Suy thoái kinh tế là một trong những vấn đề báo động và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Điều quan trọng, nhà đầu tư cần làm gì để thích nghi với tình hình suy thoái kinh tế? Vậy bản chất của suy thoái kinh tế là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
Suy thoái kinh tế là gì?
Suy giảm kinh tế là sự sụt giảm hoạt động kinh tế của một quốc gia hay khcj vực nào đó kéo dài trong nhiều tháng.
Suy giảm kinh tế ở ở đây có thể là giảm tổng sản phẩm quốc nội hay chỉ số GDP trong một thời gian dài (2 quý trên một năm). Nếu suy giảm kinh tế tiếp tục kéo dài và ở mức quan trọng sẽ được xem là suy sụp nền kinh tế hay khủng hoảng kinh tế.
>>Kinh tế bong bóng là gì? Chu kì bong bóng kinh tế xảy ra
>>GNP là gì? Hướng dẫn tính GNP nhanh
Nguyên nhân suy giảm kinh tế
Bàn về nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế, nhiều chuyên gia đã đưa ra nhiều quan điểm và lý thuyết khác nhau:
- Nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế Áo cho rằng, suy thoái kinh tế có thể bắt nguồn từ tình trạng lạm phát. Một khi giá cả ngày một leo thang, đồng tiền ngày một mất giá dẫn đến việc điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn tăng trưởng. Một số nhà kinh tế học khác cũng theo trường phái kinh tế Áo cũng đưa ra quan điểm rằng, nhân suy thoái kinh tế có thể xuất phát do chính sách quản lý tiền tệ yếu kém.
- Nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những người theo lý thuyết chu kỳ kinh tế cho rằng suy thoái kinh tế chịu tác động bởi các yếu tố khác nhau như: giá dầu, thiên tai, thời tiết, dịch bệnh hay chiến tranh.
Các biểu hiện của suy thoái kinh tế
Lãi suất trái phiếu
Một trong những tín hiệu biểu hiện cho một cuộc suy thoái kinh tế là đường cong lãi suất. Sở dĩ có điều này là do lạm phát. Lạm phát thường đi đồng với sự tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát gia tăng, người ta có xu hướng mua nhiều trái phiếu để lấy lãi lãi suất bù đắp vào khoản mất giá. Đây cũng là lý do vì sao đường cong lãi suất phản ánh tác động của thị trường đối với nền kinh tế, lạm phát là nguyên nhân chính.
Theo nguyên tắc, so với lãi suất ngắn hạn, lãi suất dài hạn sẽ cao hơn. Nếu lãi suất dài hạn lại thấp hơn so với lãi suất ngắn hạn, đường cong lãi suất lúc này sẽ có tín hiệu đảo ngược. Điều này, dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm.
Cuộc suy thoái tại Hoa Kỳ là một ví dụ, đường cong lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng và 10 năm đã tác động lớn đến nền kinh tế của xứ sở cờ hoa này. Theo lý thuyết, đường cong lãi suất trái phiếu (yield curve) là đường thể hiện các mức lãi suất khác nhau đối với các khoản vay có giá trị ngang nhau nhưng kỳ hạn khác nhau. Ví dụ: trái phiếu có kỳ hạn 2 tháng so với trái phiếu có kỳ hạn 2 năm,… Chính vì vậy, đường cong này đã tác động mạnh đến suy thoái kinh tế Hoa Kỳ.
Điều kiện tín dụng
Các nhà kinh tế học quan điểm rằng, tình trạng điều kiện vay vốn trở nên khó khăn cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế. Điều này đặc biệt chính xác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu các ngân hàng triển khai thắt chặt các khoản vay khi nhận thấy những rủi ro trong tương lai, sự sụt giảm trong hoạt động kinh tế sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các cuộc khảo sát như: thăm dò ý kiến với các chuyên viên cho vay của các ngân hàng; chỉ số điều kiện tín dụng sẽ là những đầu mối quan trọng cho thông tin này.
Tâm lý kinh doanh
Hiện nay, tình hình bất ổn địa chính trị và sự leo thang nguyên liệu tạo ra tâm lý đè nặng các hoạt động đầu tư. Chuyên gia kinh tế cao cấp của JPMorgan Chase & Co cho – Jess Edgerton cho rằng suy thoái sẽ dẫn đến giảm chi tiêu vốn và về lâu dài sẽ tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.
Báo cáo của Global CEO Outlook 2019 của KPMG cho thấy, trong bốn nền kinh tế lớn bao gồm Anh, Pháp, Úc và Trung Quốc, chưa đến một nửa số CEO đặt kỳ vọng phát triển nền kinh tế toàn cầu. Trong tình hình hiện tại, niềm tin vào nền kinh tế toàn cầu của các nhà đầu tư trên thế giới đang giảm xuống.
Nợ xấu gia tăng
Mức lương thấp, thiếu việc làm và thất nghiệp trong khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ nợ xấu của các cá nhân. Đối với chính phủ, việc thiếu nguyên liệu sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng phải đi vay các quốc gia khác có thể sinh ra các khoản nợ xấu. Nếu trong thời gian dài không khắc phục được, có thể gây ra khủng hoảng kinh tế.
Thị trường lao động
Hiện nay, do tình hình dịch bệnh phức tạp, việc nhận trợ cấp thất nghiệp cũng không mấy khả quan. Một số doanh nghiệp vì không thích ứng buộc phải thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí cơ cấu lại quy mô. Tuy nhiên, những điều này đều là biểu hiện của một cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần.
Hậu quả của suy thoái kinh tế
Thương mại toàn cầu sụt giảm
Suy thoái kinh tế kéo theo các hoạt động kinh tế toàn cầu suy giảm. Theo đó, sản lượng, nhu cầu kinh tế giảm dẫn đến tiêu dùng, đầu tư cá nhân cũng như các hoạt động sản xuất giảm. Hàng hóa cơ bản và các nguyên vật liệu khác từ thị trường bên ngoài cũng giảm sản lượng. Nền kinh tế của các quốc gia vì thế cũng trở nên trì trệ.
Giá hàng hóa và nguyên vật liệu thô sẽ giảm
Chỉ cần nhìn vào giá dầu cao là có thể nhận thấy nhu cầu hàng hóa của thế giới đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ kéo dài không lâu. Nếu như hai đầu máy của kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ kéo theo sự sụt giảm mạnh nhu cầu của các loại hàng hóa như dầu, thực phẩm và khoáng sản.
Điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới xuất khẩu và tăng trưởng của các nước xuất khẩu các mặt hàng này ở châu Phi, Mỹ Latinh. Chẳng hạn, Chile là nước xuất khẩu đồng lớn nhất thế giới, đồng từ nước này được sử dụng để làm chip máy tính và dây điện. Nhu cầu của Mỹ và Trung Quốc giảm chắc chắn sẽ khiến giá cả và nhu cầu đồng cùng giảm xuống, kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Chile.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản nhất suy thoái kinh tế, tuy nhiên sức ảnh hưởng ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực sẽ có những hậu quả khác nhau. Nếu nếu có những biện pháp điều chỉnh đúng đắn, suy thoái kinh tế có thể dễ dàng nhấn chìm một quốc gia và dẫn đến tình trạng “vỡ nợ”.
Đồng tiền suy yếu
Nền kinh tế của một quốc gia gắn liền với giá trị của các đồng tiền. Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia giảm khiến giá trị đồng tiền của quốc gia giảm mạnh. Đồng tiền yếu sẽ không chỉ tác động đến một quốc gia mà có ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang thị trường khác.
Kết luận
Nói tóm lại, suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của các nước và kinh tế toàn cầu. Nếu có cách khắc phục và điều tiết một cách đúng đắn có thể hạn chế tối thiểu những hậu quả. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về suy thoái kinh tế. Chúc các bạn một ngày an lành.