Trái phiếu ngân hàng được ví như kênh đầu tư mang lại nhiều cơ hội sinh lời. Ngoài ra, với mức độ an toàn và mức lãi suất hấp dẫn, loại trái phiếu này nhận được sự ưa chuộng của nhiều người. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu về thuật ngữ này và cách đầu tư qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- 1 Trái phiếu ngân hàng là gì?
- 2 Lợi ích khi đầu tư trái phiếu ngân hàng
- 3 Rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng
- 4 Top 3 ngân hàng phát hành trái phiếu an toàn, lợi nhuận ổn định
- 5 Cách mua trái phiếu ngân hàng 2022
- 6 Có nên mua trái phiếu ngân hàng không?
- 7 Nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm?
- 8 Kết luận
Trái phiếu ngân hàng là gì?
Trái phiếu ngân hàng là một loại trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng. Mục đích cuối cùng là nhanh chóng tạo ra được một lượng tiền lớn chỉ trong thời gian ngắn.
Hoàn toàn tương tự gửi tiết kiệm, trái phiếu ngân hàng đem lại cho nhà đầu tư cơ hội sinh lời an toàn. Chỉ khác là mức lãi suất cao hơn. So với các công ty khác trên thị trường, ngân hàng có độ uy tín và tình hình kinh doanh ổn định hơn.
Bài viết liên quan
Kỳ hạn trái phiếu là gì? Những lưu ý khi lựa chọn kỳ hạn trái phiếu
Trái phiếu chuyển đổi là gì? Điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi
Trái phiếu coupon là gì? Cách tính lãi suất trái phiếu coupon
Trả góp qua thẻ tín dụng là gì? Thẻ tín dụng ngân hàng nào ưu đãi tốt?
Lợi ích khi đầu tư trái phiếu ngân hàng
Đầu tư trái phiếu ngân hàng nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư bởi nó có nhiều lợi ích như:
- Ngân hàng được đánh giá là kênh đầu tư có độ an toàn cao và mức độ yên tâm lớn cho các nhà đầu tư. Bởi vì đây là một trong số các tổ chức tín dụng vừa có độ uy tín cao, vừa được sự kiểm soát của Chính phủ.
- Lãi suất của trái phiếu ngân hàng chính xác là khoản lợi nhuận của ngân hàng khi hoạt động. Tùy theo ban đầu thỏa thuận giữa nhà đầu tư và ngân hàng mà sẽ nhận được khoản lãi suất tương ứng.
- Nếu không may ngân hàng phá sản, việc thanh toán nợ cho các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu được ưu tiên lên hàng đầu.
- Đa số giá phát hành trái phiếu ngân hàng khá rẻ, thích hợp với nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mua.
Rủi ro khi mua trái phiếu ngân hàng
Không thể phủ nhận đây là kênh đầu tư an toàn nhưng bất cứ hình thức đầu tư nào cũng tồn tại các rủi ro nhất định. Đối với loại trái phiếu này, một số rủi ro có thể kể đến như:
- Mối quan hệ nghịch đảo của lãi suất và giá của trái phiếu: Khi lãi suất giảm, giá trái phiếu này sẽ có xu hướng tăng. Và ngược lại, khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu được phát hành sẽ giảm. Lý do xảy ra hiện tượng này là vì các nhà đầu tư mong muốn “khoá” lợi nhuận cao trong thời gian lâu nhất có thể khi lãi suất giảm.
- Lãi suất không còn hấp dẫn: Trong bối cảnh gần như hầu hết các ngân hàng đều đồng loạt giảm lãi suất như hiện nay, lãi suất trái phiếu này không còn hấp dẫn như trước nữa. Mức lợi nhuận của khoản đầu tư mà nhà đầu tư thu được sẽ giảm đi khá nhiều.
- Rủi ro tái đầu tư: Nhà đầu tư sẽ phải tái đầu tư số tiền thu được với mức tỷ lệ thấp hơn những gì đã thu được trước đó. Ngân hàng sẽ mua lại trái phiếu sau khi đáo hạn và bắt đầu phát hành đợt trái phiếu mới với mức lãi suất thấp hơn. Nếu tiếp tục đầu tư, nhà đầu tư sẽ thu được khoản lợi nhuận thấp hơn đợt trái phiếu trước đó.
- Rủi ro xếp hạng: những tổ chức cho vay như ngân hàng hay các tổ chức sẽ có thể cân nhắc hoặc tính mức lãi suất cao hơn đối với các công ty bị xếp hạng tín dụng thấp. Từ đó có thể dẫn đến khả năng chi trả khoản nợ của doanh nghiệp đối với các trái chủ của công ty và gây tổn hại cho các cá nhân tổ chức sở hữu trái phiếu muốn bán đi.
- Rủi ro do lạm phát: là một trái chủ về bản chất bạn có quyền được nhận trái tức trong thời gian nắm giữ. Tuy nhiên, nếu lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh chóng và nhanh hơn so với tốc độ sinh lời từ trái tức của nhà đầu tư thì nhà đầu tư có khả năng phải nhận mức lợi suất âm và sức mua giảm đáng kể.
- Rủi ro tín dụng: Một số nhà đầu tư thường không nhận ra được rằng trái phiếu doanh nghiệp không được tín dụng chính phủ đảm bảo mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đó.
- Rủi ro tính thanh khoản: Trái phiếu doanh nghiệp không có tính thanh khoản cao như trái phiếu doanh nghiệp. Một số trái phiếu doanh nghiệp có thị trường quá nhỏ dẫn đến nhà đầu tư không thể giao dịch trái phiếu một cách nhanh chóng.
Top 3 ngân hàng phát hành trái phiếu an toàn, lợi nhuận ổn định
Trái phiếu ngân hàng Vietcombank
Vietcombank được mệnh danh là ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời và uy tín nhất hiện nay. Cung cấp các sản phẩm đầu tư tài chính tốt nhất cho khách hàng thông qua phát hành trái phiếu.
Lợi tức của trái phiếu Vietcombank luôn nằm ở mức cao:
- Đợt 1: Phát hành năm 2002 ngân hàng trả lãi suất 8.5%/năm
- Đợt 2: Lãi suất trái phiếu cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm trung bình 12 tháng 1%.
Ưu điểm của trái phiếu ngân hàng Vietcombank là tính thanh khoản cao, ngân hàng phát triển nhanh, bền vững và luôn trong top đầu. Vì vậy, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm với số vốn bỏ ra.
Trái phiếu ngân hàng Techcombank
Techcombank đã được niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE, được đánh giá là ngân hàng tiềm năng nên trái phiếu ngân hàng trong thời gian tới sẽ ổn định.
Ưu điểm khi mua trái phiếu Techcombank là sản phẩm an toàn, rủi ro thấp và linh hoạt. Lãi suất khi mua trái phiếu Techcombank khá cao, trên 7,1% / năm, có thể linh hoạt trong 1 năm và bán lại hoặc gia hạn thêm 1 năm nếu có nhu cầu. Hiện nay TechcomBank quy định số tiền tối thiểu để đầu tư là 100 triệu đồng với kỳ hạn đầu tư từ 6 tháng trở lên.
Trái phiếu ngân hàng Vietinbank
Vietinbank sở hữu 50% vốn nhà nước, đứng top 4 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam hiện nay. Vietinbank áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động kinh doanh và sẽ có nhiều thay đổi hấp dẫn trong tương lai.
Trái phiếu mới phát hành của Vietinbank cũng có lợi suất hấp dẫn với trái phiếu có kỳ hạn trên 5 năm. Đặc biệt, lãi suất trái phiếu VietinBank được điều chỉnh định kỳ:
Đối với khách hàng doanh nghiệp: 6,3% / năm
Đối với cá nhân: Chỉ từ 4,5 – 5,2% với kỳ hạn từ 3 – 6 tháng
Giá trái phiếu sẽ phụ thuộc vào từng đợt phát hành, để mua được trái phiếu bạn cần theo dõi thông tin của ngân hàng phát hành vì không phải lúc nào cũng phát hành ra thị trường.
Ngoài ra, khi sở hữu trái phiếu VietinBank, khách hàng có quyền tự do chuyển nhượng hoặc cho/tặng người khác. Có thể đưa trái phiếu vào danh mục tài sản thừa kế cho người thân hoặc sử dụng như một tài sản bảo đảm, thế chấp… khi có nhu cầu tài chính. Số tiền tối thiểu để giao dịch trái phiếu VietinBank từ 10 triệu đồng.
Cách mua trái phiếu ngân hàng 2022
Không phải lúc nào bạn cũng có thể mua được trái phiếu ngân hàng bởi loại trái phiếu này không thường xuyên phát hành. Muốn mua loại trái phiếu này thì các nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi trên website ngân hàng để tìm hiểu về các đợt phát hành trái phiếu. Cụ thể về điều kiện và thủ tục mua trái phiếu ngân hàng mà bạn cần biết:
Điều kiện mua trái phiếu ngân hàng
Nhà đầu tư cần đáp ứng các tiêu chí dưới đây để có thể mua trái phiếu ngân hàng:
- Cần có ít nhất một tài khoản lưu ký tại công ty chứng khoán.
- Có tài khoản thanh toán đăng ký tại một ngân hàng, đặc biệt tại ngân hàng mua trái phiếu thì càng tốt.
- Số dư tài khoản của nhà đầu tư phải lớn hơn hoặc ít nhất bằng giá 1 trái phiếu của ngân hàng đó.
- Mỗi đợt phát hành trái phiếu của ngân hàng sẽ có quy định riêng tùy từng ngân hàng. Tại một số các ngân hàng lớn, trái phiếu của họ đôi khi chỉ phát hành cho các doanh nghiệp hoặc các khách hàng lớn của từng đơn vị.
Thủ tục mua trái phiếu ngân hàng
Thủ tục mua trái phiếu ngân hàng thực tế rất đơn giản, căn bản nhà đầu tư chỉ cần vốn và giấy tờ như CCCD/CMND. Tiếp theo, hồ sơ của bạn sẽ được nhân viên của ngân hàng hoặc công ty môi giới chuẩn bị đầy đủ. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy CMND/CCCD bản gốc kèm theo bản photo
- Giấy chứng minh cho mục đích mua trái phiếu ngân hàng
- Giấy phép kinh doanh (nếu có)
- Mẫu đơn mua trái phiếu ngân hàng theo mẫu của từng ngân hàng
Mua trái phiếu ngân hàng ở đâu?
Nhà đầu tư có thể mua trái phiếu ngân hàng thông qua hai hình thức dưới đây:
- Mua trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng phát hành trái phiếu bất kỳ.
- Mua trái phiếu ngân hàng thông qua các đơn vị môi giới chứng khoán. Hoặc một số ngân hàng thực hiện phát hành trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư có thể mua tại đó.
Có nên mua trái phiếu ngân hàng không?
Kênh đầu tư trái phiếu ngân hàng là một kênh đầu tư an toàn, tuy nhiên thực tế, bất cứ kênh đầu tư nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Một số rủi ro khi đầu tư trái phiếu có thể kể đến như: lạm phát, lãi suất, rủi ro tái đầu tư. Cụ thể về từng rủi ro thì đều đã được nêu rõ ở nội dung trên, nhà đầu tư có thể tham khảo và cân nhắc.
Các rủi ro tuy đa dạng nhưng cũng không quá phổ biến. Bởi tại thị trường Việt Nam, lạm phát thường được kiềm chế trong khoảng từ 2-3% tại ngưỡng cho phép. Do đó, trái phiếu ngân hàng vẫn là kênh có khả năng thu về vốn cao cũng như sinh lời tốt.
Nên mua trái phiếu ngân hàng hay gửi tiết kiệm?
Gửi tiết kiệm ngân hàng
Là khi bạn có một khoản tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng và nhận một khoản tiền lãi cố định. Kết thúc kỳ hạn bạn sẽ nhận được cả tiền gốc và lãi.
Ưu điểm khi gửi tiết kiệm ngân hàng: đảm bảo an toàn cao (không sợ mất cắp, hỏa hoạn khi để trữ tiền ở nhà..); tiền gửi có thể sinh lãi theo thời gian; hạn chế mất tiền do lạm phát; linh hoạt sử dụng tiền khi cần thiết…
Cách thức gửi tiết kiệm đơn giản: chỉ cần mang CMND ra các quầy giao dịch của ngân hàng sẽ được nhân viên hỗ trợ làm hồ sơ và gửi tiền. Hoặc có thể thực hiện gửi tiền tiết kiệm online qua các app hoặc internet banking…
Mua trái phiếu ngân hàng
Lợi ích đầu tiên phải kể đến đó là lợi nhuận cao (mức lãi suất trung bình do các ngân hàng phát hành trái phiếu khoảng từ 8,7% – 9,5%).
Lãi suất được hưởng cố định: không bị phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nếu trường hợp ngân hàng bị sự cố dẫn đến phá sản. Ngân hàng phải có nghĩa vụ trả nợ cho chủ sở hữu trái phiếu trước tiên. Sau đó, mới đến các cổ đông.
Có thể linh hoạt chuyển nhượng trái phiếu khi có nhu cầu.
Tóm lại, cả hai hình thức đầu tư đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo tình hình tài chính và nhu cầu của mỗi cá nhân mà bạn có thể lựa chọn phù hợp. Ví dụ, gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất thấp hơn nhưng an toàn và ổn định. Ngược lại, trái phiếu có lãi suất cao hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bạn nên cân nhắc mục tiêu tài chính của mình. Nếu e ngại rủi ro hay chưa có nhiều kiến thức về tài chính, nhà đầu tư nên chọn gửi tiết kiệm. Ngược lại, nhà đầu tư nhạy bén, am hiểu thị trường thì đầu tư vào trái phiếu sẽ thu lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, có thể hạn chế rủi ro danh mục bằng cách phân bổ đầu tư vào cả hai kênh.
Kết luận
Bài viết trên đây chia sẻ các thông tin về trái phiếu ngân hàng là gì và những kiến thức quan trọng xoay quanh loại trái phiếu này. Hy vọng nhà đầu tư có thêm những kiến thức hữu ích trước khi quyết định tham gia đầu tư trái phiếu ngân hàng. Chúc nhà đầu tư giao dịch thành công!
Bài viết liên quan
Chứng khoán là gì? 6 bước cần thiết để đầu tư chứng khoán
Cách chơi chứng khoán phái sinh dễ thắng nhất
Phiên giao dịch chứng khoán là gì? Thời gian giao dịch mỗi sàn