Mô hình Vai Đầu Vai ngược là một trong những mô hình đảo chiều khá phổ biến trong lĩnh vực Forex và trên các thị trường tài chính khác. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới vẫn chưa thật sự hiểu kỹ về mô hình này để vận dụng hiệu quả vào trong lúc giao dịch để gia tăng lợi nhuận. Dưới đây sẽ là nội dung chi tiết về mô hình Vai Đầu Vai ngược cũng như cách giao dịch hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Cùng Giavang.com đọc bài viết ngay nhé!
Mục Lục
Mô hình Vai Đầu Vai ngược là gì?
Mô hình Vai Đầu Vai ngược (tiếng Anh: Inverse Head & Shoulders) là một mô hình giá được sử dụng để dự đoán sự đảo chiều từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng trong phân tích kỹ thuật. Đây là mô hình đối nghịch với mô hình Vai Đầu Vai truyền thống, và thường được hình thành sau một xu hướng giảm mạnh.
Xem thêm
- Mô hình giá là gì? Các mô hình giá quan trọng trong Forex
- Cách giao dịch với mô hình nến Rising Three Methods ăn chắc 100%
- Mô hình nến Marubozu là gì? Nhà đầu tư nên làm gì khi thấy mô hình này?
Cấu trúc một mô hình Vai Đầu Vai ngược
Trong mô hình nến Vai Đầu Vai ngược bao gồm 4 thành quan trọng sau:
Ba Đáy
- Vai trái: Là đáy đầu tiên trong mô hình, xuất hiện sau xu hướng giảm.
- Đỉnh đầu: Là đáy tiếp theo, giảm sâu hơn so với vai trái trước đó.
- Vai phải: Là đáy thứ ba của mô hình và có vùng giá gần bằng với vai trái.
Đường viền cổ (Neckline)
Đây là đường thẳng nối liền 2 đỉnh giá bên trên của mô hình. Tùy vào từng trường hợp mà đường viền cổ này có thể nằm ngang, hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới. Và dù là nằm ở vị trí nào đi chăng nữa thì điều đó cũng sẽ có sự ảnh hưởng đáng kể đến cách thức giao dịch của các trader.
Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch thường cao ở mức đáy vai trái, giảm dần ở mức đáy đầu và tăng nhẹ ở mức đáy vai phải. Khi giá phá vỡ đường neckline, volume giao dịch khi đó sẽ tăng lên rất mạnh, xác nhận sự thay đổi trong xu hướng giá.
Diễn biến tâm lý của mô hình Vai Đầu Vai ngược
Phần đáy của vai trái và đầu trong mô hình Vai Đầu Vai ngược phản ánh rõ nét sức mạnh của xu hướng giảm khi thị trường hình thành liên tiếp 2 đáy thấp hơn. Theo đó, việc giá có xu hướng “bình phục” nhẹ sau khi tạo ra vai trái được xem là một hiện tượng khá bình thường trong xu hướng giảm. Do đó, trong khoảng thời gian này, bên phía phe bán vẫn chiếm lấy ưu thế và tâm lý bi quan đang bao trùm lên khắp thị trường.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là khi giá tăng tạo đỉnh thứ hai rồi giảm xuống tạo thêm một đáy mới (vai phải) nhưng so với trước đó thì lần này thị trường lại không thể tạo ra đáy thấp hơn. Với tín hiệu này có thể đưa ra khẳng định rằng xu hướng giảm đang suy yếu và bên phía phe mua đang có nhiều cơ hội để quay trở lại đoạt lấy vị thế của mình trên thị trường.
Như bạn đã biết, xu hướng giảm được nhận diện qua các đỉnh và đáy liên tục thấp dần. Do đó, khi đường neckline dốc lên thì có nghĩa là đỉnh thứ 2 đang cao hơn đỉnh phía trước đồng thời vai phải cao hơn vai trái. Điều này giúp làm củng cố thêm sức mạnh cho mô hình, xác nhận sự kết thúc của xu hướng giảm trước đó và mở đường cho cho sự đảo chiều trong thời gian sắp tới. Tâm lý của thị trường sẽ trở nên lạc quan trở lại nếu bên phía phe mua có đủ sức mạnh để đẩy giá tăng lên và vượt qua 2 mức đỉnh trước đó.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Vai Đầu Vai ngược
Việc áp dụng mô hình Vai Đầu Vai ngược vào trong các giao dịch Forex đòi hỏi các nhà đầu tư phải có một chiến lược rõ ràng và chi tiết. Sau đây là các bước cơ bản để thiết lập một chiến lược giao dịch dựa trên mô hình này.
Xác nhận mô hình Vai Đầu Vai ngược trên biểu đồ
- Vai trái: Giá giảm xuống đến mức thấp và sau đó tăng lên.
- Đầu: Giá giảm xuống tiếp, đạt mức thấp hơn đáy vai trái, sau đó tăng lên lại.
- Vai phải: Giá giảm xuống lần nữa nhưng không vượt qua mức thấp của đầu, sau đó tăng lên.
- Đường neckline: Đường nối giữa 2 đỉnh giữa vai trái và đầu, và giữa đầu và vai phải. Mô hình sẽ được xác nhận khi giá phá vỡ đường neckline.
Xác nhận tín hiệu mua/bán
Nhà đầu tư nên vào lệnh mua hoặc tăng vị thế mua khi thấy giá phá vỡ đường neckline kèm theo đó là volume giao dịch tăng mạnh.
Thiết lập mức cắt lỗ/chốt lời
- Take profit (chốt lời): Mục tiêu lợi nhuận được xác định bằng khoảng cách từ đáy đầu đến đường neckline. Nếu đáy đầu cách đường neckline 10 points, mục tiêu giá sau khi phá vỡ đường neckline sẽ là giá của đường neckline cộng thêm 10 points.
- Stop loss (Cắt lỗ): Stop loss thường được đặt dưới mức giá của vai phải.
Quản lý rủi ro
- Phân bổ nguồn vốn hợp lý: Hãy tìm cách phân bổ nguồn vốn của bạn một cách hợp lý vào các danh mục đầu tư của mình thay vì dồn hết trứng vào trong một rổ. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn vốn để ứng phó trong những lần giao dịch bị thất bại.
- Theo dõi thị trường: Thị trường không phải lúc nào cũng ổn định mà đôi lúc sẽ biến động mạnh. Việc luôn cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường là một điều rất quan trọng để bạn có cơ sở điều chỉnh lại các chiến lược giao dịch của mình sao cho phù hợp với thời thế. Từ đó có thể giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro có thể xảy đến đối với nguồn vốn cũng như lợi nhuận mà bạn thu được.
Ưu nhược điểm của mô hình Vai Đầu Vai ngược
Ưu điểm của mô hình Vai Đầu Vai ngược
- Độ tin cậy cao: Mô hình này được đánh giá khá cao trong việc cung cấp các tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Theo đó, phần trăm khả năng xu hướng giá cả sẽ thay đổi là rất cao một khi mô hình được xác nhận thành công. Điều này giúp nâng cao tỷ lệ chính xác trong việc đưa ra các quyết định giao dịch ở trader.
- Dễ nhận diện: Việc sở hữu một cấu trúc dáng khá là đặc trưng giúp cho trader rất dễ dàng để nhận dạng chúng trên biểu đồ. Từ đó giúp cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới dễ dàng xác định được các cơ hội giao dịch tiềm năng.
- Xác định điểm vào lệnh và dừng lỗ rõ ràng: Đường neckline giúp xác định mức giá phá vỡ để vào lệnh mua, trong khi điểm stop loss thường được đặt dưới vai phải, giúp giảm thiểu rủi ro.
- Phù hợp cho nhiều time frame: Mô hình này có thể áp dụng trong các khung thời gian khác nhau, từ ngắn hạn cho đến dài hạn đều được.
Nhược điểm của mô hình Vai Đầu Vai ngược
- Có thể tạo tín hiệu giả: Không phải lúc nào mô hình này cũng đều dẫn đến sự đảo chiều mạnh mẽ. Đôi khi giá có thể quay lại xu hướng giảm sau khi phá vỡ đường neckline.
- Phụ thuộc vào khối lượng giao dịch: Độ tin cậy của mô hình thường tăng khi đi kèm với sự gia tăng về khối lượng giao dịch, nhưng việc phân tích khối lượng có thể phức tạp và dễ gây nhầm lẫn.
- Thời gian hình thành dài: Trong một số trường hợp, mô hình có thể mất nhiều thời gian để hoàn thiện, khiến nhà đầu tư phải chờ đợi lâu để xác nhận tín hiệu.
- Khó áp dụng trong thị trường sideway: Việc áp dụng mô hình Vai Đầu Vai ngược trong các giai đoạn thị trường đi ngang có thể không hiệu quả vì không có xu hướng rõ ràng để xác định sự đảo chiều.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin chính xác và cụ thể nhất về mô hình Vai Đầu Vai ngược mà bạn cần biết. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Giavang.com vừa rồi, các trader sẽ không cần ngần ngại khi giao dịch Forex cùng với Inverse Head & Shoulders trên thực tế cũng như xây dựng cho mình những chiến lược chốt lời hiệu quả nhất nhé!