Trendline hay đường xu hướng là những đường cơ bản, quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Cùng Giavang.com tìm hiểu đường trendline, cách xác định đường xu hướng ngay dưới bài viết này.
Mục Lục
Trendline là gì?
Trendline hay đường xu hướng là đường thẳng nối 2 hay nhiều điểm, giúp nhà giao dịch xác định xu hướng giá trong một khoảng thời gian cụ thể. Trendline hình thành bằng cách nối hai hoặc nhiều điểm khác nhau. Có 3 đường trendline gồm: Uptrend, downtrend và sideway.
Trendline (đường xu hướng) có các dạng nào?
- Đường trendline tăng là đường thẳng nối các đáy mà chạm đến đó giá sẽ bounce lên hay còn được gọi là đường hỗ trợ.
- Đường trendline giảm là đường thẳng nối các đỉnh mà chạm đến đó giá sẽ giảm hay còn được gọi là đường kháng cự.
- Đường trendline đi ngang là, đường thẳng nối các đáy bằng nhau là đường hỗ trợ, đường nối các đỉnh bằng nhau là kháng cự.
Xác định đường xu hướng Trendline chính xác
Để vẽ đường xu hướng chính xác, điều nhà đầu tư cần làm là tìm được hai đỉnh chính hay hai đáy chính và nối chúng bằng một đường thẳng.
Ví dụ minh họa:
- Đối với Uptrend chọn ít nhất 2 đáy và nối lại với nhau, cần chọn đáy sau cao hơn đáy trước.
- Đối với Downtrend chọn ít nhất hai đỉnh, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Đối với Sideway chọn ít nhất 2 đỉnh/ 2 đáy bằng nhau và nối lại
Hướng dẫn vẽ Trendline trên Tradingview và MT4
Vẽ Trendline trên Tradingview
Bước 1: Truy cập Tradingview, chọn 3 sọc ngang góc trái trên cùng màn hình.
Bước 2: Chọn biểu tượng trendline như hình minh họa và nối các đáy, các đỉnh.
Vẽ Trendline trên MT4
Bước 1: Mở MetaTrader 4 vào “/” trên thanh menu như hình bên dưới.
Bước 2: Giữ chuột trái nối các đỉnh tạo đường xu hướng giảm. Tương tự giữ chuột trái nối các đáy tạo đường xu hướng tăng.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng MT4
Cách giao dịch với Trendline
Giao dịch theo xu hướng điều chỉnh
Điều chỉnh là một động thái thường xảy ra khi xu hướng chính tăng lên hoặc giảm xuống nhiều đến mức nó có xu hướng đưa giá trở lại xu hướng ban đầu.Xu hướng điều chỉnh nên thấp hơn xu hướng chính. Bên cạnh đó, trong hầu hết tình huống, giai đoạn điều chỉnh xu hướng cần rất nhiều thời gian để hoàn thành so với giai đoạn ổn định. Vì thế, giao dịch theo xu hướng điều chỉnh gặp nhiều rủi ro.
Giao dịch phá vỡ
Trong trường hợp giá đang di chuyển theo một hướng cố định và tạo ra mức cao hơn và mức thấp hơn, một xu hướng tăng đang hình thành. Tuy nhiên, mô hình này hoàn toàn có thể đảo ngược. Trong tình huống này, giá sẽ thay đổi và bắt đầu dịch chuyển theo hướng ngược lại.
Nhà đầu tư cần cảnh giác khi giao dịch theo trendline phá vỡ, bởi nếu không cẩn thận giá phá vỡ đường xu hướng, nhưng không đủ đà để xác nhận mô hình đảo chiều. Hay nếu bạn vẽ trendline không chính xác, bạn sẽ lầm tưởng giá đã phá vỡ, đảo chiều xảy ra và vào lệnh quá sớm. Trendline được coi như một khu vực, vùng chứ không chỉ là một đường, vì vậy chúng rất khó xuyên thủng chỉ bằng một cây nến.
Giao dịch theo sự dịch chuyển xu hướng
Khi vẽ được một đường xu hướng, nhà đầu tư có thể xác định và giao dịch theo sự dịch chuyển của nó. Đường xu hướng được xác định bởi 3 điểm, nhà đầu tư tìm được 1 điểm vào chính xác cho lệnh giao dịch. Cách này theo xu hướng tăng, bạn có thể giao dịch ngay khi “bounce” nhảy giá tiếp theo cùng xu hướng, nếu hành vi giá đã xác nhận kỳ vọng của bạn.
Trên đây là biểu đồ H4 của cặp tỷ giá EUR/USD, quan sát nhà đầu tư có thể thấy giá đã chạm trendline 3 lần.
Sau khi giá chạm đường xu hướng lần thứ 3, nó đã tạo ra một xu hướng giảm vì đường xu hướng không thể bị phá vỡ. Vì vậy, nó bắt đầu tạo ra một mức thấp mới cùng với một sự điều chỉnh xu hướng mới.
Giá sau khi tiếp tục “bật” lên, chạm đường màu xanh lá cây lần thứ 5, tuy nhiên chúng không thể bật trở lại. Tại thời điểm này EUR/USD đã tạo ra mức thấp thấp hơn. Do đó, tỷ giá EUR/USD đã giảm khá mạnh.
Bài viết trên chia sẻ những thông tin về đường xu hướng trendline, đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra tầm quan trọng của nó trong giao dịch. Mong rằng những thông tin này có thể giúp bạn cải thiện chiến thuật giao dịch và tối ưu lợi nhuận. Chúc bạn thành công.