Renko Chart là một dạng biểu đồ đặc biệt thú vị. thay vì được xây dựng bằng các thanh nến thì biểu đồ Renko được hình thành bởi các viên gạch. Nghe khá thú vị phải không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Định nghĩa về Renko Chart
Renko Chart hay còn có cái tên khác đó là biểu đồ Renko. Được người Nhật Bản sáng lập ra, cũng là cha đẻ của các dạng biểu đồ nến Nhật phổ biến với chúng ta. Renko trong tiếng Nhật được đọc là Renga, được dịch ra là “gạch”.
Khi bạn quan sát biểu đồ Renko bạn sẽ ngạc nhiên vì có sự tương tự với biểu đồ Point and Figure (P&F). Biểu đồ Renko sử dụng các cây nến có dạng như một viên gạch hay còn gọi là gạch Renko. Đây là các khối hoặc hộp, mỗi viên gạch đại diện cho một chuyển động giá nhất định.
Các nhà giao dịch thường dùng Renko Chart để xác định các điểm đảo chiều đỉnh, đáy quan trọng. Với những dữ liệu đó, các trader có thể dễ dàng xác định được điểm đảo chiều của trend tăng hay giảm.
Để bạn có thể hình dung một cách rõ hơn, hãy quan sát hình ảnh minh họa bên dưới.
Đồ thị bar chart của chỉ số S&P500.
Sử dụng Renko Chart, ta có biểu đồ mới:
Với biểu đồ Renko, ta loại bỏ yếu tố thời gian trên đồ thị giá. Đồ thị Renko trở nên ít nhiễu hơn.
Ưu và nhược điểm của Renko Chart
Ưu điểm
- Đơn giản dễ đọc
- Giúp giảm độ nhiễu của thị trường
- Hoạt động tốt với các chỉ số và chuyên gia.
- Không phụ thuộc vào yếu tố thời gian.
Nếu bạn là nhà giao dịch ngắn hạn, chúng tôi khuyến khích bạn hãy sử dụng biểu đồ Renko. Theo kinh nghiệm, các tín hiệu từ Renko được đánh giá là hiệu quả hơn so với các tín hiệu trên biểu đồ hàng ngày.
Nhược điểm
- Trong thời gian giá đang được thiết lập, có khi bạn phải mất khá nhiều thời gian để chờ đợi một viên gạch khác hình thành. Vì vậy, trong thời gian này các trader thường luôn ở trong trạng thái lo lắng không yên lòng.
- Trong một xu hướng, nhiều gạch sẽ đi theo một hướng. do đó, tín hiệu điểm vào lệnh có thể không chính xác.
Quá trình hình thành của Renko Chart
Renko Chart được hình thành theo phương thức “xếp gạch”. Nếu như giá đóng cửa cao hơn viên gạch trước đó đúng bằng giá trị của 1 viên gạch thì viên gạch mới xuất hiện – ngược lại với chiều xuống.
Nếu trong trường hợp giá đóng cửa ngày hôm sau không vượt được qua giá trị của một viên gạch, chúng ta sẽ không có thêm chuyển động nào xuất hiện thêm trên đồ thị và đó được coi là nhiễu.
Các bạn hãy quan sát ví dụ sau để hiểu rõ hơn:
Trên đây là một ví dụ với giá Vàng, do giá vàng nằm trong khoảng giá 1000$-2500$ nên chúng ta đặt giá trị 1 viên gạch là 10$.
- Bạn hãy nhìn xem giá vàng tại viên gạch được khoanh đỏ giữ đồ thị nến và đồ thị Renko. Viên gạch đó đại diện cho khoảng giá 1410 và 1420$.
- Để vẽ thêm 1 viên gạch xanh ở trên, chúng ta cần một mức giá đóng cửa nằm trên 1430$ (Cao hơn giá trị 1 viên gạch) nhưng giá vàng đã không làm được điều đó trong 4 ngày liên tiếp sau đó, chính vì thế chúng ta không có viên gạch nào xuất hiện thêm.
- Cũng tương tự để vẽ thêm 1 viên gạch đỏ xuống phía dưới chúng ta cần giá đóng cửa xuống thấp hơn 1400$ (Thấp hơn giá trị 1 viên gạch) và giá vàng cũng không làm được điều đó trong 4 ngày sau đó cho đến ngày thứ 5 giá vàng đã tạo Gap và đóng cửa dưới 1390$, chính vì thế, viên gạch tiếp theo đã xuất hiện.
Các đặc điểm quan trọng của Renko Chart mà trader cần nắm
- Biểu đồ Renko được hình thành chỉ phụ thuộc vào giá chứ không hề phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Khoảng cách giữa các viên gạch Renko không liên quan đến thời gian. Thời gian hình thành một viên gạch có thể là một giờ, một ngày hoặc có khi một tháng.
- Biểu đồ Renko chỉ sử dụng giá đóng cửa dựa trên khung thời gian biểu đồ đã chọn. Lí giải cho điều này như sau, nếu sử dụng khung thời gian hàng tuần, thì giá đóng cửa hàng tuần sẽ được sử dụng để xây dựng các viên gạch.
- Góc của đường xu hướng không cung cấp thông tin bổ sung: Trên các nền tảng khác nhau, khi bạn tiến hành vẽ thì bạn sẽ thấy góc tạo bởi những đường xu hướng là không giống nhau. Sự khác nhau này không hề liên quan đến giá nên các bạn yên tâm.
- Giá đóng cửa của viên gạch hiện tại là giá mở cửa của viên gạch tiếp theo khi không có sự đảo chiều xu hướng: Trên biểu đồ Renko, điểm kết thúc của viên gạch này là điểm bắt đầu của viên gạch tiếp theo với điều kiện giá tiếp tục theo hướng đó.
- Chiều rộng của Renko Chart sẽ khác nhau theo ngày: Vì thời gian không có sự ảnh hưởng đến Renko Chart. Ví dụ chúng ta xét khung thời gian 1H, thì mỗi ngày trên biểu đồ thông thường đều có 24 cây nến. Tuy nhiên trong biểu đồ Renko mỗi ngày có số cây nến khác nhau. Điều này có thể gây khó chịu nếu bạn đã quen với việc theo dõi thời gian.
- Sẽ có nhiều viên gạch có dấu thời gian giống nhau: nghe có vẻ thú vị đúng không? Bạn hãy tưởng tượng 1 bài toán rằng chúng ta có kích thước viên gạch là 10 và giá tăng 100 chỉ trong 1 phiên. Lúc này, trên Renko Chart bạn sẽ vẽ 10 viên gạch liên tiếp trong một khoảng thời gian giống nhau.
Hướng dẫn giao dịch trong Renko Chart
Để giao dịch với Renko Chart một cách đơn giản nhất đó là sử dụng giao dịch Breakout.
Chúng ta nhìn backtest trên biểu đồ Renko thì chúng ta sẽ thấy được nó sẽ rất đúng nhưng trong thực tế đây cũng là một đồ thị tĩnh. Giá có thể chạy rất xa trước khi đóng cửa và tạo một viên gạch khác màu.
Renko Chart với bản chất hành động giá, các trader thường sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để cung cấp thông tin bổ sung trong biểu đồ của họ. Ví dụ như MACD là một thước đo động lượng giá cho tín hiệu tăng khi đường MACD vượt qua đường tín hiệu và tín hiệu giảm khi đường MACD đi qua đường tín hiệu. cả hai dòng được tạo bằng cách sử dụng giá trung bình động theo cấp số nhân trong các khoảng thời gian khác nhau, với giá gần đây hơn cho trọng số lớn hơn.
Lí do các trader chuộng sử dụng Renko Chart thay vì nến Nhật?
- Renko Chart không hề phụ thuộc vào yếu tố thời gian mà chỉ quan tâm đến giá.
- Thứ hai, biểu đồ Renko hoạt động trơn tru hơn nến Nhật. Mỗi viên gạch trong Renko na ná nhau tại thành một biểu đồ diện mạo đồng nhất. Còn ở nến Nhật, mỗi thân nến và bóng của nó xuất hiện khác nhau.
- Renko Chart có kích thước đều nhau và không có râu nến, vì vậy biểu đồ Renko sẽ trực quan và gọn gàng hơn rất nhiều so với nến Nhật. Các nhà giao dịch mới tiếp cận thị trường nên lưu ý đặc điểm này.
- Renko Chart chỉ cập nhật khi một viên gạch mới hình thành. Biểu đồ nến và Renko Chart được chụp cùng một lúc thường hiển thị các mức giá khác nhau. Biểu đồ nến thì luôn hiển thị giá hoặc giao dịch cuối cùng. trong khi đó Renko Chart hiển thị giá đã tạo ra viên gạch cuối cùng.
- Renko Chart sẽ dựa trên kích thước gạch, chúng sẽ không phản ánh chính xác mức giá cao hoặc thấp của tài sản đạt được. Kích thước gạch càng nhỏ, thông tin giá sẽ cập nhật nhanh hơn trên biểu đồ Renko. Nhưng một kích thước gạch nhỏ hơn cũng sẽ làm cho biểu đồ trông rối hơn.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức bạn cần phải tìm hiểu về Renko Chart. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về biểu đồ Renko sẽ giúp ích cho các bạn trong giao dịch.
Kiến thức là vô hạn, bạn hãy truy cập website giavang.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin về vàng, forex mới nhất nhé.