Quy định về kinh doanh vàng luôn được nhiều người tìm hiểu, cập nhật liên tục. Thấu hiểu được điều đó, chúng tôi đã tóm tắt đầy đủ các quy định, điều kiện về kinh doanh các loại vàng cho các bạn tiện nắm bắt. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Định nghĩa về vàng
Vàng là một kim loại vô cùng quý hiếm, được làm nguyên liệu tinh chế cho các loại trang sức đắt tiền hoặc được đúc thành khối làm tài sản tích trữ. Tại Việt Nam, người ta thường phân vàng thành hai loại khác nhau là vàng Ta và vàng Tây.
Để phân biệt được hai loại này dựa vào độ tinh khiết của vàng. Đối với vàng Ta có hàm lượng vàng nguyên chất là 99,99%, trong đó tạp chất trong vàng chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 0,01%. Ngược lại, vàng Tây là loại vàng có lẫn tạp chất, là hợp kim vàng với các kim loại khác. Điều này giúp vàng Tây có nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng thích hợp làm nữ trang.
Các vấn đề mấu chốt trong thông tư 24 về vàng
Theo điều 19 của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vừa được Chính phủ quy định thì việc thanh toán bằng vàng là một trong bảy hành vi vi phạm pháp luật. Ngân hàng nhà nước (NHNN) là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng. Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mặt khác, hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Nghị định này cũng quy định, người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế được mang theo vàng theo quy định của NHNN. Nếu vượt mức quy định không có giấy phép do NHNN cấp thì cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/05/2012.
Quy định mới về kinh doanh vàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Theo đó, Thông tư 29 bổ sung quy định: “Thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng”. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có thay đổi nội dung về thông tin doanh nghiệp, tổ chức tín dụng trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng là bộ phận không tách rời của Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Thông tư 29 nêu rõ: Định kì hằng quý, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có thực hiện điều chỉnh địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng gửi báo cáo về các nội dung điều chỉnh địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng phát sinh trong kỳ báo cáo, cụ thể:
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi báo cáo của toàn hệ thống cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi báo cáo của chi nhánh, phòng giao dịch có phát sinh thay đổi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn có chi nhánh, phòng giao dịch đó.
Điều kiện để được kinh doanh vàng
Đối với kinh doanh vàng miếng
- Là một doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên, hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực mua, bán vàng từ 2 năm trở lên.
- Đã nộp thuế về hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu trở lên trong vòng 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
- Phải có hệ thống, chi nhánh tại Việt Nam từ 3 tỉnh thành trực thuộc Trung ương trở lên.
Đối với kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ
Những doanh nghiệp muốn kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Người dân có được mua, bán vàng miếng không?
Căn cứ tại điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, quy định như sau:
- Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
- Hiện nay, các tổ chức, cá nhân sẽ không được tự do mua, bán vàng miếng trên thị trường mà theo đó các hoạt động mua, bán vàng miếng chỉ được thực hiện tại các tổ chức được phép.
Những trường hợp mua, bán vàng miếng không đúng quy định sẽ bị phạt cảnh cáo, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo điểm a khoản 2 điều 24 nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi quy định về kinh doanh vàng như thế nào, điều kiện ở mỗi loại hình kinh doanh ra sao. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công.