Rủi ro trái phiếu là những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến giá trị và lợi tức của trái phiếu. Vậy cụ thể, nhà đầu tư phải đối mặt với những rủi ro nào? Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư quan tâm nhất đến gì? Hãy cùng giavang.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Những rủi ro trái phiếu có thể gặp phải khi đầu tư
Rủi ro lãi suất
Rủi ro trái phiếu đầu tiên nhắc đến chính là rủi ro lãi suất. Thay đổi trong lãi suất có thể làm biến động giá trị của trái phiếu. Khi lãi suất tăng lên, giá trị của trái phiếu giảm xuống và ngược lại. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi tức của nhà đầu tư và giá trị của trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Rủi ro khi tái đầu tư
Tái đầu tư xảy ra khi chủ sở hữu trái phiếu nhận được tiền nhưng không thể tái đầu tư lại với mức lãi suất tương đương. Đây là hình thức điển hình ở các doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Các tổ chức phát hành có thể mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn nhờ tính chất đặc trưng của nó. Do đó, trái chủ sẽ nhận được khoản thanh toán gốc lớn hơn mệnh giá.
Hạn chế của trái phiếu có thể thu hồi là khi nhà đầu tư nhận được tiền, họ không thể tái đầu tư với cùng mức lãi suất. Lợi nhuận đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực bởi rủi ro tái đầu tư trong thời gian dài. Vì vậy, để có được lãi suất tốt hơn và giảm rủi ro khi tái đầu tư sau này, nhà đầu tư sẽ lựa chọn những trái phiếu không có đặc tính thu hồi.
>>Tín phiếu là gì? Phân loại tín phiếu hiện nay. Ai có thể mua tín phiếu?
>>Thu hồi trái phiếu là gì? Có nên đầu tư trái phiếu có thể thu hồi không?
Rủi ro lạm phát
Tiếp theo, rủi ro trái phiếu cần chú ý chính là rủi ro về mặt lạm phát. Lạm phát ngày càng phổ biến và tăng nhanh trong những năm gần đây trên thị trường Việt Nam. Việc tăng lãi suất bị ảnh hưởng bởi lạm phát, làm giảm sức mua của trái phiếu và dẫn đến lợi nhuận âm cho người sở hữu trái phiếu.
Sức mua của nhà đầu tư sẽ suy giảm, thậm chí có thể tạo ra lợi suất âm nếu lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng nhanh hơn lãi suất đầu tư trái phiếu. Cụ thể, giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%
Rủi ro tín dụng
Loại trái phiếu được đánh giá có mức độ rủi ro thấp nhất không thể bỏ qua trái phiếu chính phủ. Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả cho người sở hữu trái phiếu khi đáo hạn. Tuy nhiên, khi trái chủ mua trái phiếu của các doanh nghiệp thì không an toàn như vậy, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.
Rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản được định nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản. Đôi khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp quá nhỏ, ít người mua và người bán, khiến nhà đầu tư khó bán trái phiếu nhanh chóng và gây biến động giá. Chúng tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của trái chủ.
Trong đợt chào bán trái phiếu, lãi suất thấp có thể gây ra biến động giá lớn và ảnh hưởng tiêu cực đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán). Bạn có thể buộc phải bán trái phiếu ở mức giá thấp hơn đáng kể so với dự đoán, giống như cổ phiếu trong một thị trường mỏng.
Rủi ro xếp hạng
Các khoản vay trong tương lai của công ty từ ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay khác có thể có lãi suất cao hơn nếu công ty đó có xếp hạng tín dụng kém hoặc gặp vấn đề về hoạt động có lãi và trả nợ. Điều này có thể gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ cho các trái chủ hiện tại và dẫn đến thua lỗ cho các trái chủ muốn bán trái phiếu của họ.
Mặc dù đầu tư trái phiếu rất an toàn và có thể mang lại cho nhà đầu tư nguồn thu nhập ổn định nhưng đôi khi chúng có thể tiềm ẩn những rủi ro nếu nhà đầu tư không cẩn thận và khéo léo. Tuy nhiên, đầu tư trái phiếu sẽ dễ dàng hơn đáng kể nếu các nhà đầu tư nắm vững các nguyên tắc cơ bản, nhận thức được động lực của thị trường và có thể thấy trước các mối nguy tiềm ẩn.
Rủi ro trái phiếu khi chưa tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp
Rủi ro lớn nhất của nhà đầu tư trái phiếu chính là nắm giữ trái phiếu của những doanh nghiệp khó khăn. Nhiều công ty phát hành trái phiếu nhằm huy động tiền mặt cuối cùng đã phá sản và không thể trả lại vốn cùng lãi suất cho nhà đầu tư. Đối với những nhà đầu tư mua trái phiếu mà không hiểu rõ về công ty thì đây là rủi ro lớn nhất liên quan đến việc đầu tư trái phiếu.
Tuy nhiên, trong những trường hợp rủi ro mà doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ ưu tiên giải quyết cho các trái chủ (người mua trái phiếu) trước, sau đó mới đến người sở hữu cổ phiếu và hội đồng quản trị.
Lời kết
Bài viết trên đây chia sẻ những rủi ro trái phiếu khi đầu tư mà trader cần phải lưu ý. Nên tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu hoặc chỉ mua trái phiếu vì lãi suất cao. Đừng quên theo dõi giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.