PoC được xem là một trong những ứng dụng quan trọng chứng minh tính thực tế và khả thi của dự án. PoC được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống. Vậy PoC là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của PoC là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
PoC là gì?
PoC được viết tắt từ tên tiếng Anh “Proof of Concept” là bằng chứng về khái niệm dùng để chỉ việc thực hiện một ý tưởng hay một phương pháp nào đó để chứng minh tính thực tiễn, tính khả thi của một lý thuyết nào đó. Hay nói một cách đơn giản, POC là tiến hành thử nghiệm một ý tưởng, một phương pháp nào đó trong đời sống để chứng minh tính thực tiễn, khả thi của lý thuyết.
Lịch sử ra đời PoC
Thuật ngữ PoC (Proof of Concept) xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển Oxford English tháng 1/1967 bởi Los Angeles Times. Tuy nhiên, một trong những cách sử dụng đầu tiên của PoC được đề xuất trong bài báo trên tạp chí “Conversion and Intelligent Motion” của tác giả Bruce Carsten.
Cụm từ PoC vào thời điểm nó ra đời chỉ được được sử dụng trong giới khoa học kỹ thuật về phát triển phần cứng và phần mềm mà thôi. Mục đích của PoC nhằm để chứng minh và thử nghiệm các giả thuyết được đặt ra để xem chúng có thực sự khả thi hay thực tế hay không. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, PoC không còn gò bó trong các lĩnh vực khoa học nữa mà được ứng dụng trong nhiều ngành nghề ở nhiều lĩnh vực trong đời sống như kinh doanh, kỹ sư, bảo mật, làm phim,…
>>Multi-chain là gì? Ưu điểm và hạn chế khi đầu tư Multi-chain
PoC mang lại lợi ích gì?
Phương thức PoC mang lại nhiều lợi ích khả quan cho đôi bên tổ chức:
- Người dùng có thể tiết kiệm thời gian và tránh mất nhiều công sức, tiền bạc với những ý tưởng thiếu thực tế và không khả thi.
- Tập trung nguồn nhân lực, thời gian, dòng tiền,… vào các ý tưởng khả thi và tìm được cho mình nhiều cơ hội thành công.
- Việc triển khai PoC giúp người dùng có cơ sở để làm luận đề tranh biện với nhà đầu tư hay các bên liên quan về ý tưởng hay giả thuyết của mình, đây sẽ là điều giúp ích đáng để cho bạn tranh luận và biện chứng về tính khả thi của ý tưởng.
Ứng dụng của PoC trong các hệ thống Blockchain
Việc ứng dụng PoC vào các hệ thống Blockchain chính là quá trình xác thực xem ý tưởng của dự án Crypto này có thực sự khả thi và hiệu quả hay không. Trên thực tế, Proof of Concept rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định phần nào đến sự thành công của các trader. Trong trường hợp, PoC không hiệu quả, ta thấy rằng Blockchain này không đáng tin cậy và có thể loại bỏ ngay từ đâu.
>>Blockchain là gì? Ứng dụng của Blockchain trong thực tiễn
Ta có ví dụ đơn giản như sau về PoC:
Nhóm phát triển dự án của bạn có ý tưởng xây dựng một sàn giao dịch trên các Public Blockchain. Với nền tảng này chỉ cần người dùng kết nối internet là có thể sử dụng được. Để triển khai, bạn cần phải quan tâm và chuẩn bị một số thứ như sau:
- Hiện nay, có khá nhiều blockchain trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ có một số Block trong đó mới hỗ trợ smart contract. Chính vì vậy, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là Blockchain nào sẽ hỗ trợ việc này.
- Tiếp theo, khâu chọn ngôn ngữ lập trình. Một Blockchain có thành công và khả thi hay không sẽ do một phần ngôn ngữ lập trình quy định. Đa phần các nền smart contract platform sẽ có các ngôn ngữ lập trình riêng. Điều quan trọng, bạn cần tìm hiểu thật kỹ liệu ngôn ngữ mà platform này có hỗ trợ được cho Block của bạn hay không và nhóm phát triển của bạn có thật sự thành thạo hay không để sử áp dụng một cách chuẩn xác.
- xác định Platform mà bạn chọn có tool hỗ trợ có việc xây dựng ứng dụng như yêu cầu của bạn hay bạn phải xây dựng từ con số 0. Việc xây dựng từ số không sẽ tốn rất nhiều tài nguyên (công sức, thời gian và tiền bạn).
Sau khi thực hiện đủ các bước cơ bản bên trên, ta tiến hành giải quyết các vấn đề liên quan chuyên sâu hơn đến việc xây dựng một sàn giao dịch. Một số câu hỏi sẽ được đặt ra như sau:
- Kiến trúc cho sàn giao dịch mà bạn muốn triển khai là gì? Blockchain này sẽ là một sàn Orderbook, AMM, hay loại kiến trúc nào khác?
- Tokenomics của dự án sẽ được thiết kế như thế nào?
- Làm sao để dự án của bạn thể thu hút được thanh khoản và người dùng từ các sàn giao dịch khác trên thị trường?
Từ kinh nghiệm, kiến thức và những lợi thế riêng của nhóm phát triển, hãy chọn một hay một vài lựa chọn phù hợp. Sau đó bắt tay ngay vào việc triển khai Blockchain của riêng mình.
Có thể nói, DeFi (Decentralized Finance) là một trong những ví dụ điển hình về việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào Finance. Nhưng để đạt thành công như ngày nay, các nhà phát triển đã dành rất nhiều thời gian để PoC nghiên cứu, thử nghiệm và tìm kiếm ra các mô hình có thể thành công trong thực tế.
Từ đây, ta có thể thấy rằng, việc ứng dụng PoC trong Blockchain có tính khả dụng rất cao. Ngày nay, với sự phát triển và đổi mới trong không gian blockchain, sẽ có rất nhiều ngành công nghiệp truyền thống sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, để đánh giá việc phát sinh vấn đề và khắc phục không phải đơn giản. Hơn nữa, nhiều dự án có thể không có ngân sách không giới hạn cho những thử nghiệm kéo dài không thành công. Vì vậy tiếp cận vấn đề với PoC là một cách khôn ngoan trước khi bước vào quá trình thử nghiệm trong thực tế.
Cách thực hiện POC hiệu quả
Sau đây là các bước thực hiện PoC hiệu quả và chuẩn xác:
Bước 1: Xác định cơ hội
Tại bước này, tiến hành tìm hiểu các giải pháp. Bạn nên tận dụng các cơ hội làm việc với các chuyên gia nhằm nâng cao kỹ năng và phối hợp tốt với các kĩ năng cùng nguồn nhân lực sẵn có.
Bước 2: Mô tả vấn đề và dữ liệu
Sau khi xác định rõ các giải pháp và cơ hội, tiến hành phân loại chúng thành các hạng mục một cách khoa học và rõ ràng.
Bước 3: Xây dựng và triển khai giải pháp
Xây dựng mô hình bằng cách sử dụng dữ liệu đào tạo để thử nghiệm. Thử nghiệm sẽ giúp kiểm tra độ chính xác của mô hình nhằm đưa ra quyết định chính xác cho việc điều chỉnh sâu hơn.
Bước 4: Thẩm định giá trị doanh nghiệp
Các yếu tố thẩm định với kỹ sư là đo lường, thiết kế và thử nghiệm. Ngoài ra thì mức độ hoàn thiện, tính chính xác và thời điểm là yếu tố cần áp dụng vào giải pháp như quy mô, độ linh hoạt.
Bước 5: Muốn mở rộng quy mô của POC
Mở rộng khả năng suy luận, cơ sở vật chất, điều chỉnh và tối ưu hóa giải pháp POC.
Kết luận
Nói tóm lại, PoC (Proof of Concept) là một trong những ứng dụng hữu ích và được áp dụng phổ biến hiện nay. Nhờ vào PoC, nhiều nhà đầu tư và nhóm phát triển dự án có thể tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực. Từ đây, có thể hướng tới những ý tưởng và phương pháp thực tiễn hơn. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hay về PoC. Chúc các bạn giao dịch thành công.