ty tập trung và chúng ta hoàn toàn không có quyền quyết định.
Nhưng ở Web 3.0 thì khác, một số người tin rằng chúng ta sẽ là chủ sở hữu của những dữ liệu liên quan đến chúng ta. Bạn hoàn toàn có quyền quyết định và kiểm soát được những dữ liệu đó. Một điểm khác biệt lớn nhất của Web 3.0 là danh tính trên mạng của các bạn sẽ không được kết nối 100% với danh tính thực của các bạn.
Điều này có nghĩa là bạn có thể truy cập vào các trang mạng, mua bán hàng hóa hoặc bất cứ hoạt động nào trên mạng Internet mà không bị theo dõi về con người thật của mình.
Web 3.0 là mạng lưới Internet được cung cấp bởi blockchain và phi tập trung. Web 3.0 là một khái niệm lớn và nhiều thời gian để hoàn thành, nó sẽ thay đổi từ từ theo thời gian.
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0 được giavang.com tổng hợp để bạn có thể dễ hình dung:
Web 1.0 | Web 2.0 | Web 3.0 | |
Tính năng | Chủ yếu chỉ đọc | Đọc và viết | Đọc, viết và quyền quản lý |
Đối tượng chính | Công ty, tổ chức | Cộng đồng | Cá nhân |
Mục đích sử dụng | Sở hữu nội dung | Chia sẻ nội dung | Hợp nhất nội dung |
Sản phẩm | Các biểu mẫu web | Các ứng dụng web | Các ứng dụng thông minh |
Công nghệ | HTML / Port | XML / RSS | RDF / RDFS / OWL |
Ví dụ | Blog / Wikis / Social | Livestream/DeFi |
Những tính năng tuyệt vời của Web 3.0
- Web ngữ nghĩa (Semantic web): Đây là web nâng cao mà trong đó tất cả các nội dung sẽ được phân tích dựa trên ý nghĩa của từ ngữ.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Những thông tin sẽ được tiếp nhận và xử lý một cách chính xác, độ thấu hiểu của công nghệ như con người để tất cả những kết quả mang lại là chính xác nhất.
- Đồ hoạ 3D: Với web 3.0 các thiết kế 3D sẽ được ứng dụng nhiều hơn đặc biệt là trong các trang web dịch vụ để khách hàng có cái nhìn khái quát, sống động.
- Kết nối: Tất cả các thông tin sẽ được kết nối với siêu dữ liệu giúp khách hàng có thể tìm kiếm tiếp nhận thông tin một cách chính xác nhất.
- Tất cả những thiết bị di động sẽ được kết nối với web 3.0: Người truy cập có thể linh động kết nối và truy cập nội dung ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào.
- Verifiable: Tất thông tin đều được minh bạch, có thể xác nhận on-chain.
- Loại bỏ sự không tin tưởng và không cho phép: Bất cứ ai cũng có thể tham gia web 3.0.
- Tính cá nhân: Đề cao người dùng và người dùng có quyền quản lý và sử dụng tất cả thông tin và tài sản của mình.
Cách thức hoạt động của Web 3.0
Bằng cách ghi lại hoạt động của người dùng trong blockchain, Web 3.0 sẽ giúp người dùng truy cập có thể sử dụng được dữ liệu của mình trên toàn bộ hệ thống các website chỉ bằng một tài khoản duy nhất.
Web 3.0 nâng cao tính bảo mật, quyền riêng tư cũng như tính minh bạch, tạo điều kiện cho nhận dạng bằng kỹ thuật số.
Toàn bộ thông tin đều được cập nhật tạo thành kho dữ liệu khổng lồ và hiển nhiên khách hàng có thể tìm kiếm những thông tin trên Web 3.0
Không cần đến sự giúp đỡ của máy chủ trung gian, người truy cập có thể thực hiện nhiều giao dịch trên website.
Kiến trúc của Web 3.0
Chủ yếu có 4 yếu tố trong kiến trúc tạo nên web 3.0:
- Ethereum Blockchain – Đây là các máy trạng thái có thể truy cập toàn cầu được duy trì bởi một mạng lưới các nút ngang hàng. Bất kỳ ai trên thế giới đều có thể truy cập vào máy trạng thái và ghi vào nó. Về cơ bản, nó không thuộc sở hữu của bất kỳ thực thể nào mà là của tất cả mọi người trong mạng. Người dùng có thể ghi vào Ethereum Blockchain, nhưng họ không bao giờ có thể cập nhật dữ liệu hiện có.
- Smart Contracts – Đây là các chương trình chạy trên Ethereum Blockchain. Chúng được viết bởi các nhà phát triển ứng dụng bằng các ngôn ngữ cấp cao, chẳng hạn như Solidity hoặc Vyper, để xác định logic đằng sau các thay đổi trạng thái.
- Máy ảo Ethereum (EVM) – Mục đích của các máy này là thực thi logic được xác định trong các Smart Contracts. Chúng xử lý các thay đổi trạng thái diễn ra trên máy trạng thái.
- Front End (Giao diện người dùng) – Giống như bất kỳ ứng dụng nào khác, giao diện người dùng xác định logic giao diện người dùng. Tuy nhiên, nó cũng kết nối với các Smart Contracts xác định logic ứng dụng.
Ưu và nhược điểm của Web 3.0
Ưu điểm
Nói không với trung gian
Không phải phụ thuộc vào bên trung gian (Facebook hay Paypal), tại mạng lưới phi tập trung tất cả giao dịch được trao đổi trực tiếp.
Ngăn chặn vi phạm dữ liệu
Những dữ liệu do chính bạn kiểm soát nó vì thế rất khó để hacker có thể chiếm quyền kiểm soát dữ liệu của bạn trừ khi hacker khống chế được toàn bộ mạng. Và những công ty như Facebook hay Google cũng không thể bán dữ liệu của bạn cho bên khác để kiếm lợi nhuận.
Dữ liệu được tồn tại vĩnh viễn
Những trò chơi mà bạn yêu thích, nội dung tin nhắn hay bất cứ dữ liệu nào trên Web 3.0 sẽ tồn tại đến khi Internet không còn hoạt động nữa, bất cứ ai cũng không có quyền truy cập và xóa bỏ chúng.
Các dịch vụ sẽ hoạt động 24/7
Một điều mà bạn phải biết, những dịch vụ trên Web 3.0 sẽ không có một máy chủ cố định. Vì thế chúng sẽ hoạt động liên tục khi mạng lưới còn tồn tại.
Dân chủ
Internet sẽ trở nên dân chủ như nó đã từng. Không ai được quyền ngăn cản bạn truy cập Internet. Bạn có thể truy cập Internet vào bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ nơi đâu.
Kết nối thông minh
Khả năng gắn thẻ ngữ nghĩa của Web 3.0 sẽ cho phép Internet trở nên thông minh và được kết nối hơn. Người dùng có thể sử dụng các thiết bị kết nối internet được gắn thẻ ngữ nghĩa chung để cung cấp website phù hợp, trực quan và cá nhân hóa kinh nghiệm. Nói một cách dễ hiểu, đó là lợi ích của sự kết hợp giữa IoT và công nghệ AI.
Nhược điểm
Không thân thiện với người dùng mới
Đa số các công nghệ phi tập trung hiện tại không thân thiện với người dùng mới, người sử dụng phải có hiểu biết nhất định về công nghệ Blockchain để có thể sử dụng.
Quá trình chuyển đổi từ web truyền thống sang web phi tập trung sẽ phải diễn ra dần dần từ web truyền thống => phi tập trung một phần => phi tập trung hoàn toàn để người dùng Internet có thể thích ứng.
Mặc dù có khả năng tương lai Internet sẽ là phi tập trung, nhưng điều này không có nghĩa là các hệ thống tập trung sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vì chúng vẫn cần thiết.
Lượng dữ liệu rác khổng lồ
Do dữ liệu tồn tại trên Blockchain mãi mãi nên chúng khiến cho Blockchain ngày càng trở nên nặng hơn. Hơn thế nữa công nghệ Blockchain yêu cầu mỗi nút phải tải toàn bộ dữ liệu Blockchain về khiến cho tổng dung lượng của Blockchain trên toàn mạng lưới càng kinh khủng. Ví dụ như Blockchain của Ethereum, nó đã đạt kích cỡ 300 Giga byte vào ngày 19 tháng 9.
Tốc độ xử lý
Do phải chạy các nút xác thực, dựa trên các tính năng cơ bản của blockchain, điều này dẫn tới việc có thể bị nghẽn mạng và khiến trải nghiệm của người dùng giảm xuống.
Chưa sẵn sàng cho việc áp dụng rộng rãi
Công nghệ Web3 ngày càng thông minh, hiệu quả và dễ tiếp cận. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để áp dụng rộng rãi. Cần nhiều nghiên cứu về tiến bộ công nghệ, luật bảo mật và sử dụng dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Coin Web 3.0 là những coin nào?
Nếu bạn đã biết được web 3.0 là gì, thì cũng hiểu được rằng nó chạy trên các blockchain – thứ mà tiền điện tử cung cấp. Chính vì vậy, những blockchain mà có thể cung cấp nền tảng cho web 3.0 hoạt động sẽ được gọi là coin Web 3.0.
Dưới đây là danh sách những coin Web 3.0 top đầu, tính theo vốn hóa thị trường:
Những coin Web 3.0 tiềm năng 2022 nên đầu tư
Nên đầu tư vào coin Web 3.0 nào? Dưới đây là những coin Web 3.0 tiềm năng nhất mà bạn có thể tham khảo:
Filecoin (FIL)
Filecoin là tủ hồ sơ của thế giới Web 3.0. Nó là một mạng lưu trữ phi tập trung, được sử dụng như một giải pháp thay thế an toàn cho lưu trữ đám mây tập trung cũng như một nguồn thu nhập thụ động. Filecoin có thể chứa bất kỳ dữ liệu nào, bao gồm video, âm thanh, hình ảnh và văn bản.
Đặc biệt, Filecoin con giúp người dùng có thể kiếm được các token FIL của nền tảng bằng cách cho thuê không gian lưu trữ trong ổ cứng của họ. Bất kỳ ai cũng có thể là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trong hệ sinh thái của Filecoin. Càng cung cấp nhiều dung lượng lưu trữ cho Filecoin, càng nhận được nhiều phí và các token.
- Giá hiện tại: $ 7.83(3.93%)
- Vốn hóa: $ 1.64 B
- Xếp hạng vốn hóa: 44
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 107.39 M
Flux (FLUX)
Trong danh sách những đồng coin Web 3.0 tiềm năng, thì mình đánh giá cao Flux nhất. Flux được thiết kế để giúp các nhà phát triển tạo các ứng dụng Web 3.0 và triển khai chúng trên các mạng khác nhau. Điểm mạnh của Flux cung cấp một thiết kế kỳ diệu với cơ sở hạ tầng phi tập trung độc quyền cho phép người dùng truy cập dữ liệu trong và ngoài chuỗi.
- Giá hiện tại: $ 0.689576(1.59%)
- Vốn hóa: $ 159.88 M
- Xếp hạng vốn hóa: 211
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 6.52 M
Theta (THETA)
Theta là một nền tảng phát trực tuyến video, và nó có phần thưởng cho người dùng chia sẻ băng thông và tài nguyên máy tính bổ sung của họ. Theta hướng tới mục tiêu trở thành video và giải trí thế hệ tiếp theo được cung cấp bởi blockchain bởi người dùng của nó
Theta giải quyết vấn đề phân phối video đến khắp mọi nơi thế giới bằng cách giảm chi phí mà không phải hi sinh chất lượng video. ọ. Steve Chen, người đồng sáng lập YouTube đã cho rằng Theta sẽ phá vỡ ngành công nghiệp video trực tuyến, như YouTube đã làm vào năm 2005.
- Giá hiện tại: $ 1.32(11.07%)
- Vốn hóa: $ 1.32 B
- Xếp hạng vốn hóa: 50
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 80.14 M
Polkadot (DOT)
Polkadot vốn là đồng coin rất nổi tiếng trên thị trường tiền điện tử và vốn hóa thường xuyên lọt top 10, nhưng ít người biết được nó cũng là một trong những đồng coin Web 3.0 khá tiềm năng. Polkadot là một công nghệ đa chuỗi (Multi-Chain), có thể mở rộng. Nó cho phép các Blockchain kết nối với nhau để chia sẻ dữ liệu để tạo thành một Network phi tập trung.
- Giá hiện tại: $ 9.89(3.79%)
- Vốn hóa: $ 10.86 B
- Xếp hạng vốn hóa: 11
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 257.73 M
BitTorrent (BTT)
Với hơn hai tỷ người dùng và 200 triệu ví, BitTorrent là công ty phần mềm hàng đầu có phần mềm ứng dụng khách cho Mac, Android, Windows và hơn thế nữa. Nó tự xưng là “mạng phân tán lớn nhất thế giới” và cung cấp khả năng tải và phát trực tuyến an toàn cho các sản phẩm torrent.
BitTorrent là mạng ngang hàng (p2p) đầu tiên và mạnh mẽ nhất trên thế giới. Các file lớn được chia thành nhiều phần và gửi qua internet ở định dạng này, sau đó tập hợp lại thành một tệp duy nhất trên máy tính của người nhận. Tất cả những người tải xuống tệp từ mạng sẽ tham gia phân phối tự động.
- Giá hiện tại: $ 0.000001(5.46%)
- Vốn hóa: $ 1.05 B
- Xếp hạng vốn hóa: 62
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 51.33 M
Helium (HNT)
Helium là một mạng phi tập trung được cung cấp bởi blockchain cho Internet Of Things (IoT), các thiết bị sử dụng thuật toán bằng chứng về phạm vi phủ sóng.
Với Helium, người dùng có thể xây dựng cơ sở hạ tầng không dây trên mọi quy mô mà không tốn quá nhiều chi phí. Nền tảng này dựa trên thuật toán PoC. Người khai thác có thể kiếm được token gốc của Helium, được gọi là HNT, làm phần thưởng.
- Giá hiện tại: $ 10.76(8.13%)
- Vốn hóa: $ 1.02 B
- Xếp hạng vốn hóa: 63
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 18.14 M
Chainlink (LINK)
Chainlink là một mạng phi tập trung được xây dựng trên Ethereum, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo các hợp đồng thông minh dựa trên dữ liệu trong thế giới thực. Nó có thể tích hợp với bất kỳ blockchain nào, đó là lý do tại sao nó đã trở thành một nền tảng được sử dụng rộng rãi cho các dịch vụ oracle. Chainlink hứa hẹn sẽ trở thành một trong các đồng coin Web 3.0 tiềm năng trong tương lai.
- Giá hiện tại: $ 7.98(7.79%)
- Vốn hóa: $ 3.70 B
- Xếp hạng vốn hóa: 23
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 549.99 M
The Graph (GRT)
The Graph một hệ thống lập chỉ mục (index) và truy vấn dữ liệu từ Blockchain. Với The Graph, ai cũng có thể truy cập để xây dựng và publish các API gọi là Subgraph. Với sự ra đời của Web 3.0 trong tương lai, thì vai trò của Th Graph là rất lớn, vì vậy đây đứng đáng là một đồng coin Web 3.0 nên đầu tư.
- Giá hiện tại: $ 0.166851(-0.65%)
- Vốn hóa: $ 1.21 B
- Xếp hạng vốn hóa: 53
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 65.85 M
Siacoin (SC)
Sia là một nền tảng blockchain sử dụng mạng ngang hàng để tạo ra một nền tảng kỹ thuật số nơi người dùng có thể trả tiền cho các máy chủ để thuê không gian lưu trữ của họ. Vì dữ liệu của người dùng được mã hóa trên toàn mạng của Siacoin nên không bên thứ ba nào có thể truy cập thông tin này thay vì các dịch vụ lưu trữ đám mây thông thường.
- Giá hiện tại: $ 0.005900(6.74%)
- Vốn hóa: $ 298.77 M
- Xếp hạng vốn hóa: 149
- Khối lượng giao dịch 24h: $ 7.47 M
Kết luận
Bài viết trên đây chia sẻ những kiến thức về Web 3.0. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu phần nào về Web 3.0 là gì và những đồng coin Web 3.0 tiềm năng để đầu tư. Qua những đề cập ở trên, Web 3.0 sẽ sớm trở thành xu hướng trong tương lai. Chúc các bạn thành công.