Bên cạnh thị trường chứng khoán tập trung, OTC (Over-The-Counter) hay còn được biết đến là thị trường chứng khoán phi tập trung cũng đang trở thành một nơi giao dịch lý tưởng được các nhà đầu tư lựa chọn khá nhiều. Vậy OTC (Over-The-Counter) là gì? Chúng có gì khác so với thị trường tập trung? Nhà đầu tư cần lưu ý những gì khi tham gia vào thị trường này. Cùng Giavang.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về thị trường OTC
OTC là gì?
Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, OTC (Over-The-Counter) được hiểu là nơi giao dịch chứng khoán thông qua mạng lưới các đại lý và môi giới thay vì giao dịch trên các sàn tập trung truyền thống (chẳng hạn như HOSE, HNX, Upcom).
Đối tượng tham gia thị trường OTC
- Doanh nghiệp chưa niêm yết: Thường là những công ty nhỏ, không đủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán như HOSE hoặc HNX.
- Doanh nghiệp đã niêm yết: Những công ty muốn giao dịch chứng khoán ngoài giá trên sàn.
- Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức: Những người thích đầu tư vào chứng khoán chưa niêm yết hoặc giao dịch ngoài giá trên sàn.
Tuy nhiên, đối với những người mới tập tành đầu tư thì không nên quá mạo hiểm tham gia vào thị trường OTC. Bởi vì để tham gia vào được thị trường này đòi hỏi các nhà đầu tư không những phải có kiến thức chuyên môn cao mà bên cạnh đó còn cần phải có thêm khả năng phân tích cũng như định giá thì mới có thể xác định chuẩn xác giá trị thực tế của từng mã cổ phiếu.
Các đặc điểm chính của thị trường OTC
- Thị trường OTC không có một địa điểm giao dịch cố định.
- Việc mua-bán chứng khoán trên thị trường OTC sẽ dựa trên nguyên tắc là: giữa bên mua và bên bán tự thỏa thuận về giá, số lượng thông qua các nền tảng trung gian như website, diễn đàn,…
- Người tham gia thị trường OTC chịu khá nhiều sự giám sát và quy định của các sàn OTC hay thậm chí là cả Luật chứng khoán.
- Trên thị trường OTC, mức giá để giao dịch chứng khoán hầu hết được tham khảo theo cung và cầu của thị trường.
Các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường OTC
Trên thị trường OTC (Over-The-Counter), nhà đầu tư có thể giao dịch được với các loại chứng khoán sau đây:
- Cổ phiếu: Phần lớn sẽ là những mã cổ phiếu thuộc các công ty chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
- Trái phiếu: Đây là các loại trái phiếu được ngân hàng tiếp thị thông qua mạng lưới đại lý môi giới thay vì giao dịch trực tiếp trên sàn giao dịch chính thức. Thông thường, các giao dịch này sẽ được diễn ra dưới dạng thỏa thuận riêng giữa hai bên.
- Sản phẩm phái sinh: Bao gồm các loại hợp đồng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi,… được sử dụng nhằm để phòng ngừa những rủi ro về biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa,…
>> Cổ phiếu chưa niêm yết là gì? Cách giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết OTC
Vai trò của thị trường OTC
- Hỗ trợ & thúc đẩy cho sự phát triển của thị trường chứng khoán tập trung.
- Góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh trong thị trường chứng khoán thông qua việc hạn chế cũng như làm thu hẹp lại thị trường tự do.
- Tạo điều kiện cho các công ty startup hoặc doanh nghiệp nhỏ có thể huy động được vốn trước khi đủ điều kiện niêm yết trên các sàn giao dịch chính thức.
- Giúp các nhà đầu tư có một môi trường đầu tư linh hoạt, thuận lợi cùng với tiềm năng sinh lời cao.
So sánh thị trường OTC và thị trường Sở Giao Dịch
Thị trường OTC | Thị trường Sở Giao Dịch |
Chịu sự chi phối và kiểm soát bởi Luật chứng khoán Việt Nam | Chịu sự chi phối và kiểm soát bởi Luật chứng khoán Việt Nam |
Giao dịch thông qua các nền tảng số | Giao dịch tại sàn giao dịch |
Được phép thương lượng về giá | Giá đã được niêm yết trên sàn |
Mức giá tham khảo trên thị trường từng sàn | Tất cả các sàn sẽ có cùng một mức giá ở cùng một thời điểm |
Độ rủi ro cao | Độ rủi ro thấp |
Quản lý bởi trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc công ty phát hành cổ phiếu | Quản lý bởi sở giao dịch |
Thanh toán linh hoạt và đa dạng | T+2 (Tiền) hoặc T+3 (Chứng khoản) về tài khoản |
>> Sở giao dịch chứng khoán là gì? Nguyên tắc hoạt động
Ưu – nhược điểm của thị trường OTC
Ưu điểm của sàn OTC
- Tính linh hoạt cao do không bị giới hạn bởi các quy tắc nghiêm ngặt như trên sàn chính thức.
- Số vốn đầu tư thường nhỏ.
- Công cụ tài chính rẻ.
- Thị trường OTC cung cấp đa dạng các loại tài sản tài chính để đầu tư.
- Tạo cơ hội tiếp cận tài chính đối với những công ty chưa thể niêm yết trên các thị trường tập trung.
- Thời gian giao dịch thường dài hơn so với các phiên giao dịch trên thị trường tập trung.
Nhược điểm của sàn OTC
- Thiếu tính minh bạch bởi vì các công ty khi tham gia vào thị trường OTC không cần phải cung cấp nhiều thông tin chi tiết của bản thân.
- Giá cổ phiếu biến động lớn, dễ bị lừa đảo hoặc mất quyền lợi khi mua bán (do không có quy định bảo vệ quyền lợi của cả bên mua và bên bán) => Mức độ rủi ro cao.
- Tính thanh khoản kém, cổ phiếu OTC khó chuyển nhượng nhanh chóng khi cần bán lại.
Các chiến lược đầu tư cổ phiếu hiệu quả trên thị trường OTC
Đầu tư giá trị (Value Investing)
Đầu tư giá trị (Value Investing) là chiến lược tập trung vào việc tìm kiếm những mã cổ phiếu bị định giá thấp hơn so với giá trị thực của chúng. Thông thường, để xác định được tiềm năng tăng trưởng của một mã cổ phiếu có cao hay không, nhà đầu tư sẽ tiến hành phân tích các chỉ số tài chính như tỷ lệ P/E (Price-to-Earnings) và P/B (Price-to-Book),…Trên thị trường OTC, có khá nhiều những công ty nhỏ bị định giá thấp, điều này tạo cơ hội cực kỳ lớn cho các nhà đầu tư.
Đầu tư tăng trưởng (Growth Investing)
Chiến lược này tập trung vào việc các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các công ty có tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong tương lai. Những công ty này có thể là các công ty startup, hay là công ty nhỏ chưa niêm yết nhưng có sản phẩm hoặc dịch vụ đổi mới. Việc xác định những công ty như vậy trên thị trường OTC có thể giúp các nhà đầu tư mang lại lợi nhuận cao nếu như chúng phát triển và trở thành công công ty lớn hơn.
Đầu tư theo đà (Momentum Investing)
Đầu tư theo đà (Momentum Investing) là một chiến lược mà trong đó các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những mã cổ phiếu đang có đà tăng giá và quyết định mua vào, với hy vọng rằng giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc rằng những gì đang tăng có khả năng sẽ tiếp tục tăng và ngược lại. Trên thị trường OTC, việc các nhà đầu tư nhận được tốt tiềm năng tăng trưởng của một mã cổ phiếu nào đó trong tương lai sẽ giúp cho họ có thể mang lại nguồn lợi nhuận nhanh chóng.
Lưu ý khi tham gia thị trường OTC
Dưới đây là một số lưu ý được đúc kết bởi các chuyên gia trên thị trường chứng khoán, giúp cho nhà đầu tư có thể giao dịch hiệu quả hơn trên thị trường OTC:
- Hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về các công ty phát hành chứng khoán về các khía cạnh như: tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh,…trước khi đưa ra quyết định mua bán.
- Do có mức độ rủi ro cao hơn so với thị trên thị trường chứng khoán tập trung, vì thế các nhà đầu tư hãy cân nhắc kỹ đến các rủi ro có thể xảy ra khi tham gia vào thị trường này.
- Nhà đầu tư nên lựa chọn sử dụng dịch vụ từ các công ty chứng khoán uy tín để có thể nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất khi tham gia giao dịch vào thị trường OTC.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thị trường chứng khoán phi tập trung OTC (Over-The-Counter) mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những thông tin vừa rồi đã giúp cho các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về thị trường này, từ đó đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết khác trên trang website của Giavang.com nhé!