Đứng sau cổ phiếu, trái phiếu được xem là một loại hình chứng khoán phổ biến hiện nay. Nổi bật nhất là các dạng trái phiếu đảm bảo. Đây là loại trái phiếu được bảo đảm bằng một tài sản riêng. Vậy chúng ta có nên đầu tư vào loại trái phiếu này hay không? Cùng giavang.com nghiên cứu bài viết sau nhé!
Mục Lục
- 1 Trái phiếu đảm bảo là gì?
- 2 Bản chất của trái phiếu đảm bảo là gì?
- 3 Thủ tục chào bán trái phiếu đảm bảo ra thị trường bên ngoài
- 4 Một số loại trái phiếu đảm bảo phổ biến trên thị trường hiện nay
- 5 Đặc điểm cơ bản của trái phiếu đảm bảo hiện nay
- 6 Có nên chọn đầu tư vào trái phiếu đảm bảo hay không?
- 7 Lời kết
Trái phiếu đảm bảo là gì?
Trái phiếu đảm bảo (Covered Bond) là những dạng trái phiếu được bảo đảm thanh toán cho toàn bộ. Hoặc thanh toán một phần gốc, lãi khi đến kỳ hạn bằng các tài sản của doanh nghiệp phát hành. Hoặc tài sản của một bên thứ ba được xét duyệt dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm.
Hoặc được bảo lãnh thanh toán của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính có chức năng cung cấp các dịch vụ bảo lãnh thanh toán. Các loại trái phiếu có bảo đảm nổi bật hiện nay gồm có chứng khoán thế chấp (MBS), chứng chỉ ETC, …
Bản chất của trái phiếu đảm bảo là gì?
Trong trái phiếu đảm bảo, người phát hành trái phiếu sẽ cung cấp một tài khoản cụ thể để làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu đó. Đồng thời, đưa ra mức lãi suất giảm so với các kiểu trái phiếu không có bảo đảm.
Nếu vỡ nợ, trái chủ có bảo đảm hoàn toàn không phải lo lắng bất cứ điều gì. Bởi công ty phát hành sẽ có nghĩa vụ chuyển ngay QSH tài sản thế chấp cho trái chủ.
Covered Bond (trái phiếu có đảm bảo) sở hữu những bản chất cơ bản sau:
- Dòng trái phiếu này được bảo đảm thông qua những tài sản hoàn toàn riêng biệt. Trái phiếu này cũng được đảm bảo nếu tổ chức tài chính bị phá sản.
- Tài sản đảm bảo có thể thuộc đơn vị phát hành trái phiếu hoặc thuộc tài sản hiện hữu của bên thứ 3.
- Trái phiếu được bảo lãnh thanh toán trực tiếp bởi các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng. Lưu ý, các tổ chức này phải có khả năng cung cấp các dịch vụ bảo lãnh thanh toán.
Thủ tục chào bán trái phiếu đảm bảo ra thị trường bên ngoài
Điều kiện để chào bán trái phiếu có đảm bảo
Theo Điều 23 NĐ155/2020/NĐ-CP, điều kiện chào bán trái phiếu đảm bảo gồm có các tiêu chí sau:
1. Thỏa mãn các điều kiện cơ bản tại Điều 19 NĐ155/2020/NĐ-CP.
2. Bảo đảm thanh toán một phần/toàn bộ cả gốc lẫn lãi trái phiếu thông qua các phương thức sau:
- Bảo lãnh thanh toán của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng.
- Bảo đảm bằng các tài sản của đơn vị phát hành, tài sản của một bên thứ ba. Các tài sản bảo đảm phải được định giá bởi các tổ chức có khả năng thẩm định giá. Và đồng thời được đăng ký, xử lý dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Có người đại diện sở hữu khoản trái phiếu theo quy định chi tiết tại Điều 24 Đ155/2020/NĐ-CP.
Những hồ sơ liên quan khi thực hiện đăng ký chào bán trái phiếu đảm bảo
Dựa theo điều 25 NĐ 155/2020/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu có đảm bảo gồm các hồ sơ sau:
- Một số hồ sơ được quy định chi tiết tại Điều 20 NĐ 155/2020/NĐ-CP.
- Các văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán của các đơn vị (tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với trường hợp bảo đảm được thực hiện theo phương thức bảo lãnh thanh toán).
- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản: các tài liệu minh chứng về QSH tài sản được sử dụng để làm tài sản đảm bảo để thanh toán cho trái phiếu. Các ban cam kết đối với một bên thứ ba SHTS đảm bảo trong việc sử dụng tài sản liên quan đó để đảm bảo cho quá trình thực hiện thanh toán trái phiếu (trừ một số trường hợp đặc biệt), …
- Văn bản hợp đồng đại diện cho người sở hữu trái phiếu giữa các tổ chức phát hành với bên Đại diện người sở hữu trái phiếu đó.
Một số loại trái phiếu đảm bảo phổ biến trên thị trường hiện nay
Trái phiếu thế chấp
Đây là loại trái phiếu thường được dùng để hỗ trợ cho việc nắm giữ các loại hình bất động sản. Hoặc những dạng tài sản hữu hình khác như thiết bị. Nếu vỡ nợ, các trái chủ cầm cố có quyền bán tài sản cầm cố cơ bản và đồng thời được bồi thường số tiền đã tham gia đầu tư trước đó.
Lúc này, quyền sở hữu tài sản sẽ chuyển trực tiếp từ sang trái chủ trong các trường hợp vỡ nợ. Trái phiếu thế chấp luôn có sự an toàn hơn so với trái phiếu công ty.
Chứng chỉ (ETC) chứng chỉ tin cậy
Chứng chỉ này được dùng để đề cập đến các công nợ để cho phép các công ty phát hành sở hữu. Cũng như sử dụng các dạng tài sản trong suốt thời gian thực hiện thanh toán cho các trái chủ tại một thời điểm. Quyền sở hữu tài sản sẽ thuộc về bên trái chủ.
Lưu ý, bên phía công ty hoàn toàn vẫn có thể tạo ra được nguồn thu nhập và sử dụng tài sản đó. Những nhà đầu tư sẽ tiến hành cung cấp vốn thông qua cách thức mua chứng chỉ hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, có thể hỗ trợ giúp các công ty mua tài sản/cho thuê để tham gia hoạt động trong trường hợp người đi vay có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thanh toán của bên cho vay. Khi đó, quyền sở hữu sẽ được chuyển trực tiếp cho bên đi vay.
Trái phiếu đảm bảo đến từ các thành phố
Đối với các khu vực thành phố, đơn vị này hoàn toàn có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư khác. Phương thức huy động được thực hiện thông qua các công cuộc phát hành các loại trái phiếu có đảm bảo này cho một dự án nào đó.
Trái phiếu mặc nhiên sẽ được hỗ trợ bởi doanh thu dự kiến xuất phát từ một dự án cụ thể. Khi dự án đã được tiết lộ chi tiết và doanh thu dự kiến cùng một dự án. Các cơ quan thành phố khi đó sẽ đưa ra các chiến lược hoặc kế hoạch thực hiện trả nợ cho các nhà đầu tư.
Đặc điểm cơ bản của trái phiếu đảm bảo hiện nay
Ưu điểm của trái phiếu có đảm bảo
- Không xảy ra nhiều rủi ro hoặc không đáng kể so với quá trình thanh toán nợ gốc.
- Các đơn vị doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng được các cơ hội về thuế trong các công cuộc mua và trốn thuế tài sản. Điển hình là đối với các dạng tài sản cho thuê khi tham gia các giao dịch ETC.
- Thực hiện thanh toán các phiếu giảm giá hoặc lãi suất sẽ tạo nên một dòng tiền theo hằng quý/năm/tháng cho nhà đầu tư.
- Khi chọn mua loại trái phiếu đảm bảo sẽ được hỗ trợ trực tiếp bởi các dòng doanh thu. Từ đó, dòng doanh thu này sẽ tạo nên các dòng tiền xuyên suốt cho các nhà đầu tư khi thực hiện triển khai dự án.
- Mặc khác, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện cầm cố trái phiếu. Mục đích của hoạt động này giúp nhà đầu tư có thể huy động tiền nhanh chóng cho các ngân hàng. Hoặc các giao dịch trái phiếu khác trên thị trường và bắt đầu thu lợi nhuận từ đó, …
Nhược điểm của trái phiếu đảm bảo
- Giả sử, mức lãi suất hiện tại của thị trường tăng cao so với trái phiếu. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ bị lỗ bởi các khoản thanh toán bằng trái phiếu giảm giá sẽ ít hơn so với thị trường. Quá trình xét duyệt này sẽ được ấn định trong trường hợp lãi suất cố định.
- Dưới góc độ đánh giá của các công ty với một khoản thế chấp nhất định. Lãi suất trái phiếu có bảo đảm khá là tốn kém.
- Trường hợp, giá trị thị trường của các dạng tài sản thế chấp đang giảm giá. Nếu vỡ nợ, việc trả nợ gốc sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi nền kinh tế phát triển, lãi suất trái phiếu mặc nhiên sẽ bị ảnh hưởng trừ trường hợp lãi suất trái phiếu giảm giá được ấn định dựa trên tỷ giá thị trường.
Có nên chọn đầu tư vào trái phiếu đảm bảo hay không?
Trái phiếu có đảm bảo dường như không còn quá xa lạ trên thị trường đầu tư nói chung. Vì thế, vấn đề có nên chọn đầu tư vào loại trái phiếu này hay không luôn là chủ đề được quan tâm. Xét trên nhiều phương diện, việc quyết định đầu tư vào trái phiếu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Từ các yếu tố chủ quan đến các yếu tố khách quan khác tác động trực tiếp trên thị trường. Do đó, khi bắt đầu cân nhắc có nên chọn đầu tư vào trái phiếu có đảm bảo hay không, chúng ta cần lưu ý các điều sau:
- Đảm bảo hiểu rõ được bản chất, đặc trưng của trái phiếu có đảm bảo là gì. Loại trái phiếu này thực tế là những khoản đầu tư phái sinh hiện hữu, nó tương tự như chứng khoán cầm cố tài sản. Hay các chứng khoán thế chấp tài sản có liên quan.
- Nắm chắc được độ an toàn của trái phiếu có đảm bảo. Nhìn chung, độ an toàn của trái phiếu có đảm bảo sẽ cao hơn so với các dạng khác. Bởi những khoản vay được sử dụng để làm tài sản đảm bảo đều sẽ được giữ lại trên hệ thống bảng cân đối kế toán đến từ nhà phát hành.
Tuy nhiên, thực tế không ít một số chuyên gia trong giới đầu tư trái phiếu vẫn đưa ra nhiều lời cảnh báo về trái phiếu đảm bảo. Theo Báo Kinh tế và Dự báo, Ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho rằng “Kể cả các dạng trái phiếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro”. Bởi thị trường hiện nay còn có nhiều vấn đề bất cập, thủ tục pháp lý đôi khi còn chưa rõ ràng.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu (Chuyên gia tài chính – ngân hàng). Có một số trái phiếu sẽ được bảo đảm dựa trên cổ phiếu đến từ các nhà phát hành. Nếu giá trị cổ phiếu tăng cao trên thị trường, nhà phát hành không thể thanh toán khoản nợ. Theo lý thuyết, các nhà đầu tư có thể chọn cách mang cổ phiếu đó đi bán để thu hồi vốn. Nhưng thực tế, khi nhà phát hành mất khả năng trả nợ thì tình hình tài chính lúc này đang có rất nhiều rủi ro.
Vì thế, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyến cáo, nên cân nhắc chọn một tổ chức trung gian làm đại diện (giữ trái phiếu). Đơn vị này có thể là định chế tài chính và các công ty chứng khoán. Mục đích của hoạt động này là nhằm bảo quyền được những quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những nội dung chi tiết về đặc điểm và bản chất của trái phiếu đảm bảo. Mặc dù, trái phiếu có bảo đảm thông qua một tài sản riêng biệt. Tuy nhiên, khi bắt đầu tham gia đầu tư, đòi hỏi các nhà đầu tư vẫn cần sự nhạy bén, nghiên cứu vững được sự biến động của thị trường.
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Phân biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường hiện nay