Thanh toán liên ngân hàng là gì? Có thể bạn đã từng thực hiện thanh toán liên ngân hàng nhưng bạn chưa nắm rõ về thanh toán liên ngân hàng và cũng chưa thực sự biết những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch này. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Thanh toán liên ngân hàng là gì?
Thanh toán liên ngân hàng được hiểu là hệ thống dùng để thanh toán giữa các tổ chức tài chính. Hệ thống này giúp cho việc chuyển tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác trên cơ sở thanh toán gộp hoặc thanh toán ròng sẽ diễn ra thuận tiện hơn.
Top 5 thẻ tín dụng hoàn tiền nhiều ưu đãi nhất
Hậu quả khôn lường của tín dụng đen – “cho vay nặng lãi”
Làm thế nào để gửi tiết kiệm một cách hiệu quả nhất?
Yếu tố chính của thanh toán liên ngân hàng
Thanh toán liên ngân hàng bao gồm 2 yếu tố chính: chuyển giao thông tin và yếu tố quyết toán.
Chuyển giao thông tin là gì?
Chuyển giao thông tin tức là việc chuyển thông tin giữa người thanh toán và ngân hàng nhận tiền. Khi có một lệnh thanh toán hay tin nhắn thanh toán cho người nhận được truyền đi thì khi đó việc thanh toán bắt đầu.
Trên nguyên tắc thì thông điệp thanh toán là chuyển khoản tín dụng hoặc chuyển khoản ghi nợ. Nhưng thực tế là các hệ thống thanh toán sẽ chuyển tiền từ ngân hàng của người thanh toán (ngân hàng gửi tiền) đến ngân hàng của người nhận tiền (ngân hàng nhận tiền).
Mọi tin nhắn thanh toán đều sẽ được xử lý theo một quy trình chuẩn: xác định, đối chiếu và xác nhận thông điệp thanh toán. Đối với những thông điệp thanh toán tại các hệ thống thanh toán có giá trị lớn đa số đều được tự động hóa.
Yếu tố quyết toán là gì?
Yếu tố quyết đoán là thanh toán thực tế giữa ngân hàng của người thanh toán và ngân hàng của người nhận tiền. Mô tả thanh toán sẽ là kết quả quyết toán cuối cùng nên việc thanh toán sẽ không được hủy ngang.
Thanh toán liên ngân hàng có những hệ thống nào?
Hệ thống thanh toán ròng và hệ thống thanh toán gộp
Hệ thống thanh toán ròng
Đối với hệ thống thanh toán ròng thì việc thanh toán sẽ được diễn ra theo đúng quy tắc và thủ tục của hệ thống. Vị thế ròng sẽ được tính dựa trên cơ sở song phương hoặc đa phương. Vị thế ròng = Tổng các khoản chuyển khoản mà ngân hàng đã nhận tính đến một thời điểm rồi trừ đi tổng giá trị của các khoản chuyển khoản mà ngân hàng đã gửi đi.
- Vị thế ròng tại thời điểm thanh toán được gọi là vị trí thanh toán ròng.
- Các khoản thanh toán có giá trị lớn sẽ được thực hiện ở hệ thống thanh toán ròng (hệ thống thanh toán ròng đa phương).
Hệ thống thanh toán gộp
Trong hệ thống thanh toán gộp thì sẽ không tính các khoản thanh toán ghi nợ vào các khoản tín dụng. Hệ thống thanh toán liên ngân hàng cũng có thể được chia thành hai loại: Một loại là hệ thống giải quyết theo thời gian được chỉ định. Hai là hệ thống giải quyết theo thời gian thực.
- Hệ thống thanh toán theo thời gian chỉ định: Tức là quyết toán cuối cùng chỉ diễn ra đúng một lần vào cuối ngày xử lý (quyết toán cuối ngày).
- Hệ thống thanh toán theo thời gian thực: Tức là hệ thống có thể thực hiện quyết toán cuối cùng trên cơ sở xử lý liên tục trong ngày.
Hệ thống ngân hàng trung ương và hệ thống khu vực tư nhân
Ngoài ra, dựa trên việc hệ thống thanh toán thuộc ngân hàng trung ương hay ngân hàng khu vực tư nhân, thì hệ thống thanh toán đó sẽ được chia làm 2 loại chính bao gồm:
- Hệ thống thanh toán ngân hàng trung ương sở hữu và điều hành. Trong đó ngân hàng trung ương cũng cung cấp các dịch vụ tương tự thanh toán liên ngân hàng.
- Hệ thống các ngân hàng khu vực tư nhân sẽ được một nhóm tư nhân sở hữu và điều hành. Và ngân hàng trung ương sẽ đóng vai trò là một đại lý thanh toán.
Những rủi ro gặp phải khi thanh toán liên ngân hàng
Có hai loại rủi ro khi thực hiện thanh toán liên ngân hàng thường hay gặp:
- Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xuất hiện sẽ kéo theo sự vỡ nợ của một đối tác nào đó trong cùng hệ thống. Vì đối tác ấy không đáp ứng đủ nghĩa vụ. Rủi ro tín dụng sẽ làm mất đi lợi nhuận, hoặc có thể dẫn đến mất đi toàn bộ giá trị giao dịch.
- Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là những rủi ro khi bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn, mà để đến một thời điểm khác. Từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến vị thế thanh khoản dự kiến của người nhận. Có khả năng người nhận thanh toán phải cấp vốn để bù đắp khi đối tác không thanh toán đúng hạn. Và hậu quả sẽ gây ra sự tổn thất tài chính, thiếu hụt dòng tiền.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về thanh toán liên ngân hàng mà giavang.com muốn gửi đến bạn. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ nắm rõ về thanh toán liên ngân hàng và những rủi ro gặp phải khi thực hiện thanh toán liên ngân hàng.
Bài viết liên quan:
Số tài khoản ngân hàng là gì? Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng
CIC là gì? Nợ xấu CIC là gì? Cách check CIC miễn phí
Thẻ Visa là gì? Sử dụng thẻ Visa có mất phí hàng tháng không?
Thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng có gì khác nhau?