Thị trường Forex được biết đến là hoạt động 24/5 và những giờ live của FX luôn là thời khắc nhộn nhịp của thị trường tài chính. Chính vì vậy, mỗi một giây trên thị trường FX không chỉ đơn thuần là những cuộc giao dịch, mua bán mà còn là nơi các nhà đầu tư, các chuyên gia đưa ra phân tích, ý kiến, bàn luận sôi nổi nhất. Điều này, tạo ra một nhân tố cơ bản, điển hình có tác động đến người tham gia FX là tâm lý thị trường. Vậy phân tích tâm lý thị trường trong forex là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ về điều này nhé!
Mục Lục
Tâm lý thị trường forex là gì?
Tâm lý thị trường được được hình thành dựa trên thái độ, cảm xúc của phần đông nhà đầu tư, nhà giao dịch với một tài sản hay tổng thể thị trường nào đó. Từ đó chi phối tác động về giá của mặt hàng đó trên thị trường. Điều quan trọng bạn cần biết là tâm lí thị trường không dễ đoán trước hay cân đo đong đếm cụ thể vì nó được chi phối và sản sinh từ cảm xúc của nhà đầu tư.
Phân tích thị trường là gì?
Phân tích tâm lý thị trường có tên tiếng Anh là Sentiment Analysis (viết tắt là SA) là việc phân tích tập việc phân tích tập trung vào đo lường trạng thái tâm lý và cảm xúc tổng thể của tất cả những người đang tham gia vào thị trường.
Thật ra, hiện nay trên thị trường Forex luôn có ý kiến trao đổi lẫn nhau về những kiến thức, thông tin liên quan giao dịch. Điều này, tạo ra cộng đồng giao dịch trên toàn cầu. Cộng đồng này không những hỗ trợ các trader trong quá trình giao dịch mà còn là nơi để các trader trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Bất kì một giao động hay tin tức mới nào của thị trường cũng được trao đổi và phân tích theo nhiều chiều hướng khác nhau từ nhiều nhà đầu tư và môi giới. Đồng thời, mọi người đều có nhận thức cá nhân về lý do tại sao thị trường FX di chuyển theo một cách cụ thể.
Và trong quá trình giao dịch như vậy, nhiều quan điểm của các nhà giao dịch được thể hiện. Hay nói một cách khác, thị trường Forex cho phép người dùng tham gia đưa ra bất kì thảo luận, ý kiến nào từ phổ cập cho đến chuyên sâu. Nơi đây, ghi nhận những quan điểm, ý tưởng khác nhau và điều này sẽ ảnh hưởng đến giá cả của các sản phẩm giao dịch lẫn sàn giao tạo ra tâm lý thị trường, hay trường phái phân tích tâm lý thị trường là vì vậy.
Trường phái phân tích tâm lý thị trường
Trường phái phân tích tâm lý thị trường ít được biết đến hơn so với phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật bởi nó thường dành cho các nhà đầu tư tổ chức lớn hay các quỹ đầu tư có đủ nguồn lực và dữ liệu thị trường. Phân tích tâm lý thị trường là việc phân tích tập trung vào đo lường trạng thái tâm lý và cảm xúc tổng thể của tất cả những người đang tham gia vào thị trường.
Các chỉ số tác động đến tâm lý thị trường
Nói về định nghĩa tâm lý thị trường thì dễ, nhưng trên thực tế không hề dễ để đo lường tâm lí thị trường. Bởi ngoài việc tâm lí thị trường được hình thành dựa trên cảm xúc, một phần khác nó chịu ảnh hưởng khá nhiều chiến lược, cũng như sự phân tích và tính toán riêng của từng nhà đầu tư. Cho nên, khi phân tích tâm lí thị trường, người ta thường dựa vào các chỉ số sau.
Chỉ báo tâm lý thị trường
Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tâm lí thị trường FX là dữ liệu thị trường. Vì vậy, số lượng giao dịch CFTC thường được theo dõi một cách nghiêm túc và sát sao. Không chỉ vậy, các báo cáo thông tin số liệu hợp đồng chưa được chốt trên sàn cũng được các nhà giao dịch quan tâm. Bởi những nguồn dữ liệu này nó nói lên loại tiền tệ nào đang có sức hút trên thị trường.
Hiện tại, dường như thị trường Forex mang tính phân tán rất cao, mặc dù nhiều sàn đã cập nhật chi tiết số lượng giao dịch và hướng luân chuyển tiền tiện. Tuy vậy, vẫn chưa có một nền tảng nào đủ sức để tổng hợp tất cả nguồn dữ liệu thị trường.
Không chỉ vậy, đối với những thị trường tiền tệ lớn khác như ở Mỹ (thị trường ngoại hối lớn nhất toàn cầu), số lượng giao dịch còn có thể tổng hợp từ một số thị trường lớn khác. Chẳng hạn như Nhật Bản. Theo đó, báo cáo hàng tuần của Bộ Tài chính Nhật Bản đoàn cho biết có nhiều thông tin hữu ích.
Từ những thông tin này, người chơi FX sẽ cập nhật chính xác các thông tin về chứng khoán trên sàn giao dịch Tokyo từ thu nhập, dòng tiền, vòng luân chuyển cổ phiếu (TSE). Bất kì hoạt động luân chuyển, giao dịch nào đều có tác động về giá.
Chỉ số VIX
Có thể hiểu đơn giản chỉ số này là sự đo lường về kỳ vọng của nhà đầu tư đối với xu hướng mới nổi trong ngắn hạn như thế nào. Đây được bình chọn là chỉ số phổ biến của các sàn giao dịch. Đồng thời, giá chứng khoán S&P500 cũng được biểu hiện thông qua chỉ số này.
Như vậy, chỉ số VIX được tính toán dựa trên mức giá trung bình S&P500, đơn vị là phần trăm (%). Nhìn vào chỉ số, người dùng có thể biết được hướng đi trong tương lai của thị trường.
Ví dụ: Chỉ số VIX đạt mức 18 thì có thể trong năm tới S&P500 chỉ có khả năng dao động quanh mức +18 đến -18. Trong trường hợp VIX trên ngưỡng 40 có nghĩa thị trường đang trong thế lưỡng lự, rụt rè. Khi VIX giảm xuống dưới 20, lúc nhà phía nhà đầu tư đã có tâm thế sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Năm 2018 từng ghi nhận chỉ VIX đạt mức co chưa từng có 89,53 bởi thị trường FX rơi vào khủng hoảng. Điều đáng nói là chỉ 2 tháng trước đó, chỉ số VIX thậm chí còn chưa đạt ngưỡng 19.
Một lời khuyên dành cho các trader, trong trường hợp chỉ số này tăng quá cao. Đây là dấu hiệu thị trường sẽ ngày một e dè, không dám giao dịch. Đồng thời các nhà đầu tư sẽ có xu hướng bảo tồn vốn thay vì mạo hiểm đầu tư.
All Bull and Bear
Nếu bạn tham gia vào thị trường Forex, chắc hẳn một điều không ai là không biết đến các chuyên gia tại phố Wall và những dự báo của các chuyên gia này. Nói một cách khác All Bull and Bear chính là nguồn dữ liệu được thực hiện từ các chuyên già này. Bạn hoàn toàn yên tâm về nguồn dữ liệu này thông tin được cập nhật hàng tuần và vô cùng mới mẻ, bởi nó được thực hiện từ các cuộc khảo sát tâm lý hàng tuần. Bằng cách các nhà đầu tư sẽ tư lời vài câu hỏi đơn giản cho các cuộc phỏng vấn. Sau đó, kết quả sẽ được tổng hợp lại và công bố rộng rãi để mọi người đều có thể theo dõi.
Nói chung, từ đây hỗ trợ các nhà đầu tư dự đoán tâm lý thị trường. Nếu muốn theo dõi chi tiết dữ liệu khảo sát, tìm đến website của Bloomberg.
Chỉ số sợ hãi và tham lam CNN
Chỉ số dựa vào những dữ liệu liên quan khác, đơn cử là chỉ số VLX. Kết quả sẽ tính theo thang điểm từ 0 lên 100. Sẽ có hai trường hợp xảy ra: Một là, thang điểm càng cao lại càng phản ánh rõ mức độ tham lam của nhà đầu tư, ngược lại điểm càng thấy lại càng cho thấy mức độ sợ hãi của nhà đầu tư.
Tâm lí thị trường XTB
Hiện tại, trên sàn giao dịch XTB hỗ trợ người dùng đánh giá tâm lý thị trường một cách khách quan nhờ vào nền tảng xStation 5 được thiết kế trên sàn. Người dùng có thể đăng ký mở tài khoản trên sàn và tham gia vào phần phân tích thị trường cũng như cập nhật xu hướng tâm lý thị trường.
Ảnh hưởng của phân tích tâm lý thị trường đến giao dịch Forex
Tâm lý thị trường có những ảnh hưởng nhất định đến giao dịch Forex. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng thị trường FX là sự kết hợp nhiều góc nhìn, ý tưởng lẫn quan điểm khác nhau. Do đó, ngay cả khi người chơi chắc chắn rằng thị trường có xu hướng gia tăng nhưng trên thị tế đang đi theo xu hướng ngược lại. Chính vì vậy, rủi ro hoàn toàn rất cao và các trader nên tính toán kỹ điều này.
Từ đây, bạn hiểu rằng, những chỉ báo chỉ số về tâm lý thị trường không hoàn toàn quyết định rằng bạn sẽ vào lệnh hay thoát lệnh khi nào. Đồng nghĩa, không phải lúc nào cũng giúp bạn đánh lệnh thắng lớn mà chỉ giúp bạn cập nhật và quan sát thị trường đang theo chiều hướng nào mà thôi. Cho nên cách tốt nhất các trader vẫn nên phân tích kỹ trước khi đánh lệnh nhé!
Kết luận
Nói tóm lại, tâm lý thị trường có ảnh hưởng đến rất nhiều đến thị trường Forex, bởi nó cung cấp những dự báo, tín hiệu về chiều hướng tiền tệ, tài chính cho người dùng. Các trader vì thế cũng không nên chủ quan chỉ dựa vào tâm lý thị trường không nhé! Bạn phải biết rằng, phần lớn sự chiến thắng trên FX nằm ở sự quan sát, tổng hợp thông tin và phân tích kỹ lưỡng từ chính bạn. Bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp nhiều thông tin bổ ích về tâm lý thị trường.