Stop out – một trong những rủi ro trong Forex mà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng đều có thể gặp phải. Vậy Stop out có nghĩa là gì? Cách tính Stop out như thế nào là chuẩn xác nhất? Các Trader cần làm gì để tránh “Stop out” xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch? Cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết phân tích sau đây nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về Stop Out
Stop Out là gì?
Stop Out (mức ngưng giao dịch) là thời điểm mà tất cả các lệnh, vị thế giao dịch của một nhà đầu tư nhất định sẽ bị đóng tự động. Vì khi đó mức ký quỹ (Margin level) đã giảm vượt qua ngưỡng Stop Out Level mà sàn quy định. Các lệnh thua lỗ sẽ bị đóng tự động đầu tiên mà không cần phải thông báo cho các nhà đầu tư. Thậm chí các Broker cũng hoàn toàn không thể nào can thiệp vào.
Vì sao sàn giao dịch cần có Stop out?
Bản chất của Stop out là giúp cho các sàn giao dịch có thể dễ dàng ngăn chặn việc số dư trong tài khoản của các trader bị âm. Nếu tài khoản của các trader giảm xuống dưới
Sàn giao dịch sẽ đưa ra thông báo “Margin Call” nếu tài khoản của nhà giao dịch xuống dưới mức ký quỹ theo quy định. Trường hợp, nhà giao dịch không nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc đóng các lệnh thua lỗ, việc ngưng giao dịch sẽ xảy ra và các giao dịch thua lỗ sẽ tự động bị đóng khi Margin Level giảm xuống mức Stop Out Level.
Có bao nhiêu dạng Stop out?
Hiện nay, Stop out được phân loại theo các trường hợp cụ thể sau đây:
- Stop out áp dụng cho những lệnh đang có xu hướng lỗ nhiều nhất. Khi đó, những lệnh lỗ ít hoặc đang có lời vẫn được hoạt động bình thường.
- Stop out xảy ra khi xuất hiện margin call (những thông báo yêu cầu nhà đầu tư nạp thêm tiền vào tài khoản để cứu các khoản lỗ). Tuy nhiên, mức độ margin call và stop out của mỗi sàn đều khác nhau. Giả sử, stop out là 10% và margin call 20%. Nếu vốn của chủ sở hữu giảm xuống 20% tiền ký quỹ thì sàn giao dịch sẽ gửi ngay thông báo yêu cầu nạp tiền đến các trader. Nếu không bù lỗ và số vốn lại tụt xuống 10% số tiền ký quỹ thì mặc nhiên tài khoản của bạn sẽ bị ngưng giao dịch.
Stop out và Margin Call khác nhau như nào?
Stop out và Margin Call có những đặc điểm khác biệt như sau:
Stop out | Margin Call | |
Bản chất | Là quá trình tự động đóng một hoặc nhiều vị thế và các nhà giao dịch không thể can thiệp. | Là cảnh báo từ sàn giao dịch khi số tiền ký quỹ còn dư không đủ để duy trì các vị thể đang mở. |
Mức độ cảnh báo | Khi bị Stop Out, các vị thế mở sẽ lần lượt bị đóng theo mức giá thị trường. | Khi có cảnh báo Margin Call, nhà giao dịch được lựa chọn nạp thêm tiền hoặc đóng vị thế thủ công. |
Cách tính Stop out trong Forex
Hướng dẫn cách tính Stop out
Để xác định được Stop Out trong các giao dịch Forex trên thị trường hiện nay. Nhà đầu tư có thể áp dụng ngay công thức tính cụ thể như sau:
Stop Out = Equity / Margin
Trong đó:
- Equity: số dư tài khoản.
- Margin: số tiền ký quỹ tối thiểu để mở lệnh và Margin phụ thuộc vào đòn bẩy nhà đầu tư sử dụng.
Ví dụ về Stop out
Giả sử, số tiền vốn hiện hữu ban đầu của bạn Equity = 1000$ với đòn bẩy 1:500. Khi đó, bạn sẽ vào 2 lệnh là 0.7 lot và 0.3 lot => used margin = (0.7 * 100.000/500) + (0.3*100.000/500) = 200 $.
Mức ngưng giao dịch quy định là 50% => Có nghĩa rằng, nếu tài khoản của bạn giảm về 100$ thì mặc nhiên sẽ bị ngưng giao dịch. Margin level (ban đầu) = 1000/200=500%.
- Nếu thị trường đi ngược hướng dự đoán sau khi vào lệnh và anh em đang thua lỗ 90 pip. Lúc này, lệnh 0.7 lot của bạn sẽ thua lỗ 630$, 0.3 là 270$ => Equity = 1000 – (630 + 270) = 100$. Margin level = 100/200 = 50%. Stop out sẽ đóng lệnh thua lỗ nhiều là 0.7 lot.
- Lệnh sẽ vẫn duy trì khi Equity của lệnh 0.3 còn lại là 100 => Margin level = 100/60 ~167%. Trường hợp lệch đi ngược với xu hướng và tài khoản bị âm 2 pip thì mặc nhiên bạn sẽ lỗ 60 $ => Equity = 100 – 60 = 40$. Margin level = 40/100 = 40%. Stop out sẽ kích hoạt và đóng lệnh 0.3.
Nguyên nhân dẫn đến “Stop out”
Theo đánh giá từ các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng “ngưng giao dịch” trong các giao dịch Forex là:
- Sự biến động của thị trường và ảnh hưởng đến tài khoản giao dịch
- Khả năng quản lý rủi ro của các nhà đầu tư không hiệu quả (đặc biệt là những trader F0).
- Sự thiếu hiểu biết về cách sử dụng đòn bẩy (leverage) (là các khoản tiền vay nợ nhằm mục đích tăng lợi suất trên các khoản vốn đầu tư).
- Một số yếu tố khác có thể dẫn đến “Stop Out”.
Hậu quả của “Stop Out” đối với các Trader
Như đã được đề cập tại các danh mục phía trên, sự xuất hiện của “Stop out” luôn khiến các Trader khó có thể lường trước được nhiều vấn đề. Nhiều chuyên gia hay gọi đây là tình trạng “cháy tài khoản” mà bất kỳ trader nào cũng đều không mong muốn xảy ra.
Ngay tại thời điểm mà các lệnh ngưng giao dịch được kích hoạt, hàng loạt các lệnh hiện được giao dịch trên các sàn Forex mặc nhiên sẽ đều bị đóng liên tiếp.
Dĩ nhiên, những lệnh nào đang bị thua lỗ nhiều sẽ là lệnh bị đóng đầu tiên. Mọi cơ chế này đều được diễn ra nhanh chóng và tự động. Thậm chí, các nhà giao dịch có cố gắng can thiệp vào các hoạt động này cũng không thể được.
Cách tránh “Stop Out” và quản lý rủi ro hiệu quả
Lập kế hoạch giao dịch và xác định mức độ rủi ro
Mọi vấn đề rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch trên thị trường Forex là điều hoàn toàn khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư biết cách thiết lập các kế hoạch giao dịch cũng như xác định được mức độ rủi ro bao nhiêu. Thì khi đó, bạn sẽ dễ dàng đối diện với những vấn đề này một cách khách quan nhất cũng như giảm thiểu được những hệ quả đi kèm.
Sử dụng đòn bẩy hợp lý
Trong thị trường Forex, đòn bẩy tài chính luôn là những công cụ có vai trò quá quan trọng. Tuy nhiên, các đòn bẩy này cũng được xem là “con dao hai lưỡi” vì nó có thể giúp nhà đầu tư thắng lớn nhưng nếu thua thì số tiền bạn bỏ ra khá lớn. Thậm chí, nhiều trường hợp số tiền thua lỗ có thể gấp nhiều lần so với số vốn ban đầu đã bỏ ra trước đó.
Tốt nhất, nhà đầu tư chỉ nên cân nhắc sử dụng các đòn bẩy phù hợp nằm trong mức kiểm soát của bản thân. Đảm bảo được khả năng bù lỗ cho tài khoản.
Áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro từ chuyên gia
Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng kèm theo các vấn đề rủi ro. Do đó, bạn chỉ nên đầu tư với số vốn vừa phải. Có thể chia nhỏ số tiền đầu tư thành nhiều hạn mức khác nhau. Đặc biệt, đối với những nhà đầu tư F0 thì đây là điều cực kỳ rất quan trọng.
Ngoài ra, nếu xảy ra thua lỗ nhà đầu tư tuyệt đối không được “nhồi lệnh”. Cơ hội may mắn để “gỡ gạc” vẫn có thể xảy ra những tỷ lệ khá thấp.
Dùng “Take Profit” và “Stop Loss” bảo vệ vốn
Mặc dù khi đặt “Stop Out” không hẳn sẽ giúp các nhà đầu tư thu về được khoản lợi nhuận như ý. Nhưng tính năng này sẽ giúp cho các trader hạn chế tối đa việc “cháy tài khoản” nếu giá đi ngược lại xu hướng đã dự đoán. Cũng như thực hiện “Take Profit” một cách hợp lý.
Theo dõi thị trường và cập nhật các thông tin tài chính
Sự biến động của thị trường tài chính luôn là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường Forex. Do đó, việc nhà đầu tư theo dõi thị trường và cập nhật các thông tin tài chính là điều cần thiết.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến Stop out trong thị trường Forex hiện nay. Cũng như cách tính mức ngưng giao dịch mà mọi Trader cần nên nắm rõ trước khi tham gia bất kỳ các giao dịch có liên quan. Đồng thời, để giảm thiểu tối đa các vấn đề rủi ro của tình trạng này đòi hỏi nhà giao dịch phải trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để tránh Stop out xảy ra.