Ngoài các bẫy giá, hoặc những cú lừa của thị trường, Slippage được xem là một trong những nỗi lo sợ của các trader. Vậy trượt giá là gì? Làm sao dự phòng hành động trượt giá hiệu quả? Mời độc giả cùng bài viết dưới đây tham khảo và tìm hiểu về Slippage nhé!
Mục Lục
Slippage là gì?
Khái niệm trượt giá trong giao dịch là hiện tượng xuất hiện phổ biến với các nhà đầu tư sành sỏi nhưng gây hoang mang ức chế với trader mới. Slippage còn được gọi là khoảng gap, tức là một khoảng cách giữa giá phải trả và giá thực tế.
Trong giao dịch, trượt giá xảy ra khi một lệnh được khớp ở mức giá khác với giá lúc đặt lệnh.
Ví dụ: Giả sử bạn đang giao dịch với cặp tỷ giá EUR/USD. Sự trượt giá ngoại hối của cặp tiền tệ này có thể xảy ra khi một lệnh mua và bắt đầu ở mức 1.2300 nhưng được thực hiện ở 1.2305. Trường hợp này, nhà giao dịch trải qua mức trượt âm 5 pips.
Trên thực tế, khoảng thời gian lệnh được đặt trên nền tảng giao dịch và lệnh được thực hiện trên thị trường, trôi qua rất nhỏ, trong đó giá có thể di chuyển. Sự chuyển động giá này giữa giá được yêu cầu và giá thu được chính là Slippage.
Slippage có tác động ra sao trong giao dịch
Trong quá trình giao dịch, các trader nên nhận thức những rủi ro và nguy hại của trượt giá mang lại, bởi nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu suất lẫn lợi nhuận của bạn. Trượt giá có thể ảnh hưởng ít nhiều khi giao dịch theo một số cách sau:
- Thực hiện khác xa mức giá mong muốn: Khi giá thực hiện thu được khác xa mức giá kỳ vọng ban đầu, điều này sẽ tác động ít nhiều làm giảm hoặc tăng số pips kiếm được.
- Gần với mức dừng lỗ: Vào những lúc thị trường biến động cao, mức cắt lỗ có thể không được tôn trọng và mức đóng cửa với mức lỗ có thể lớn hơn mức đã tính bằng cách đặt mức cắt lỗ.
- Không thực hiện lệnh: Trong giao dịch, nếu bạn muốn hạn chế rủi ro của Slippage bằng cách chỉ định mức chênh lệch tối đa, vượt quá mức đó lệnh sẽ không được thực hiện. Tuy nhiên, trường hợp này, các trader có thể bỏ lỡ cơ hội giao dịch do không thực hiện lệnh của mình.
Nguyên nhân dẫn đến Slippage
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến Slippage
- Thị trường biến động mạnh: Khi thị trường đang biến động, dù chiều hướng là tích cực hay tiêu cực, thì đây cũng là khoảng thời gian các nhà đầu tư thi nhau đánh đua lệnh.
- Thị trường không đủ thanh khoản: Thông thường tỷ lệ thanh khoản trên các sàn DEX ở mỗi pool phân chia 50/50 của hai tài sản. Bên cạnh đó, có một số pool hầu như không có thanh khoản, dẫn đến giao dịch bị trượt giá tới 50 – 70%. Đối với những trader chưa có kinh nghiệm nếu lỡ bấm swap thì sẽ bị chia 2 chia 10 tài sản.
- Front Running Bot: là việc các Bot lợi dụng việc biết trước một số giao dịch trong tương lai sẽ có những tác động đến giá cả, và làm giá cả thay đổi để kiếm lợi cho mình. Thông thường Front Running sẽ tạo ra Slippage bằng các cách sau:
+Các bots thấy được một giao dịch có khả năng front – run (tức trượt giá đủ lớn, tác động đến giá đủ cao có thể kiếm về lợi nhuận).
+Lệnh buy có thể ảnh hưởng đến giá, chính vì vậy, thường sẽ có hiện tượng chèn một lệnh buy với kích thước và volume hợp lý lên trên trước lệnh của người dùng.
+Xả ngay sau khi lệnh người dùng được thực hiện. Bởi khoảng tiền kiếm về của các bot nằm ở phần trượt giá do người dùng ta ra, tạo điều kiện để mua ở giá thấp và xả ở giá cao.
Phân loại Slippage
- Trượt giá có lợi: Slippage có lợi xảy ra khi giao dịch thực tế được mua giá thấp hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị thì được xem là trượt giá dương => có lợi cho nhà giao dịch. Điều này, lệnh bán thì ngược lại.
- Trượt giá có hại: Slippage có hại xảy ra khi giao dịch thực tế được mua giá cao hơn giá dự kiến mà sàn hiển thị thì được xem là trượt giá âm => gây thiệt hại cho nhà giao dịch. Điều này, lệnh bán thì ngược lại.
Cách xác định Slippage
Tại các sàn CEX đều thiết lập hiển thị số tiền (hoặc số coin/token) người chơi nhận được sau mỗi lệnh giao dịch. Từ đây, có thể ước tính được mức độ lệch giá của các lệnh đó bằng công thức sau:
Slippage (%) = ( |Giá cuối cùng – Giá ban đầu| / Giá cuối cùng) x 100%
Tại các sàn DEX, trước khi swap người chơi nên kiểm tra kĩ độ trượt giá (tác động giá) ở lệnh giao dịch bởi độ trượt giá tương đối lớn.
Phân biệt Slippage với chứng khoán và spread
Sự khác nhau giữa trượt giá forex và chứng khoán
Phân biệt rõ ràng giữa Slippage forex và Slippage chứng khoán cũng giúp các trader dễ dàng hơn trong giao dịch. Ta có một số khác biệt sau:
- Trên thị trường tiền tệ , thường tính đến sự trượt giá tính theo đơn vị pips, nhưng đối với các hành động, nó được ghi lại bằng tiền. Tương tự, nó sẽ được tính bằng điểm cho các chỉ số thị trường chứng khoán.
- Rủi ro trượt chênh lệch sẽ được đánh dấu nhiều hơn trên chứng khoán – vốn đóng cửa hàng ngày và hàng tuần – hơn là trên Forex – nơi chỉ có mức đóng cửa hàng tuần.
- Tùy thuộc vào ấn phẩm kinh tế có bản chất là gì, rủi ro trượt giá sẽ rõ ràng hơn trong Forex và chứng khoán.
Sự khác nhau giữa trượt giá forex và spread
Spread được biết là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một cặp tỷ giá hoặc các tài sản thị trường chứng khoán khác. Spread có thể cố định hoặc thay đổi, và tạo thành thu nhập của nhà môi giới.
Thông thường, ở spread người chơi sẽ được thông báo và hiển thị theo thời gian thực trên nền tảng giao dịch, mức chênh lệch là một khoản chi phí đã biết trước khi mở một lệnh. Nhưng mức trượt giá, nếu lẽ ra phải có, chỉ có thể được quan sát sau khi thực hiện lệnh.
Chi phí ban đầu của một giao dịch được tạo thành từ mức chênh lệch đã công bố và bất kỳ một slippage đột ngột và không xác định nào ở phía ngược dòng.
Slippage có một định nghĩa trong tài chính do đó khác với spread.
Có nên giao dịch với sàn Slippage không?
Trong giao dịch, chúng ta không thể phòng tránh được slippage cũng như việc chúng ta không thể đoán trước những sự kiện chính trị trên thế giới xảy ra như thế nào. chẳng hạn như ông Trump sẽ phát biểu ra sao, chỉ trích hay ủng hộ ai.
tuy nhiên, các trader có thể giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Đây cũng là cách duy nhất để bảo vệ người chơi khi giao dịch trong thời gian giá thị trường biến thiên khi có tin tức hoặc biến động mạnh, nguy cơ trượt giá cao hơn so với điều kiện bình thường, bằng cách là hạn chế giao dịch qua tuần và thường xuyên theo dõi lịch kinh tế.
Bất cứ lúc nào, người chơi cũng có thể gặp một slippage có lợi hoặc slippage có hại.
Nếu may mắn, người chơi gặp trượt giá theo hướng có lợi cho lệnh thì nó sẽ là khoảng lời rất lớn, ngược lại các trader sẽ bị thua lỗ nặng.
Ví dụ: Giả sử, bạn đang nắm giữ lệnh bán 10 lot vàng ở mức giá 1290 USD. Để bảo vệ tài khoản của mình, bạn dự kiến sẽ cài stop loss tại 1300 USD thiết lập lệnh dừng lỗ. Tuy nhiên, giả sử thị trường bất ngờ biến động rất mạnh, giá trị của vàng đã đi lên, và lên rất mạnh trong khoảng thời gian cực kì ngắn.
Và thay vì lệnh vàng mà bạn thiết lập trước đó bị hit stop loss tại 1300 USD thì do trượt giá, giá trị bạn bị cắt lệnh sẽ có thể lên đến cao hơn 1330 USD rất nhiều. Ví dụ như 1310 USD, 1320 USD hay thậm chí còn hơn thế nữa. Đây chính là Slippage có hại.
Làm sao tránh Slippage trong forex?
Như vậy, làm sao để tránh được trượt giá là điều mà các trader luôn quan tâm. Bởi việc phòng tránh slippage sẽ hạn chế phần nào rủi ro cho quá trình trade lệnh. Để tránh Slippage, ta thực hiện như sau:
- Hạn chế giao dịch với đòn bẩy cao: Hiện nay, có nhiều sàn giao dịch có mức đòn bẩy cực kỳ lớn như 1:500, 1:1000 hoặc 1:2000, thậm chí 1:5000. Tuy nhiên, người chơi phải sáng suốt rằng, đòn bẩy càng cao mức rủi ro và lợi nhuận càng lớn. Các trader khi tham gia thị trường vì tin vào rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng lớn. Ta phải biết rằng trong giao dịch không thể dựa trên tính may rủi, hôm nay bạn trader lệnh thành công nhưng ngày mai thì chưa chắc. Thêm nữa, nếu chấp nhận giao dịch với đòn bẩy cao, bạn sẽ rất khó kiểm soát rủi ro khi giao dịch, điều này cực kỳ bất lợi. Chính vì vậy, cách tốt nhất nên hạ thấp đòn bẩy. Đây là một phần của quản lý vốn. Trading mà không biết về quản lý vốn forex xem như tiền trong tài khoản của bạn cũng vô nghĩa.
- Luôn cập nhật tin tức thị trường liên tục: Nhiều trader có quan điểm rằng không dựa vào tin tức khi trade, chỉ trade trên chart là chủ yếu. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, theo dõi lịch kinh tế chưa bao giờ là thừa với trader. Có thể bạn không quan tâm tới tin tức, nhưng cần biết tin tức khi nào sẽ công bố, và nếu tốt hơn thì nên biết tin tức đó là gì và có thể tác động đến thị trường như thế nào. Nếu trader bỏ quan phần này, rất có thể sẽ sập bẫy giá hay không nhận ra biến động thị trường.
- Hạn chế ôm lệnh qua tuần: Trong FX, hai ngày cuối tuần đóng cửa thị trường chẳng bao giờ là 2 ngày bình yên. Trong thời điểm mà các bất ổn chính trị đang diễn ra thường xuyên bạn cần phải đề phòng nhiều hơn hết. Mức rủi ro từ những ngày cuối tuần là rất lớn. Do đó, chúng ta nên hạn chế việc giữ lệnh qua tuần.
Kết luận
Nói tóm lại, Slippage là điều khó tránh khỏi khi tham gia thị trường ngoại hối. Chính vì vậy, các trader cần biết nhận dạng đâu là trượt giá có hại, đâu là trượt giá có lợi và dự phòng Slippage kịp thời. Với bài viết trên đây, chúng tôi mong rằng có thể cung cấp cho người đọc những thông tin và kiến thức bổ ích về trượt giá trong tài chính. Chúc các trader giao dịch thành công.