Tháp tài sản hay còn được gọi là tháp tài chính. Mô hình này có vẻ ngoài như kim tự tháp đáy lớn, đỉnh nhọn chia thành từng tầng giúp cá nhân hoàn thành mục tiêu đặt ra nhưng vẫn đảm bảo tài chính. Vậy tháp tài sản là gì? Cách xây dựng tháp tài sản như thế nào? Cùng giavang.com tìm hiểu mô hình này trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tháp tài sản là gì?
Tháp tài sản hay tháp tài chính là một kế hoạch phân bổ tài sản dạng hình kim tự tháp được tạo thành từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau để tạo ra một cơ sở tài chính vững chắc.
Tầng dưới cùng lớn nhất và vững chắc so với các tầng trên nên tạo thành một mô hình giống Kim tự tháp. Đây được coi là nền tảng đáng tin cậy cho tháp tài sản được sử dụng để đảm bảo mức sống tối thiểu. Càng lên cao thì mức độ an toàn sẽ giảm xuống, thường sẽ là các khoản đầu tư mạo hiểm nhằm gia tăng tài sản tương lai.
Thu nhập thụ động là gì? Các bước xây dựng cơ bản nguồn thu nhập thụ động
Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm?
Mỗi cá nhân/nhà đầu tư dựa vào nhu cầu và mục tiêu của mình sẽ phân loại cho mỗi tầng để phù hợp với cuộc sống của mình. Bạn phải hiểu các đặc điểm và chức năng của kim tự tháp tài sản cũng như những lợi ích và hạn chế của nó nếu bạn muốn thực hiện điều này.
Tháp tài sản có vai trò gì đối với đầu tư tài chính?
Như đã đề cập ở trên, mỗi tầng của tháp tài sản được phân chia với độ rộng khác nhau. Diện tích mỗi tầng đại diện cho thấy tầm quan trọng và tỷ lệ phần trăm của từng loại tài sản trong tổng tài sản của bạn. Xây dựng tháp tài sản có ý nghĩa lớn trong việc giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. Song song đó xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý cho hiện tại và tương lai.
Khả năng quản lý tài chính cá nhân cũng rất quan trọng. Với khả năng này, bạn sẽ cân bằng được chi tiêu và đầu tư trong cuộc sống, tránh vướng vào rắc rối tài chính vào đầu tháng khi có chuyện ngoài ý muốn xảy ra.
Tháp tài sản cực kỳ quan trọng đối với việc lập kế hoạch tài chính khôn ngoan. Nếu trước đây bạn kiếm ra tiền nhưng không biết sắp xếp các khoản chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm vào đâu hợp lý. Sau khi xây dựng tháp tài sản, bạn sẽ có thể phân bổ thu nhập một cách hợp lý. Kết quả là một nền tảng tài chính vững mạnh sẽ được thiết lập.
Có ít tiền nên đầu tư gì? Cách đầu tư tiền thông minh với số vốn nhỏ
Room tín dụng là gì? 18 ngân hàng được nới room tín dụng
Các thành phần chính của tháp tài sản cá nhân
Có thể phân bổ, sắp xếp số tầng tháp tài sản khác nhau tùy theo nhu cầu thực tế của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bốn giai đoạn của một mô hình cơ bản thường như sau:
Tầng 1 – Bảo vệ
Luôn ở dưới cùng, tầng này có diện tích bề mặt lớn nhất. Bởi vì nó sẽ đóng vai trò là nền tảng cho toàn bộ kim tự tháp tài sản và thường bao gồm các nhu yếu phẩm như bữa ăn hàng ngày và chi phí y tế.
Tầng 2 – Lập kế hoạch
Bạn có thể sử dụng số tiền này vào một số mục đích nhất định như mua sắm, sơn sửa nhà cửa, sửa chữa,…để tiết kiệm cho tương lai. Nói chung, cuộc sống của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi tiền ở tầng hai nhưng nó lại có quyết định lớn đến tương lai.
Tầng 3 – Mục tiêu ưu tiên
Điều quan trọng là phân bổ nguồn lực và tập trung cho các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ , bất động sản, v.v. ở tầng thứ ba này. Do đó tạo ra một nguồn thu nhập thụ động giúp bạn có cuộc sống đầy đủ hơn.
Tầng 4 – Tài sản cho thế hệ sau
Đây là tầng ở trên cao và là đỉnh chóp tháp tài sản cá nhân. Thông thường, sau khi đã thu được phần lớn lợi nhuận từ tầng 3 dưới thì bạn có thể thiết lập quỹ tài sản ở tầng 4. Từ đó dùng để lại cho con cháu, thế hệ mai sau hoặc hoạt động xã hội.
Nguyên tắc xây dựng cho tháp tài sản
Muốn có nguồn thu nhập ổn định và chi tiêu, đầu tư hợp lý thì bạn nên xây dựng tháp tài chính ngay bây giờ. Khi đó, bạn phải nằm lòng các nguyên tắc sau để có tháp tài sản hiệu quả:
- Xây lần lượt từ dưới lên trên.
- Tầng dưới phải đủ chắc chắn để chống đỡ các tầng trên. Do đó, hãy làm cho đáy tháp càng rộng càng tốt.
- Khi cần sử dụng vốn gấp thì nên rút tài sản từ các tầng dưới. Hạn chế tối đa rút hoặc bán các tài sản ở tầng tăng trưởng, mạo hiểm.
- Khi tháp đầu tư được xây dựng vững chắc thì bạn sẽ dễ dàng thấy được lộ trình mình cần thực hiện cho hành trình tài chính cá nhân. Điều đó sẽ loại bỏ mọi nghi ngờ có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư của bạn.
Các bước xây dựng tháp tài sản hiệu quả
Để xây dựng một tháp tài sản thông minh, cá nhân sẽ dựa vào nhu cầu của mình để phân chia khối tài sản vào các tầng lớp trong tháp theo 5 loại sau đây:
Lớp tài sản vô hình
Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ và các tài sản vô hình khác là những thứ không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được nhưng rất quan trọng vì chúng đóng vai trò là nền tảng cho các loại tài sản khác.
Loại tài sản này không tự nhiên có mà phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện thì mới có thể tạo ra và phát triển được.
Lớp tài sản bảo vệ
Tài sản bảo vệ là loại tài sản dùng cho mục đích dự phòng trong trường hợp cá nhân xảy ra những rủi ro, biến cố trong cuộc sống như bệnh tật, thất nghiệp… Đây là số tiền tiết kiệm (tiền mặt, vàng, bất động sản hoặc loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền) để bạn có thể sử dụng lúc khó khăn.
Lớp tài sản tạo thu nhập
Đây là lớp tài sản trực tiếp tạo ra thu nhập cho bạn như: Tiền thu từ việc cho thuê nhà, tiền lãi từ khoản gửi tiết kiệm, tiền cổ tức doanh nghiệp trả đều đặn hàng năm cho cổ đông, tiền lãi từ hoạt động kinh doanh hiện tại…
Lớp tài sản tăng trưởng
Lớp tài sản này thường là các khoản đầu tư với mục đích tăng trưởng, kiếm lợi nhuận như: Đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, tiền cho vay… Các khoản đầu tư này thường đi kèm với các rủi ro tài chính tương ứng.
Lớp tài sản mạo hiểm
Lớp tài sản mạo hiểm là lớp trên cùng, được phân bổ vào các kênh đầu tư nhiều rủi ro như tiền mã hóa, chứng khoán phái sinh… Tuy rủi ro cao nhưng lợi nhuận thu được từ kênh đầu tư này cũng rất cao, có thể tăng tài sản lên gấp nhiều lần trong thời gian ngắn.
Đánh giá điểm mạnh/yếu của tháp tài sản
Muốn áp dụng tháp tài sản vào quản lý tài chính hiệu quả, bạn cần phải đánh giá điểm mạnh/yếu của mô hình này:
Điểm mạnh
Tháp tài sản vạch ra cho bạn biết có bao nhiêu tầng và quá trình xây dựng tài chính vững vàng. Từ đó, bạn có thể cân nhắc để phân bổ nguồn lực tài chính thích hợp ở từng hoàn cảnh.
Mô hình này khuyên bạn nên dành nhiều thời gian cho các tài sản ở tầng dưới trước. Khi chân tháp vững chắc và ổn định rồi mới tiến lên xây dựng các tầng tiếp theo. Vì càng lên cao mức độ rủi ro càng lớn. Nếu bạn chỉ lo đầu tư phần ngọn và bỏ phần chân tháp, khi xảy ra rủi ro bạn có thể mất tất cả và gặp rủi ro về tài chính.
Bạn sẽ rõ ràng hơn trong quá trình tiết kiệm và đầu tư nhờ tháp tài sản. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để quyết định nên tiết kiệm hay đầu tư bao nhiêu tiền. Tiềm năng và khả năng tài chính của bạn đang tăng lên hàng ngày nếu bạn đi theo lộ trình phát triển của tháp tài sản.
Điểm yếu
Hạn chế của mô hình này là nó không nêu rõ giới hạn trên của mỗi tầng là bao nhiêu. Khi nào các lớp cơ sở như tài sản vô hình, tài sản bảo vệ và tài sản thu nhập trở nên đủ ổn định để phát triển lên các cấp cao hơn? Do đó, người dùng của nó phải cân bằng tài sản của chính họ. Kim tự tháp tài sản có thể trở nên không bền vững nếu quy trình này bị sai sót.
Lời kết
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về tháp tài sản và nguyên tắc khi xây dựng mô hình này. Bạn có thể dựa vào đây để tự xây dựng tháp tài sản cá nhân thông minh phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của mình nghiêm túc để sớm đạt được tự do tài chính.
Bài viết liên quan
Trích lập dự phòng là gì? Các khoản trích lập dự phòng
Thực hư chuyện gửi tiết kiệm online bị mất tiền. Cập nhật lãi suất mới nhất năm 2023