Thặng dư vốn cổ phần là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Vậy, thặng dư vốn cổ phần thực sự là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động của doanh nghiệp? Và những quy định pháp luật liên quan đến thặng dư vốn cổ phần hiện nay ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên.
Mục Lục
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Thặng dư vốn cổ phần (Surplus equity) là khoản chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiếu và mệnh giá của cổ phiếu đó. Nói cách khác, đây là số tiền mà công ty thu được khi phát hành cổ phiếu vượt quá giá trị ghi trên cổ phiếu.
Khoản thặng dư này sẽ không được coi là vốn cổ phần cho đến khi nó được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty.
Các loại thặng dư vốn cổ phần
Theo quy định của pháp luật, thặng dư vốn cổ phần được phân thành 3 loại:
– Thặng dư vốn cổ phần từ việc phát hành cổ phiếu vượt mệnh giá: Là khoản chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá cổ phiếu.
– Thặng dư vốn cổ phần từ việc mua lại cổ phiếu quỹ: Là khoản chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu quỹ và mệnh giá cổ phiếu.
– Thặng dư vốn cổ phần khác: Là khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế của tài sản và giá trị ghi sổ của tài sản, hoặc là khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế của nguồn vốn và giá trị ghi sổ của nguồn vốn.
- Mô hình Capm là gì? Nhược điểm của mô hình Capm
- Gross Margin là gì? Cách tính Gross Margin (GPM) chi tiết
- Cash flow là gì? Công thức tính Cash flow của một doanh nghiệp
- Due diligence là gì? Tầm quan trọng của thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp
Những yếu tố gây ảnh hưởng đến thặng dư vốn cổ phần
Để công thức tính thặng dư vốn cổ phần được thực hiện một cách chính xác nhất thì bạn cần biết về những yếu tố gây ảnh hưởng tác động đến sự thay đổi của chúng như sau:
- Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội có thể gây ra sự dao động bất thường cho giá cổ phiếu.
- Giá trị cổ phiếu thường bị chi phối bởi quy luật cung cầu.
- Dư luận xã hội có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và bất kỳ thông tin xấu hay bất lợi nào cũng có thể làm giảm giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thặng dư vốn cổ phần.
- Một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng như: mức độ tăng trưởng GDP trong nước, tỷ giá chuyển đổi, lãi suất,…
Công thức tính thặng dư vốn cổ phần
Dựa vào định nghĩa, thặng dư vốn cổ phần được xác định bằng công thức sau:
Thặng dư vốn cổ phần = (Giá thị trường – Mệnh giá) x Số lượng cổ phiếu đã phát hành
Trong đó:
- Mệnh giá: là giá trị do doanh nghiệp quy định cho cổ phiếu của mình. Hiện nay, tất cả các cổ phiếu khi được niêm yết đều có mệnh giá là 10.000 đồng mỗi cổ phiếu.
- Giá thị trường: là mức giá mà nhà đầu tư cần bỏ ra để có thể sở hữu được cổ phiếu đó. Mức giá này biến động tùy thuộc vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô khác.
Ví dụ:
Năm 2018, Tập đoàn Masan (MSN) đã bán gần 110 triệu cổ phiếu cho Tập đoàn SK (Hàn Quốc) với giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Khoản thặng dư vốn sẽ là:
(100.000 – 10.000) x 110.000.000 = 9.900.000.000.000 đồng (tức 9.900 tỷ đồng)
Quy định về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp hiện hành, các doanh nghiệp có thể chào bán cổ phần với giá bằng hoặc cao hơn mệnh giá cổ phần đã đăng ký. Tuy nhiên, họ vẫn phải tuân thủ một số quy định sau:
Hạch toán doanh nghiệp
Hoạt động chào bán cổ phiếu nhằm huy động vốn không phải là hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ được ghi nhận vào tài khoản thặng dư vốn chứ không được phép ghi vào phần thu nhập của doanh nghiệp.
Quy định về việc tính thuế
Khoản thặng dư vốn không được coi là thu nhập từ các hoạt động kinh doanh. Do đó, nó sẽ không bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Khoản chênh lệch giảm
Hiện tại, có những trường hợp cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch với giá thấp hơn mệnh giá. Vậy nên sẽ xuất hiện phần chênh lệch giảm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ví dụ:
Vào năm 2018, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (mã cổ phiếu: SHI) đã phát hành gần 18.000.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, giá giao dịch của cổ phiếu SHI vào thời điểm đó chỉ là 6.700 đồng/cổ phiếu. Vì vậy, phát sinh phần chênh lệch giảm là:
(6.700 – 10.000) x 18.000.000 = -59.400.000.000 đồng (âm 59,4 tỷ đồng)
Và khoản chênh lệch này sẽ không được ghi vào mục chi phí. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng khoản thặng dư vốn có sẵn để bù đắp. Nếu khoản thặng dư vốn hiện có không đủ, doanh nghiệp sẽ dùng lợi nhuận sau thuế và các quỹ khác để xử lý khoản chênh lệch này.
Điều chỉnh tăng vốn điều lệ
Thông qua việc kết chuyển khoản thặng dư vốn cổ phần, doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng vốn điều lệ của mình nhưng phải tuân theo các quy định sau:
– Đối với cổ phiếu quỹ:
- Nếu đã bán hết cổ phiếu quỹ: Doanh nghiệp có thể sử dụng toàn bộ khoản thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ.
- Nếu chưa bán hết cổ phiếu quỹ:
+ Khi thặng dư vốn > Tổng giá vốn của cổ phiếu quỹ chưa bán: Doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng phần chênh lệch giữa thặng dư vốn và tổng giá vốn của cổ phiếu quỹ chưa bán để tăng vốn điều lệ.
+ Khi thặng dư vốn ≤ Tổng giá vốn của cổ phiếu quỹ chưa bán: Doanh nghiệp không được phép tăng vốn điều lệ từ khoản thặng dư vốn.
– Đối với cổ phiếu phát hành để thực hiện dự án đầu tư:
Doanh nghiệp chỉ được phép chuyển thặng dư vốn vào vốn điều lệ sau 3 năm kể từ khi dự án đầu tư hoàn tất và đưa vào sử dụng.
– Đối với cổ phiếu phát hành để bổ sung vốn kinh doanh:
Doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ khi đợt phát hành kết thúc.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thặng dư vốn cổ phần là gì. Hy vọng rằng bài viết này của giavang.com sẽ giúp ích được các chủ doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật.
Xem thêm: