Với những ai tham gia thị trường forex, Pullback có lẽ là một thuật ngữ không hề xa lạ. Đây được xem là một hiện tượng phổ biến về giá khiến cho không ít trader, nhất là cá trader còn non kinh nghiệm gặp nhiều lúng túng. Tuy nhiên, hiểu rõ về Pullback sẽ giúp bạn giao dịch thuận lợi và thành công. Vậy Pullback là gì? Làm cách nào giao dịch Pullback đạt hiệu quả?
Mục Lục
- 1 Pullback là gì?
- 2 Nguyên nhân và thời điểm xuất hiện Pullback trong forex
- 3 Ưu điểm và nhược điểm của Pullback
- 4 Ưu điểm
- 5 Pullback và Reversal khác nhau như thế nào?
- 6 Các chỉ báo sử dụng để cài đặt Pullback
- 7 Các đường trung bình động MA
- 8 Hướng dẫn giao dịch Pullback đạt hiệu quả nhất
- 9 Các chiến lược giao dịch Pullback hiệu quả
- 10 Kết luận
Pullback là gì?
Trong tiếng Anh, “Pull”: kéo, “Back”: quay lại. Chính vì vậy, có thể hiểu đơn giản Pullback trong sàn ngoại tệ là là chỉ một vật hoặc thứ gì đó bị đảo lại và là cách thức thường được áp dụng để thay đổi xu hướng của đồng tiền.
Pullback còn có tên tiếng Việt là Giá điều chỉnh hay giá thoái lui, nhằm chỉ giai đoạn giá tạm thời đi ngược lại với xu hướng chính (có thể tăng hoặc giảm) đã được thiết lập trước đó để điều chỉnh lại giá, trước khi giá trở lại xu hướng ban đầu.
Thời gian diễn ra Pullback có thể ngắn hoặc dài tùy độ dài của trend. Trong forex, Pullback được chia ra làm hai loại chính: Pullback trong 1 xu hướng tăng, và Pullback trong một xu hướng giảm. Hình dưới đây là ví dụ minh họa:
- Pullback trong một xu hướng tăng: Trong một thị trường có chiều hướng đi lên, bạn sẽ thấy giá sẽ tiếp tục tăng dần nhưng ngay cả khi đang trong xu hướng tăng này. Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm giá buộc phải giảm xuống sau đó mới tăng trở lại vượt qua đỉnh trước nó.
- Pullback trong một xu hướng giảm: Trong một thị trường có chiều hướng đi xuống, giá sẽ tiếp tục giảm nhưng sẽ có lúc nó đảo chiều và rồi sau đó lại tiếp tục đi xuống tạo các đáy thấp hơn so với đáy ở phía trước nó.
Vì thế, các đoạn màu đỏ kẻ phía trên chính là Pullback trong cả 2 thời kỳ downtrend hay uptrend.
Nguyên nhân và thời điểm xuất hiện Pullback trong forex
Đối với một thị trường có nhiều biến động như forex, nguyên nhân để dẫn đến hiện tượng giá Pullback là các nhà giao dịch đang thực hiện chốt lời hoặc thay đổi nhận định của tiền tệ. Nói chung, đây là những thay đổi hoàn toàn ngẫu nhiên và Pullback vì thế có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Mặc dù Pullback diễn ra khá đột ngột, nhưng các trader có thể hoàn toàn xác định được thời điểm xuất hiện Pullback bằng cách phân tích các quy luật của nó. Các công cụ hỗ trợ, chỉ báo giao dịch để phân tích và đưa ra phán đoán về hiện tượng Pullback như RSI, MACD hay các đường trendline và sau khi kết thúc giai đoạn này, giá sẽ quay lại, tiếp tục đi theo hướng chính của trend.
Ưu điểm và nhược điểm của Pullback
Bất kỳ một hiện tượng giá nào xảy ra trong forex, cũng điều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Một khi bạn nắm bắt được những đặc điểm này bạn sẽ giao dịch thuận lợi và dễ dàng thành công hơn. Pullback cũng không ngoại lệ, sau đây là những ưu và nhược điểm của Pullback mà người chơi cần hiểu rõ:
Ưu điểm
- Mang lại lợi nhuận cao: Sau các đợi Pullback (điều chỉnh giá) diễn ra, có nhiều trader thường lựa chọn phương án tiếp tục thực hiện giao dịch. Bởi việc đi theo xu hướng tăng giảm của các cặp tỷ giá sẽ mang lại lợi nhuận cao cho nhà giao dịch.
- Cung cấp tín hiệu điểm dừng cắt lỗ: Pullback có thể giúp người dùng dễ dàng nhận biết điểm dừng để thực hiện cắt lỗ đúng thời điểm. Khi một đồng tiền điều chỉnh giảm giá quá sâu, đến một mức nào đó sẽ có nguy cơ đảo chiều. Người chơi nên thực hiện đóng lệnh giao dịch để tránh thiệt hại về vốn.
- Tối ưu hóa lợi nhuận: Nhờ có pullback mà nhà giao dịch có thể tối ưu lợi nhuận với tỷ lệ lời lỗ (hay Risk Reward). Thường thì tùy vào điều kiện của thị trường mà tỷ lệ của Risk Reward với giao dịch đảo chiều sẽ tương ứng với những khoảng 1:2 hoặc 1:3.
Nhược điểm
Mặc dù có những ưu điểm nổi bật và mang nhiều lợi ích cho người giao dịch, nhưng Pullback cũng có những hạn chế riêng mà không phải trader nào cũng biết. Chính điều này, nếu bạn không nhận ra được những nhược điểm này, rất có thể bạn sẽ giao dịch thua lỗ.
Thông thường trader dễ dàng bị nhầm lẫn giữa Pullback (điều chỉnh) và Reversal (đảo chiều). Trên thực tế, có không ít trader vẫn thường hay nhầm lẫn hai hiện tượng này. Từ đó, dẫn đến những dự đoán sai và trái ngược với xu hướng thị trường.
Đây là tình huống khi mà complex pullback có hiện tượng chuyển dần sang xu hướng đảo chiều giá trị ngoại tệ. Trong giao dịch ngoại hối, complex pullback có nghĩa là hiện tượng điều chỉnh giá trở nên phức tạp, khó nắm bắt và phân tích.
Một nhược điểm của Pullback cần phải kể đến đó là khiến nhiều trader dễ bỏ lỡ những cơ hội vào lệnh khi thị trường ngoại tệ có xu hướng mạnh. Bởi nếu muốn thực hiện Pullback, buộc các trader phải chờ đợi nhịp điều chỉnh của sàn để thực hiện lệnh giao dịch với tỷ lệ lời lỗ.
Pullback và Reversal khác nhau như thế nào?
Trên thực tế, việc nhầm lẫn giữa Pullback và Reversal dẫn đến nhiều tai hại cho các nhà giao dịch. Sau đây là một số đặc điểm giúp các trader dễ dàng phân biệt giữa Pullback và Reversal.
Pullback (Xu hướng điều chỉnh giá) | Reversal (Xu hướng đảo chiều) |
Thường xuất hiện trong giai đoạn biến động mạnh của xu hướng chính. | Xuất hiện sau các giai đoạn tích lũy hoặc sideway. |
Biến động giá ngắn hạn. | Biến động giá dài hạn. |
Ít có các mẫu biểu đồ đặc trưng, chủ yếu dựa vào các chỉ báo như RSI hay MACD để xác định xu hướng. | Xuất hiện trong nhiều mẫu biểu đồ đặc trưng như mô hình vai đầu vai, mô hình 2 đỉnh, mô hình hai đáy, hoặc các mô hình nến,… |
Trong một xu hướng tăng, xuất hiện tình trạng quá mua để giá điều chỉnh lại. Trong một xu hướng giảm, xuất hiện tình trạng quá bán để giá điều chỉnh lại. | Trong một xu hướng tăng, phe mua không đủ sức để đẩy giá lên cao hơn nữa khiến giá sẽ đảo chiều và giảm dần. Trong một xu hướng giảm, phe bán không đủ sức để đẩy giá thấp hơn nữa khiến giá sẽ đảo chiều và tăng dần. |
Trên đây, là một số đặc điểm phân biệt Pullback và Reversal. Nhìn chung, Pullback và Reversal gần như tương tự nhau, nhưng nếu các trader chịu khó và quan sát kỹ một chút bạn dễ dàng nhận ra hai hiện tượng này.
Các chỉ báo sử dụng để cài đặt Pullback
Để thực hiện giao dịch với Pullback, ta có thể sử dụng các chỉ số kỹ thuật sau:
Chỉ báo Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement)
Đây được xem là chỉ báo quan trọng mà các trader trong forex đều quan tâm. Chỉ báo Fibonacci sẽ cung cấp các thông tin giúp người dùng xác định mức kháng cự và mức hỗ trợ khi giá có khả năng đảo chiều. Khi chỉ báo đạt mức 38,2%, 50% và 61,8%, khả năng diễn ra Pullback là rất cao. Vì vậy, người dùng cần phải chú ý. Tuy nhiên, có khi chỉ số fibonacci chỉ đạt 0,382, bởi xu hướng chính quá mạnh khiến cho mức giá điều hòa không thể phát huy tác dụng.
Ta có ví dụ minh họa như hình sau về hiện tượng chỉnh giá Pullback:
Theo quan sát, ta thấy hình ảnh minh họa đang biểu thị cặp GJ đang lao dốc từ 295 xuống 126. Xu hướng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau đó tăng nhẹ trở lại lên 158.8. Lúc này, Fibonacci thoái lui đạt 50%. Ngay lúc này, các trader có thể đăt lệnh bán, chắc chắn bạn sẽ mang về lợi nhuận cho mình.
Đường xu hướng Trendline
Giả sử bạn đang giao dịch cặp tỷ giá AUD/CAD. Bạn có thể dùng đường xu hướng (trendline) để xác định khoảng thời gian Pullback có thể xảy ra. Theo quan sát, ban thấy rằng mỗi lần đỉnh chạm đến đường xu hướng màu đỏ thì hiện tượng giá giảm sẽ xuất hiện. Đây được xem là tín hiệu dự báo thời điểm Pullback. Bạn chỉ cần nắm bắt tín hiệu này để tìm cho mình cơ hội đặt lệnh thành công.
Các đường trung bình động MA
Bên cạnh chỉ báo Fibonacci, đường xu hướng (trendline), đường trung bình động MA cũng được xem là một trong những công cụ hỗ trợ tốt để xác định thời điểm Pullback xảy ra. Các nhà giao dịch có thể sử dụng bất kỳ đường MA nào cho việc xác định xu hướng điều chỉnh giá. Đối với các trader kinh nghiệm, họ thường sử dụng đường MA200 do nó chỉ ra xu hướng chính và khả năng phán chính xác đoán cao.
Từ hình minh họa, ta thấy rằng giá cặp EUR/NZD đã tăng bức phá sau khi giảm sâu. EMA 200 cho thấy đang có một cây nến sắp thành hình và tín hiệu Pullback đã được phát hiện bởi MA200.
Hướng dẫn giao dịch Pullback đạt hiệu quả nhất
Để giao dịch Pullback hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các điều sau đây:
- Xu hướng bullish (tăng) sẽ tạo ra nhiều đỉnh mới cao hơn và đáy mới sâu hơn. Tiếp đến, xác định bằng khung thời gian lớn là H4 hoặc D1, để không bị giá nhiễu hoặc giá ảo.
- Xác định xong xu hướng, quan sát khoảng H1 và kiên nhẫn chờ pullback.
- Sử dụng fibonacci để tìm khu vực giá điều chỉnh (pullback).
- Tại các vùng chỉ số fibonacci đạt mức 50% đến 61,8% thực hiện đặt lệnh mua.
- Tại các đáy cẩn thận đặt các điểm stop loss.
- Để đề phòng giá chạy a đỉnh, đặt take profit.
Các chiến lược giao dịch Pullback hiệu quả
Ta có 4 chiến lược giao dịch Pullback phổ biến và mang lại lợi nhuận cho các trader. Nhìn chung, các chiến lược Pullback này đều dựa vào các chỉ báo kỹ thuật.
Chiến lược Fibonacci Retracement
Với chiến lược giao dịch này, các trader chỉ cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Nối đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất các trong các khoảng giá gần nhất.
- Bước 2: Khi giá điều chỉnh chạm Fibonacci Retracement ở các mốc 50%, 61.8%, 38.2% các nhà đầu tư có thể vào lệnh giao dịch.
Chiến lược trendline
Để Pullback hiệu quả với trendline, ta chỉ cần thực hiện lần lượt các bước sau:
- Bước 1: Nối ít nhất 2 đỉnh/đáy để xác định xu hướng thị trường
- Bước 2: Đợi giá điều chỉnh cắt trendline thì tiến hành giao dịch
Chiến lược MA
Vẽ các đường EMA20, EMA50, EMA200
- Bước 1: Xác định xu hướng:
-Nếu EMA 20 nằm trên EMA 50, EMA 50 nằm trên EMA 200 là xu hướng tăng.
-Nếu EMA 20 nằm dưới EMA 50, EMA 50 nằm dưới EMA 200 là xu hướng giảm.
- Bước 2: Vào lệnh:
– Khi xu hướng tăng bạn thực hiện lệnh mua và giá điều chỉnh và chạm vào EMA 20.
– Khi xu hướng giảm thực hiện giao dịch Bán, giá điều chỉnh và chạm vào EMA 20.
Chiến lược hỗ trợ và kháng cự
Với chiến lược này, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau là có thẻ giao dịch Pullback thành công:
- Bước 1: nối 2 đáy hoặc 2 đỉnh cùng một mức giá để tạo ra hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Bước 2: đợi giá điều chỉnh chạm vào hỗ trợ kháng cự để ra quyết định giao dịch Pullback.
Kết luận
Nói tóm lại, Pullback là một hiện tượng phổ biến trong giao dịch Forex. Nếu bạn thật sự hiệu rõ và nắm bắt về Pullback thì hãy biến nó thành một vũ khí mạnh mẽ để đánh lệnh thật thành công nhé! Với bài viết trên đây, chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp cho các trader những thông tin cũng như kiến thức hữu ích nhất về Pullback. Chúc các bạn một ngày giao dịch hiệu quả.