Thuật ngữ trái phiếu doanh nghiệp từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với những ai tham gia thị trường chứng khoán. Đây là loại trái phiếu nhìn chung ít rủi ro và mang về lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư băn khoăn về loại trái phiếu này? Vậy trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có nên tham gia đầu tư hình thức trái phiếu này không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
- 2 Phân loại trái phiếu doanh nghiệp
- 3 Đặc điểm trái phiếu doanh nghiệp
- 3.1 Kỳ hạn trái phiếu
- 3.2 Khối lượng phát hành
- 3.3 Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
- 3.4 Mệnh giá trái phiếu
- 3.5 Hình thức trái phiếu
- 3.6 Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp
- 3.7 Loại hình trái phiếu doanh nghiệp
- 3.8 Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
- 3.9 Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp
- 4 Trái phiếu doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho nhà đầu tư?
- 5 Rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp
- 6 Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu và tiền gửi
- 7 Hướng dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả
- 8 Kết luận
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là một sản phẩm tài chính hình thức chứng khoán được phát hành dưới dạng bút toán ghi nợ và chứng chỉ bởi các doanh nghiệp hoặc tổ chức nhằm huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư. Người mua trái phiếu doanh nghiệp sẽ là những chủ nợ doanh nghiệp, tổ chức phát hành. Đến khi đáo hạn, những doanh nghiệp hoặc tổ chức này bắt buộc phải có nghĩa vụ thanh toán cả gốc lẫn lãi cho các nhà đầu tư trái phiếu theo quy định.
- Đặc điểm thị trường trái phiếu
- Có nên đầu tư vào trái phiếu kho bạc?
- Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi
Phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp được chia làm hai loại cơ bản: trái phiếu niêm yết và trái phiếu OTC
- Trái phiếu niêm yết: Đây loại trái phiếu được giao dịch rộng rãi trên trên các sàn tập trung như HNX và HSX và được đăng ký và lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Nhìn chung, tất cả các quy định giao dịch đều phải thực hiện và tuân thủ trên các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán.
- Trái phiếu OTC: Trái phiếu OTC còn có tên khác là trái phiếu phi tập trung, là loại trái phiếu không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý và thực hiện giao dịch dựa trên những thỏa thuận mua bán riêng giữa các nhà đầu tư. Trái phiếu OTC được giao dịch trên thị trường OTC.
Đặc điểm trái phiếu doanh nghiệp
Đối với trái phiếu doanh nghiệp, pháp luật đã có quy định những đặc và điều kiện như sau:
Kỳ hạn trái phiếu
Kỳ hạn này này sẽ do tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp quyết định căn cứ căn cứ dựa trên tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Khối lượng phát hành
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động của thị trường trong từng thời kỳ, khối lượng phát hành do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt.
Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
Vấn đề bay sẽ có ba đặc điểm sau:
- Trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là VNĐ, tiền Việt Nam;
- Trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành;
- Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu phải cùng loại với đồng tiền phát hành.
Mệnh giá trái phiếu
- Mệnh giá của trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
- Mệnh giá những trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường Việt Nam là 100.000 (một trăm nghìn đồng), đơn vị VNĐ hoặc bội số của 100.000 VNĐ (một trăm nghìn).
Hình thức trái phiếu
Đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành, doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu. Thông thường, các hình thức trái trái phiếu doanh nghiệp được phát hành là chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp
Có nhiều phương thức xác định lãi suất trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể áp dụng một trong những phương thức sau: lãi suất thả nổi; lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; hoặc kết hợp cả hai phương pháp lãi suất cố định và thả nổi;
Đối với trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi: doanh nghiệp phát hành phải công bố một cách rõ ràng và cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng;
Quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt phát hành từ doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành phải phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này, lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Loại hình trái phiếu doanh nghiệp
Có hai loại hình như sau:
- Trái phiếu không chuyển đổi: là trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền, trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm;
- Trái phiếu chuyển đổi: là trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền, trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm,.
Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
Phạm vi hạn chế giao dịch của trái phiếu doanh nghiệp là trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư. Hạn mức này không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, sẽ không hạn chế về số lượng trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch với nhà đầu tư, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác.
Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp
Do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành, được công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho nhà đầu tư?
Khi tham gia đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư nhận được các lợi ích như sau:
- Số tiền lãi nhận được hàng tháng cao hơn lãi tiết kiệm;
- So với sở hữu cổ phiếu, mức độ rủi ro thấp hơn do trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước cổ đông trong trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể;
- Dễ dàng trao đổi qua lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư;
- Có thể sử dụng lãi suất định kỳ để tái đầu tư, “lời sinh lời”.
Rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp
- Nhà đầu tư có thể “mất cả chì lẫn chài”: Một ví dụ điển hình, vừa qua Ủy ban chứng khoán nhà nước vừa ban hành quyết định hủy 9 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trị giá 10.030 tỉ đồng của Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt , Công ty Cung điện Mùa đông, Công ty Soleil), Tập đoàn Tân Minh Hoàng. Điều này, đồng nghĩa các trái chủ mua trái phiếu doanh nghiệp của 3 công ty trên rất khó thu hồi vốn và khả năng rủi ro cao là khó tránh khỏi.
- Rủi ro cao đối với nhóm trái phiếu doanh nghiệp bất động sản: Có đến 29% khối lượng trái phiếu doanh nghiệp nhóm bất động sản phát hành không có tài sản bảo đảm, hoặc chỉ bảo đảm bằng cổ phiếu – tỷ lệ này đã tăng khoảng 4 – 5% trong nửa cuối năm 2021 khi diễn biến giá cổ phiếu bất động sản tương đối thuận lợi cho việc thế chấp. không chỉ vậy, 3/4 trái phiếu lưu hành trên thị trường là của doanh nghiệp không niêm yết. Nếu tỷ lệ đòn bẩy của toàn ngành bất động sản có xu hướng tăng trong nửa cuối năm 2021, điều này cũng tiềm ẩn rủi ro không nhỏ đối với các nhà đầu tư.
- Nguy cơ gây mất an ninh, trật tự và an toàn quốc gia: Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Bộ Tài chính đã liên tục phát đi thông điệp cảnh báo vấn đề này. Nhà đầu tư cá nhân không nên mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ qua lời mời chào, hoặc ham rẻ để lời nhiều. Đồng thời, nếu thấy bản thân không đủ khả năng và nguồn lực để đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu, theo sát tiến độ giải ngân, mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành sau khi đầu tư mua trái phiếu… thì cũng không nên mạo hiểm.
Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu và tiền gửi
Ta có bảng phân biệt sau:
Đặc điểm | Trái phiếu doanh nghiệp | Cổ phiếu | Tiền gửi |
Vai trò nhà đầu tư | Trái chủ | Cổ đông | Người gửi tiền |
Lợi nhuận | Lãi suất được biết trước, theo quy định của doanh nghiệp phát hành trái phiếu | Tùy vào sự biến động giá của cổ phiếu | Lãi suất cố định được biết trước |
Rủi ro cụ thể | Doanh nghiệp không trả nợ | Cổ phiếu mất giá | Ngân hàng phá sản |
Khả năng chuyển nhượng | Có, mức độ tùy vào từng loại cụ thể | Cao | Rất thấp |
Kỳ hạn | Dài từ 2-10 năm | Không có | Thường dưới 1 năm |
Khả năng bảo toàn vốn | Trung bình | Thấp | Cao |
Cách rút tiền đầu tư | Nhận lãi định kỳ, nhận gốc khi đáo hạn | Bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp | Nhận cả gốc và lãi khi đáo hạn |
Yếu tố bạn cần quan tâm khi đầu tư | Lựa chọn doanh nghiệp có tình hình kinh doanh ổn định, đảm bảo trả đủ nợ | Lựa chọn doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao | Lựa chọn ngân hàng có mức lãi phù hợp |
Hướng dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả
Nhà đầu tư có thể tham khảo 4 bước sau đây để mua được trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả:
- Bước 1: Chọn đúng thời điểm phù hợp để mua trái phiếu và công đoạn này nên dựa trên chu kỳ chứng khoán. Khi chu kỳ này bùng nổ là thời điểm nên đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư có thể thực hiện việc mua trái phiếu doanh nghiệp. Ngược lại, trong lúc chu kỳ suy thoái thì bạn có thể mạnh tay đầu tư vào trái phiếu, vì bản chất của nó là rủi ro thấp, các nhà đầu tư sẽ xem nó như một chỗ trú ẩn an toàn;
- Bước 2: Đánh giá rủi ro từ phía công ty phát hành. Thực hiện xem xét các yếu tố như khả năng tài chính, uy tín của ban quản trị, vị thế của doanh nghiệp trong ngành.
- Bước 3: Cân bằng giữa rủi ro và lãi suất. Hãy nhớ rằng, trong thị trường sôi động và phức tạp như chứng khoán bất kỳ khoản loại cao nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Đôi khi đó là miếng “mồi nhử” mà các công ty đang gặp vấn đề tung ra để thu hút vốn vay.
- Bước 4: Cân nhắc thời hạn của trái phiếu bao gồm dự định đầu tư trong bao lâu, ngắn hạn hay dài hạn, mục tiêu của bạn là lợi nhuận hay thu nhập.
Kết luận
Nói tóm lại, trái phiếu doanh nghiệp là một trong những hình thức chứng khoán dễ mang lại lợi nhuận hiện nay. Nếu bạn là một người đam mê chứng khoán có thể tham khảo hình thức đầu tư này. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về trái phiếu doanh nghiệp. Chúc các bạn giao dịch thành công.