Trước sự bùng nổ và nguồn lợi nhuận khổng lồ mà Crypto mang lại, ngày nay càng có nhiều kẻ xấu tạo ra nhiều dự án Coin Scam để trục lợi cho chính mình. Vậy Scam là gì? Có những hình thức Scam nào trong các dự án Crypto? Làm sao để nhận biết Coin Scam và phòng tránh những dự án Crypto Scam? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
Scam là gì?
Scam (lừa đảo) dùng để chỉ những việc bất chính của một các nhân hay một nhóm người có tổ chức nhằm chiếm toán tiền bạc hay tài sản của người khác. Những cá nhân hay tổ chức này sẽ được gọi là scamer.
Nhìn chung, Scam xuất phát từ sự ích kỷ và lòng tham của các Scamer. Bằng những mánh khóe và thủ đoạn riêng, những kẻ này thường đi chiêu dụ lòng tin của những người nhẹ dạ để thực hiện các hành vi lừa đảo của mình. Các con mồi một khi sập bẫy sẽ trở thành miếng mồi ngon của chúng và hậu quả sẽ trắng tay.
Ngay nay, lừa đảo xảy ra ở nhiều nơi và ở nhiều hình thức khác nhau. Thị trường Crypto cũng không ngoại lệ. Chính vì sự lớn mạnh và nguồn lợi nhuận to lớn từ việc trade Coin mang lại, càng kích thích sự thèm khát của những kẻ Scamer. Thủ đoạn của chúng vì thế càng trở nên tính vi và phúc tạp hơn. Thậm chí, có nhiều dự án Scam Crypto được ngụy trang với lớp vỏ vô cùng chắc chắn. Chỉ bao giờ sàn sập thật sự, dự án không cánh mà bay thì người chơi mới bỡ ngỡ rằng mình bị lừa.
Các hình thức scam phổ biến trong Crypto
Hack
Hack là một trong những hình thức lừa đảo khá quen thuộc hiện nay. Đây là hình thức scam vô cùng tinh vi, đòi hỏi người thực hiện phải nắm rõ về các công cụ kỹ thuật lẫn đường đi nước bước trong Crypto. Theo đó, những kẻ lừa đảo này sẽ gửi một đường liên kết quảng cáo hoặc giả mạo các sàn giao dịch nổi tiếng, các dự án tên tuổi và yêu cầu bạn đăng nhập ví tiền điện tử/tài khoản cá nhân và xác minh thông tin. Khi người chơi thực hiện truy cập và làm theo yêu cầu như cung cấp tài khoản, mật khẩu,… ngay lập tức ví của bạn không cánh mà bay.
Scam Airdrop
Bằng việc tạo ra một token scam và gửi tặng nó đến tài khoản người dùng hoặc giả mạo thông tin của các dự án/nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực GameFi, NFT,… với phần thưởng là mức Token hấp dẫn, Scam Aidrop. Tuy nhiên thực chất đây chỉ là hình thức giả mạo lấy tiền hoặc lấy thông tin cá nhân người sử dụng.
Ví dụ: Có thể nói, Corbit là một trong vụ lừa đảo Scam Crypto chấn động. Đây một trong những ví dụ điển hình về chiêu trò Scam Coin. CORBIT được quảng cáo là một sàn giao dịch mới, phi tập trung với mức phí thấp. Sàn này cho phép người chơi tham gia airdrop bằng cách đăng ký các kênh Telegram và Twitter của họ. Sau đó, mỗi người tham gia sẽ nhận được 30 token trị giá khoảng $6. Bằng cách chiêu dụ này, bọn xấu đã dẫn dắt hơn 80.000 tham gia dự án trong vòng chưa đầy 1 tuần. Tuy nhiên, chỉ qua một đêm, toàn bộ dự án CORBIT, bao gồm cả kênh Telegram, trang web và các trang mạng xã hội của họ đã biến mất.
Scam thông qua các đợt ICO
ICO là một trong những hình thức huy động vốn phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đây là hình thức tạo ra nhiều cơ hội lừa đảo hơn. Nhóm lừa đảo sẽ tạo ra những dự án ma và tung ra một đồng coin scam. Để thu hút các nhà đầu tư, nhóm này sẽ “vẽ” ra một whitelist hấp dẫn, một team dev đầy kinh nghiệm hay roadmap dài hơi hòng tạo ra một viễn cảnh tăng trưởng trong tương lai với chỉ số ROI ấn tượng. Tuy nhiên, khi những nhà đầu tư rót tiền vào dự án, vào một ngày đẹp trời Team này sẽ biến mất và đông coin rớt giá không phanh, thậm chí web không truy cập được.
Một hình thức lừa đảo khác thông qua ICO chính là bọn xấu sẽ tạo một trang web hoặc tài khoản mạng xã hội giả mạo đạo nhái 1 đợt ICO thật sự đang diễn ra. Khi một số nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm hoặc không kiểm tra kỹ thông tin, họ sẽ tham gia ICO thông qua các trang web giả mạo đó và bị mất tiền.
Mô hình Ponzi
Mô hình kim tự tháp Ponzi nổi tiếng là một hình đa cấp biến tướng. Những người tham gia trước sẽ tìm cách lôi kéo, dụ dỗ những người mới tham gia vào đầu tư. Bản chất của mô hình này là sử dụng nguồn tiền huy động từ những người tham gia sau để trả lợi nhuận cho người tham gia trước. Để chiêu dụ được nhiều con mồi, bọn lừa đảo sẽ đưa ra nhiều cam kết với mức lợi tức cao kèm theo nhiều cam kết, hứa hẹn. Tuy nhiên, sau khi người chơi sập bẫy, dự án này cũng không cánh mà bay.
Dấu hiệu nhận viết dự án scam trong crypto
Được mời hoặc được yêu cầu mời người khác tham gia đầu tư
Khi tham gia Crypto, nên cẩn trọng với những đối tượng giới thiệu dự án theo mô hình MLM hoặc được yêu cầu mời người mới tham gia đầu tư dự án. Đây chắc chắn là một hình thức scam. Trên thực tế, tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử uy tín và chính thống đều không vận hành theo mô hình MLM (Multi-Level Marketing).
Gửi tin nhắn riêng quảng cáo các cơ hội đầu tư
Một trong những dấu hiệu nhận biết Scam điển hình là một ai đó cố tình gửi tin nhắn riêng cho bạn trên telegram/email/discord để quảng bá cơ hội kiếm tiền điện tử hay mời gọi bạn tham gia airdrop, private sale,…
Tuy nhiên, những dự án uy tín, nghiêm túc sẽ không có cách chào mời hay kêu gọi vốn như vậy. Ngược lại, tất cả các thông tin dự án cũng như những chương trình airdrop, private sale,…. đều được thông báo chính thức trên các kênh thông tin như Telegram, Medium, Twitter,… kèm theo những điều lệ rõ ràng. Cho nên, nhà đầu tư hãy kiểm tra thông tin thật kỹ trên trang web và các trang mạng xã hội chính thống của dự án đó.
Đưa ra cam kết lợi nhuận rất cao vượt mức thực tế
Có một thực tế rằng, những chuyên gia kinh nghiệm lâu năm khi tham gia thị trường Crypto đều không tránh khỏi việc thua lỗ, rủi ro. Chính vì vậy, những lời mời chào có cánh với những tuyên bố về lợi nhuận khổng lồ vượt quá ngưỡng thực tế bạn nên xem xét kỹ. Hiện nay, đa số những dự án ma đều chiêu dụ lòng tin của khách hàng bằng những cam kết, tuyên bố vô cùng hấp dẫn. Nhưng kỳ thực, một khi bạn sập bẫy thì một ngày đẹp trời nào đó tiền của bạn sẽ không cánh mà bay.
Nhìn chung, những dự án Scam trong Crypto thường có những dấu hiệu như sau:
- Diễn đàn mà nhóm Scamer tung ra thường không hoạt động, hay bị lỗi hoặc rất ít người tham gia hoạt động.
- Trang Web không có thông tin rõ ràng. Thường là không có nội quy, điều khoản hoạt động, không có trụ sở, hotline và hỗ trợ thành viên.
- Dễ dàng kiếm được tiền như 1$, 10$, 100$ khi đăng ký, khi giới thiệu, khi khảo sát… Hãy nhớ rằng, tiền không dễ kiếm được, những trang web càng dễ kiếm tiền đều có khả năng Scam.
- ADS quảng cáo trả quá 0.02$/click (với PTC)
- Mức thanh toán tối thiểu lớn như 10$, 20$, 100$ (với PTC)
- Mức thanh toán tối thiểu không ổn định, hay thay đổi và tăng vọt
- Với việc mua bán thì những cái gì rẻ quá, thanh toán nhanh quá cũng đáng ngờ.
- Những lời hứa đường mật như giảm 50% giá khi nâng cấp từ ngày … đến ngày…
Hướng dẫn cách phòng tránh dự án scam trong crypto 
Hãy nhớ rằng, Scam luôn xuất phát từ lòng tham và sự nhỏ nhen ích kỷ của những Scamer. Do đó, chúng ta khó tránh khỏi những dự án Scam trong Crypto. Điều này đồng nghĩa cũng việc phòng tránh Scam khi kiếm tiền online không đơn giản. Sau đây, là những lời khuyên giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro nếu chẳng may vướng vào các dự án Coin Scam:
- Tiêu chí đầu tiên “Của rẻ là của ôi”: Chính vì vậy, bạn hãy luôn đặt cảnh giác cao với những cái gì quá bất thường, đắt quá hay rẻ quá một cách đánh ngờ. Nhất là những trường hợp chấp nhận thanh toán qua thẻ cào điện thoại.
- Tránh xa những website, dự án không có thông tin rõ ràng: Chỉ nên hợp tác với những trang có địa chỉ rõ ràng, có số Hotline hỗ trợ hay thông tin liên hệ với công ty được minh bạch. Như vậy, mình sẽ cầm dao đằng chuôi. Có chuyện gì xảy ra có thể liên hệ để giải quyết dễ dàng.
- Tuyệt đối không cung cấp bất kỳ tài khoản, mật khẩu, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai: Không nên tin tưởng, giao tài khoản, mật khẩu cho bất cứ người nào trên mạng, cảnh giác với những nick mạo danh. Hãy nhớ rằng, ví nóng thường có nguy cơ bị hack cao hơn, vì vậy ví lạnh được khuyến nghị để sử dụng trong trường hợp này. Hãy luôn giữ private key và passphrase của bạn ở nơi an toàn. Ngoài ra, hãy luôn bật bảo mật 2FA cho tài khoản của bạn trên các sàn giao dịch. Nếu một dự án/chương trình nào đó yêu cầu bạn cung cấp private key của ví tiền điện tử của mình để tham gia đầu tư, thì đó chắc chắn là scam.
- Tìm hiểu thật kỹ những dự án trước khi tham gia: Thông thường, những dự án Scam trong Crypto có thông tin vô cùng sơ sài, thậm chí không công bố của nhóm phát triển và lộ trình những đợt ICO, IPO,… chẳng hề rõ ràng. Ngược lại, với những dự án chính thống tất cả các thông tin từ dự án cho đến những chiến dịch phát hành Coin/Token đều cụ thể, rành mạnh. Thậm chí, dự án này đôi khi còn được những trang báo uy tín đưa tin hoặc trở thành xu hướng “hot trend”. Do đó, việc tìm hiểu kỹ thông tin dự án sẽ là bài thuốc thần kỳ giúp bạn tránh được Scam khi tham gia thị trường tiền điện tử.
Kết luận
Nói tóm lại, thị trường tiền điện tử với mức lợi nhuận khổng lồ sẽ khó tránh khỏi việc xuất hiện những dự án Scam. Do đó, khi tham gia Crypto, nhà đầu tư nên cẩn thận và cảnh giác với những chiêu trò có cánh của bọn lừa đảo. Hãy tìm hiểu thật kỹ dự án trước khi tham gia. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể đem đến cho bạn những kiến thức hay về Scam cũng như dấu hiệu nhận biết Coin scam và cách phòng tránh những dự án Crypto lừa đảo. Lợi nhuận và sự thành công nằm ở trong tay bạn, có tham gia đầu tư dự án hay không nằm ở quyết định của bạn. Hãy quyết định thật sáng suốt và kỹ lưỡng khi đầu tư. Có như thế, bọn xấu sẽ không thể lừa lọc được bạn. Chúc nhà đầu tư một ngày an lành.