Bạn hiện đang ở trong tình trạng áp lực về tiền bạc, mỗi tháng bạn luôn phải lo lắng về những khoản chi tiêu của mình. Và bạn không biết phải làm gì để có thể chi tiêu hợp lý, và có thể tiết kiệm một khoản cho những việc xảy ra trong tương lai. “Ngân sách cá nhân” chính là công cụ mà bạn đang tìm kiếm. Vậy ngân sách cá nhân là gì? Làm thế nào để có thể thiết lập ngân sách cá nhân hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây với giavang.com nhé!
Mục Lục
Ngân sách cá nhân là gì?
Ngân sách cá nhân là một kế hoạch tài chính được lập ra để vừa có thể chi tiêu và vừa để tiết kiệm. Khi bạn lập ra ngân sách thì bạn sẽ có khả năng kiểm soát được dòng tài chính một cách hiệu quả hơn, bạn có thể ước lượng được khoản thu và chi của bản thân sao cho phù hợp.
Ví dụ: Bạn muốn đi du lịch, bạn sẽ cần lên ngân sách cho chuyến đi của mình. Vậy thì bạn sẽ trích ra một số tiền và tính toán những khoản nào cần chi (trước khi đi và trong quá trình đi) để có thể chi tiêu một cách hợp lý.
So sánh thẻ NAPAS với thẻ ATM thông thường
Số ID thẻ ngân hàng là gì? Số ID thẻ ngân hàng có tác dụng gì?
Thẻ tín dụng TPBank EVO là gì? 3 cách mở thẻ tín dụng EVO nhận ưu đãi hot
Cách mở thẻ tín dụng TPBank online đơn giản, an toàn
Lý do bạn cần lập ngân sách sớm
- Giúp quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư: Khi có ngân sách bạn sẽ biết khoản chi nào là hợp lý, khoản chi nào không cần thiết, biết bạn đã thu được gì, chi cho những gì để không phải lo lắng thiếu hụt tiền. Nếu bạn cứ thoải mái chi tiêu, lâu dần sẽ dễ phát sinh ra các khoản nợ khi bạn cần gấp. Do đó việc lập ngân sách cá nhân càng sớm sẽ càng tốt để có thể chi tiêu, tiết kiệm, và tránh các nợ nần.
- Chuẩn bị trước cho các mục tiêu lớn trong đời: Để có thể hoàn thành các mục tiêu lớn như kết hôn, xây nhà, sinh con, kinh doanh, du lịch, chu cấp cho cha mẹ,…thì bạn cần có một kế hoạch thu chi, tiết kiệm hợp lý
- Chủ động ứng phó với những khó khăn, thách thức bất ngờ: Cuộc đời của mỗi người sẽ có những lúc rơi vào khó khăn, bế tắc chẳng hạn: thất nghiệp, phá sản hoặc gặp vấn đề sức khỏe vào bất kỳ lúc nào. Nếu như bạn không chủ động dành dụm một khoản cho các vấn đề phát sinh thì đến lúc đó bạn sẽ phải đi chạy đôn chạy đáo đi vay mượn. Nhưng khi bạn có sẵn một kế hoạch tài chính thì lúc biến cố xảy ra bạn vẫn có thể giải quyết được.
- Hạn chế áp lực tiền bạc: Có thể nói rằng tiền bạc chính là thứ khiến chúng ta áp lực nhất, thiếu tiền thì bạn sẽ luôn ở trong tình trạng lo lắng, stress. Nhưng khi bạn lập ra ngân sách cá nhân và kiểm soát nó hiệu quả thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn, không phải lo thiếu hụt.
Lợi ích của việc thiết lập ngân sách cá nhân
Việc thiết lập một ngân sách cá nhân hợp lý, hiệu quả sẽ đem lại cho bạn 4 lợi ích chính:
- Luôn chủ động đưa ra quyết định tài chính trước.
- Dễ dàng trang trải các khoản chi phí cho mỗi tháng, cũng như các khoản nợ.
- Chủ động tiết kiệm, dành dụm một khoản tiền cho tương lai.
- Xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc.
Lập ngân sách thế nào để hiệu quả?
Mỗi người sẽ có những mức thu nhập và chi phí sinh hoạt khác nhau. Do đó ngân sách cá nhân của mỗi người sẽ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, để có một ngân sách hiệu quả nhất là khi bạn có thể đảm bảo những chi phí sinh hoạt thường ngày, đồng thời có những khoản tiết kiệm hoặc đầu tư định sẵn.
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà bạn có thể tham khảo để thiết lập cho mình một ngân sách cá nhân hiệu quả:
- Sau khi đã lập ra ngân sách cá nhân, để có thể tích lũy đủ ngân sách mong muốn, điều bạn cần làm là phải có một chiến lược tiết kiệm cụ thể.
- Luôn theo dõi chi tiêu thực tế của bạn rồi so sánh với ngân sách đã đề ra.
- So sánh chi phí mà bạn chi tiêu hàng tháng với thu nhập hàng tháng của bạn.
- Nếu bạn chi tiêu hàng tháng vượt quá ngân sách đã đề ra thì bạn nên xem xét cắt giảm chi phí vào tháng sau.
- Luôn tìm kiếm cơ hội để gia tăng thu nhập, điều này sẽ giúp bạn có thể gia tăng ngân sách và đảm bảo tự do tài chính về sau.
Các bước lập ngân sách cá nhân hiệu quả
Sau đây là các bước chi tiết để bạn lập ngân sách cá nhân:
Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bản thân
Đầu tiên bạn cần nhớ lại và ghi ra những khoản bạn đã chi trong mỗi tháng. Loại chi phí cố định sẽ bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện nước, xăng xe, điện thoại, internet,…Còn những chi tiêu đột xuất sẽ bao gồm tiền thuốc men, sửa xe,…Và xác định những khoản chi nào thực sự cần thiết và những khoản chi nào quá xa xỉ. Tiếp đó ghi lại những khoản thu nhập của bạn. Bước 2: Tìm cách cắt giảm chi tiêu
- Tìm kiếm thêm các ưu đãi cho các sản phẩm hay dịch vụ bạn dùng định kỳ như: xăng dầu, cước phí di động và dịch vụ Internet. Ví dụ, bạn có thể sử dụng Viber / Skype / Facetime… thay thế cho gọi điện thoại di động.
- Tận dụng tối đa các mã, phiếu phiếu giảm giá khi mua sắm.
Bước 3: Xác định những điều bạn cần và muốn trong tương lai
- Lựa chọn một mục tiêu duy nhất vào mỗi thời điểm và hoàn thành nó để tránh gây áp lực cho bản thân
- Một số mục tiêu như: mua sắm nội thất, mua xe, phụng dưỡng bố mẹ, kết hôn,…
Bước 4: Lựa chọn những mục tiêu giúp bạn hiện thực hóa kế hoạch của mình
- Trên thực tế hiện nay bạn không nhất thiết phải đợi dành dụm đủ tiền thì mới thực hiện các kế hoạch của mình. Bạn có thể cân nhắc mua trả góp những món đồ lớn như xe, nhà,…
- Bạn có thể tiết kiệm theo tháng theo quý để hoàn thành mục tiêu của bạn khi bạn cần một số tiền khá lớn.
Bước 5: Đặt ra một ngân sách cá nhân cho kế hoạch tài chính
Ngân sách cá nhân này bao gồm tất cả các khoản chi cho nhu cầu thiết yếu mà bạn đã liệt kê ở bước 1 sau khi cắt giảm tối đa các chi phí khác. Tuy nhiên, lưu ý đừng loại bỏ hết tất cả các nhu cầu giải trí hay mua sắm của bạn, vì nó sẽ khiến bạn chán nản với kế hoạch của mình. Mỗi tháng hãy trích một khoản ra tài khoản tiết kiệm để tránh chi tiêu vào khoản này.
Lập ngân sách cá nhân ở đâu?
Ngày nay bạn có thể lập ngân sách cá nhân dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của công nghệ. Một số ứng dụng bạn có thể sử dụng như: Mint, Money Lover, HomeBudget,…để có thể quản lý chi tiêu một cách dễ dàng.
Kết luận
Ngân sách cá nhân là một công cụ giúp bạn quản lý thu chi, tiết kiệm hiệu quả. Hãy lập cho mình một ngân sách cá nhân hợp lý ngay từ bây giờ để có một kế hoạch cụ thể cho hiện tại và tương lai, đồng thời có thể chủ động trong mọi biến cố nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cùng với giavang.com. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn.
Bài viết liên quan:
Nợ xấu có mở được thẻ tín dụng không?
Cách mở thẻ ghi nợ nhanh chóng, miễn phí