Nhiều người đặt ra câu hỏi “Nước nào giàu nhất Đông Nam Á?”. Việt Nam đứng vị trí thứ bao nhiêu? Top 10 nước giàu nhất Đông Nam Á gồm những nước nào? Cùng giavang.com theo dõi bài viết bên dưới để tìm câu trả lời cho thắc mắc trên nhé!
Mục Lục
Nước nào giàu nhất Đông Nam Á?
Nước nào giàu nhất Đông Nam Á? Cùng giavang.com tìm hiểu nhé!
Hiện nay, nước giàu nhất Đông Nam Á là Indonesia với GDP ước tính đạt 1,060 tỷ USD gấp hai lần nền kinh tế của Thái Lan trong năm 2021.
Ngoài GDP cao thì nước Indonesia còn được biết đến là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với dân số là 277.898.187 người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc vào ngày 19/01/2022. Con số này cao gấp 47 lần dân số của Singapore.
Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, trong đó, đóng vai trò chủ đạo là chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân. Đây được coi là nền kinh tế có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Indonesia còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục sau năm 1997 và trải qua khủng hoảng tài chính lớn của Châu Á. Indonesia hiện có hơn 164 công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo và điện lực.
Top 10 nước giàu nhất Đông Nam Á
GDP và GDP bình quân đầu người theo dữ liệu Quý 4-2023 của IMF
1 | Indonesia | 266,998 | 1,088,768 tỉ USD | 4,038 | 3,328,288 | 12,345 |
2 | Thái Lan | 67,913 | 502,300 tỉ USD | 7,295 | 1,261,485 | 18,073 |
3 | Philippines | 108,307 | 370,485 tỉ USD | 3,372 | 933,913 | 8,574 |
4 | Singapore | 5,670 | 368,467 tỉ USD | 58,484 | 1,047,318 | 95,603 |
5 | Việt Nam | 98,345 | 340,450 tỉ USD | 3,462 | 578,204 | 10,755 |
6 | Malaysia | 32,801 | 336,300 tỉ USD | 10,192 | 900,426 | 27,287 |
7 | Myanmar | 53,019 | 71,690 tỉ USD | 1,333 | 275,513 | 5,179 |
8 | Campuchia | 16,494 | 26,216 tỉ USD | 1,572 | 74,348 | 4,441 |
9 | Lào | 7,163 | 18,653 tỉ USD | 2,567 | 59,736 | 8,221 |
10 | Brunei | 0,447 | 13,469 tỉ USD | 23,117 | 28,470 | 61,816 |
Singapore
Singapore hay còn được gọi là quốc đảo sư tử. Singapore có một nền kinh tế thị trường phát triển cao, được thúc đẩy trong lịch sử bởi thương mại trung chuyển rộng lớn.
Khoảng giữa năm 1965 và 1995, đất nước này đã đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đáng kể, khoảng 6%.
Singapore có xếp hạng tín dụng AAA từ các cơ quan xếp hạng tín dụng lớn, chứng tỏ được sức mạnh tài chính và sự ổn định của quốc gia này. Singapore thu hút nguồn đầu tư nước ngoài nhờ có vị trí chiến lược, lực lượng lao động lành nghề, thuế suất thấp, cơ sở hạ tầng tiên tiến cùng với lập trường chống tham nhũng mạnh mẽ.
Đất nước này được xếp hạng là nền kinh tế cạnh tranh thứ 4 thế giới vào năm 2023 theo như xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Thế giới của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế. Bên cạnh đó, nước này còn nắm giữ dự trữ ngoại hối lớn thứ mười một thế giới.
Singapore còn là thiên đường thuế cho những người giàu bởi mức thuế suất với thu nhập cá nhân thấp, thu nhập từ nước ngoài và lãi vốn được miễn thuế. Vì lý do này, Singapore đã thu hút được những cá nhân giàu có gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Brett Blundy và Eduardo Saverin. Theo Chỉ số Tự do Kinh tế 2023, Singapore có nền kinh tế tự do nhất thế giới.
Singapore đứng thứ 9 về Chỉ số Phát triển Con người, xếp hạng này phản ánh mức độ phát triển cao trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và bình đẳng thu nhập. Singapore là một trong 10 quốc gia an toàn nhất ở châu Á . Đây cũng là quốc gia tốt thứ 10 để sinh sống trên thế giới.
Thái Lan
GDP của Thái Lan xếp vị trí thứ 2 với 509,2 tỷ USD, dân số của Thái Lan là 67,913 triệu người vào ngày 19/01/2022 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc. Thái Lan cũng là quốc gia có nền thị trường nông nghiệp mới và chỉ số GDP phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu.
Philippines
Philippines đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng với tổng sản phẩm nội địa GDP đạt 402,386 triệu USD, dân số 108, 307 triệu người. Nền kinh tế chủ đạo của Philippines là công nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới vào năm 2019, quốc gia này có nền kinh tế lớn đứng thứ 5 Đông Nam Á, 15 Châu Á và xếp hạng 36 thế giới. Philippines được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á cũng như toàn cầu với tỷ lệ GDP mỗi năm tăng trung bình 7,5%.
Ngoài 2 ngành công nghiệp và nông nghiệp thì Philippines còn phát triển đa dạng thêm các lĩnh vực khác như chế biến thực phẩm, dệt sợi, quần áo, các bộ phận điện tử và ô tô. Ngành khai thác mỏ cũng có tiềm năng lớn ở Philippines, sở hữu một lượng dự trữ lớn chromite, niken, đồng. Gần đây, các khí gas tự nhiên đã được tìm ra và thêm vào nguồn dự trữ năng lượng.
Việt Nam
Việt Nam có dân số khoảng 96,801 triệu người và tổng sản lượng quốc nội là 340,602 triệu USD, theo số liệu ở bảng trên. Với các chỉ số này đang giúp nước ta đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng.
Nền kinh tế Việt Nam trước đây đứng thứ hai ở Đông Nam Á vào năm 1987 nhờ sự viện trợ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Vào thời điểm đó, GDP của nước ta là 53 tỷ USD. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam suy thoái theo thời gian, đạt mức thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, khi các nhà tài trợ gặp khó khăn về tài chính và ngừng hỗ trợ.
Nền kinh tế nước ta bắt đầu từng bước cải thiện và đi đúng hướng vào năm 2003. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ yếu dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, du lịch, nông nghiệp và xuất khẩu dầu mỏ. Đảng Cộng sản chủ trương xây dựng Việt Nam thành một quốc gia có hệ thống kinh tế thị trường thị theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Malaysia
Đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng là Malaysia, tổng GDP của quốc gia này đạt 336,3 tỷ USD với 32,801 triệu dân sinh sống. Nền kinh tế của Malaysia là nền kinh tế thị trường công nghiệp.
Theo đó, trong năm vừa qua tổng sản lượng xuất khẩu của Malaysia đã tăng 32% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt khoảng 26,9 tỷ USD. Theo dự đoán, trong những năm tới đây sau khi phục hồi kinh tế do Covid-19, Malaysia sẽ tăng trưởng không ngừng.
Malaysia đứng ở vị trí thứ sáu trong danh sách với 32,801 triệu dân và GDP 336,3 tỷ USD. Nền kinh tế thị trường công nghiệp là nền tảng cho nền kinh tế Malaysia.
Nhờ đó, tổng sản lượng xuất khẩu của Malaysia đã tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 26,9 tỷ USD. Dự đoán cho rằng với sự phục hồi kinh tế do Covid-19 gây ra, Malaysia sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Myanmar
Với GDP đạt 70,9 tỷ USD, Myanmar là quốc gia giàu thứ bảy ở Đông Nam Á. Nền kinh tế Myanmar được coi là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới do phải chịu sự trì trệ trong nhiều thập kỷ, quản lý kém và những cấm vận quốc tế khiến Myanmar khó có thể bứt phá để phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của Myanmar chỉ khoảng 2,9%.
Campuchia
26,316 tỷ USD là quy mô GDP của Campuchia. Nguyên nhân của tình trạng kém phát triển này là do hậu quả của chiến tranh và nội chiến. Những năm gần đây, tuy thu nhập bình quân đầu người có tăng nhưng không đáng kể.
Hoạt động kinh tế chính của Campuchia phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và một số lĩnh vực phụ.
Lào
Quy mô GDP của Lào được thể hiện bằng con số 18,7 tỷ USD. Giống như Việt Nam, Lào có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù Lào hiện đang tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với các nước khác ở Đông Nam Á và thế giới nói chung nhưng đây vẫn là quốc gia kém phát triển nhất.
Brunei
Brunei là quốc gia đứng cuối trong bảng xếp hạng nước nào giàu nhất Đông Nam Á. Chỉ số GDP của Brunei chỉ đạt 13,469 tỷ USD. Với sản lượng trung bình hàng ngày là 180.000 thùng (29.000 m3), quốc gia này đứng thứ ba Đông Nam Á về sản lượng dầu. Đây cũng là nhà sản xuất khí hóa lỏng lớn thứ tư trên thế giới.
Khi giá dầu tăng vào những năm 1970, GDP của Brunei tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sau đó nó giảm nhẹ trong 5 năm liên tiếp trước khi giảm khoảng 30% vào năm 1986.
Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của Brunei đã dần phục hồi nhưng không đáng kể. Năm 1986 tốc độ tăng trưởng cao nhất là 12%. Những năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng chậm dần, chỉ đạt 1% vào năm 1998.
Lời kết
Bài viết trên giải đáp cho câu hỏi “Nước nào giàu nhất Đông Nam Á?” Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng giavang.com.
Bài viết liên quan: