Nến Nhật là phương thức rất hiệu quả để trader theo dõi biến động giá của sản phẩm tài chính. Tính trực quan của các mô hình nến Nhật giúp nhà giao dịch dễ nhận định xu hướng cũng như phối hợp với các chỉ báo khác. Chỉ với các mẫu nến sau, bạn sẽ đọc hiểu nhanh chóng buổi đồ nến Nhật trong 10p.
Mục Lục
Mô hình nến Nhật là gì?
Nguồn gốc hình thành
Mô hình nến Nhật Bản có nguồn gốc từ Munehisa Homma, ông là một thương nhân gạo người Nhật Bản. Ông đã đến Osaka sau khi tiếp quản doanh nghiệp gia đình, với ý định trở thành một nhà đầu cơ gạo vì Osaka khi đó là thị trường buôn bán lúa gạo lớn nhất Nhật Bản. Và ông nhận ra rằng nếu muốn giành được thành công trong thị trường này thì thông tin sẽ là là yếu tố quyết định, ai nắm thông tin trước sẽ là người chiến thắng.
Ông Munehisa Homma đã cho hàng trăm người rải khắp các vùng trồng lúa lớn nhất để tạo một mạng lưới thông tin về lúa gạo lớn nhất Nhật Bản lúc bấy giờ… Và nhờ đó, ông đã làm ra một thứ gọi là “đồ thị cây nến” (hiện tại người ta hay gọi là mô hình nến Nhật) để thể hiện được những biến động giá cả trên thị trường trong nhiều năm liền.
Sau nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, phi vụ đầu cơ nổi tiếng đi vào lịch sử được gọi tên là “ba ngày mua, một ngày bán”. Trong 3 ngày liên tục, Munehisa Homma chỉ mua vào mà không hề bán ra trong suốt 3 ngày liền, suốt những ngày đó ông luôn nhận được những lời nhận xét khó nghe . Cho đến ngày thứ 4, ông trở thành người giàu nhất Nhật Bản và kiểm soát được toàn bộ thị trường gạo Nhật Bản lúc đó.
Đặc điểm cấu tạo mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật có tên tiếng anh là Japanese candlestick pattern, còn có thể gọi những cái tên khác như là mô hình nến, biểu đồ nến Nhật, biểu đồ nến,… Đây là một loại biểu đồ tài chính mô tả chuyển động giá của một loại tài sản nào đó, có thể là Forex, chứng khoán, tiền tệ, tiền điện tử, hàng hóa (vàng,…)…
Mô hình nến Nhật sẽ thể hiện giá tăng hay giảm trong khung thời gian xác định. Giúp bạn xác định được những xu hướng của thị trường. Mỗi cây nến sẽ có ý nghĩa riêng biệt. Trong thị trường Forex thì đây cũng là một cách để phân tích kỹ thuật.
Giá mở và đóng cửa được xác định dựa vào màu của các mô hình nến Nhật:
- Nến tăng (màu xanh lá) có giá mở cửa THẤP HƠN giá đóng cửa.
- Nến giảm (màu đỏ) có giá mở cửa CAO HƠN giá đóng cửa.
- Phần giữa khoảng giá mở cửa và đóng cửa gọi là thân nến (body).
- Các đoạn thẳng trên và dưới thân nến gọi là bóng nến, bóng nến ở trên là upper shadow, bóng nến ở dưới là lower shadow.
- Giá cao nhất (high) là giá tại bóng trên của nến.
- Giá thấp nhất (low) là giá tại bóng dưới của nến.
Xem thêm
Mô hình nến đảo chiều quan trọng
Mô hình nến tiếp diễn quan trọng
Khác biệt trong giao dịch giữa nến Nhật và nến Heiken Ashi
Một phiên nến Nhật là gì?
Khi nhìn vào biểu đồ dưới đây bạn sẽ thấy được nến Nhật có các ký hiệu gồm: M15, H1, D1, W1, chỉ cần hiểu đơn giản là khoảng thời gian nến Nhật “record” ghi lại toàn bộ biến động thị trường trong suốt quá trình diễn ra 1 phiên đó.
- Với những cây nến ký hiệu “M” nghĩa là sẽ chạy trong 1 số phút nhất định hay cứ hết 15 phút, 30 phút, 45 phút sẽ chuyển sang cây nến Nhật 15 phút, 30 phút, 45 phút khác.
- Với cây nến được ký hiệu “H” như H1, H2, H4 đồng nghĩa cứ chạy hết 60 phút sẽ hình thành 1 cây H1, chạy hết 240 phút sẽ hình thành 1 cây H4.
- Với những cây nến “D” đồng nghĩa cứ chạy hết 24h sẽ ra 1 cây D.
- Tương tự với 1 cây nến W sẽ là tập hợp của 5 nến D như hình bên dưới:
Khung giờ giao dịch Forex tốt nhất trong ngày
Các loại nến Nhật cơ bản
Nến Nhật đơn
Đây là dạng nến đơn giản nhất, nếu dựa vào phần cấu tạo thì từ 1 mẫu nến chuẩn sẽ sản sinh ra các mẫu nến khác gồm:
- Nến tiêu chuẩn
- Nến cường lực
- Nến râu dài phía trên
- Nến râu dài phía dưới
- Nến do dự, chữ thập
Tuy nhiên, đây chỉ là tên gọi chung nhất dựa trên cấu tạo nến. Trong mô hình nến Nhật, mỗi dạng trên sẽ có những biến thể khác nhau. Nhằm giúp các nhà đầu tư mới đơn giản hoá mọi thứ.
Các mô hình nến Nhật đều được sinh ra từ cây nến tiêu chuẩn, trong suốt quá trình giao dịch, biến động giữa 2 phe sẽ hình thành 4 dạng mẫu nến đã kể.
Nến Tiêu chuẩn (Nến người mẫu)
- Cấu tạo: Body nến cân xứng với phần râu nến
- Tính nết: hiền lành, không thích tranh giành
- Ý nghĩa: không cung cấp nhiều thông tin, chỉ cho các nhà đầu tư thấy xu hướng đang diễn ra như thế nào thông qua màu sắc nến. Nến xanh thể hiện thị trường tăng. Nến đỏ thể hiện thị trường giảm.
Nến cường lực (Nến lực sĩ)
- Cấu tạo: chỉ có body không có râu nến
- Họ hàng gần xa: nến Marubozu
- Ý nghĩa: 1 trong 2 phe đang áp đảo, vô cùng mạnh mẽ
- Báo hiệu: giá tiếp diễn hoặc đảo chiều
Nến râu dài phía dưới
Đây là 1 dạng nến cho thấy phe bán đang rất mạnh cố tình dìm giá xuống, nhưng bị phe mua ngăn cản nên nến rút chân và kéo tụt lên trên. Vậy nên, các mẫu nến này thường xuất hiện cuối 1 xu hướng sẽ báo cho các nhà đầu tư tín hiệu đảo chiều khá mạnh mẽ.
- Cấu tạo: râu dưới dài gấp 2 hoặc 3 lần phần thân nến
- Họ hàng gần xa: Nến Hammer, nến Hanging Man
- Ý nghĩa: Đảo chiều, phe bán mạnh tìm cách đẩy giá, nhưng bị phe mua tạm thời ngăn lại
- Vị trí xuất hiện: cuối xu thế giảm, cuối xu hướng tăng
Nến râu dài phía trên
Tương tự như mẫu nến râu dài phía dưới, nến râu dài phía trên này có phần râu càng dài thì tín hiệu đảo chiều sẽ càng mạnh mẽ hơn so với các dạng râu ngắn.
- Cấu tạo: râu trên dài gấp 2 hoặc 3 lần phần thân nến
- Họ hàng gần xa: Nến Inverted Hammer (búa ngược), nến Shooting Star
- Ý nghĩa: Đảo chiều, phe mua mạnh tìm cách đẩy giá, nhưng bị phe bán tạm thời ngừng lại
- Vị trí xuất hiện: cuối xu thế giảm, cuối xu hướng tăng
Nến do dự, nến chữ thập
Bởi vì 2 phe cạnh tranh nhau quá ác liệt đã khiến cho giá đóng cửa và giá mở cửa “xít xìn xịt” lại với nhau. Nên bản thân cây nến này mới xem là nến do dự, vì thế việc chờ thêm 1 nến, sau nến do dự hình thành là điều mà trader cần phải làm.
- Cấu tạo: thân nến mỏng như tờ giấy, tạo thành hình dấu +
- Họ hàng gần xa: con xoay Spinning Tops, nến Doji (doji bóng dài, doji chuồn, doji bia mộ và doji bôn giá)
- Ý nghĩa: Trung lập, 2 phe đang “đánh nhau” bất phân thắng bại
Lưu ý: không vào lệnh ngay lập tức, phải chờ thêm 1 cây nến hình thành để đoán xu hướng tiếp theo là gì.
Nến Nhật cụm 2 nến
Nến Nhấn chìm
- Cấu tạo: cây nến 1 rất nhỏ, cây nến thứ 2 rất lớn bao phủ cây nến 1, nên gọi là “nhấn chìm”
- Họ hàng: Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng) và Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm)
- Vị trí xuất hiện: cuối 1 xu hướng
- Ý nghĩa: đảo chiều
Nến đỉnh nhíp, đáy nhíp
- Cấu tạo: 2 bóng nến có kích thước bằng nhau
- Đỉnh nhíp: bóng nến trên bằng nhau
- Đáy nhíp: bóng nến dưới bằng nhau
- Màu sắc: ngược nhau
- Họ hàng: đỉnh nhíp (Tweezer Tops), đáy nhíp (Tweezer Bottoms)
- Ý nghĩa: đảo chiều
- Vị trí xuất hiện: cuối 1 xu hướng
Nến Nhật cụm 3 nến
Mô hình nến sao Hôm, sao Mai
- Cấu tạo: Cây nến thứ 1: thuận theo xu hướng trước đó.
- Cây nến thứ 2: nến doji (cho thấy thị trường phân vân)
- Cây thứ 3: màu sắc nến ngược với cây nến 1
- Ý nghĩa: Đảo chiều
- Vị trí xuất hiện: cuối 1 xu hướng
Nến 3 chàng lính trắng (Three White Soldiers)
- Cấu tạo: 3 cây nến tăng giá liên tiếp, thân dài, bóng ngắn
- Ý nghĩa: phe mua vô cùng hung hăng, xu hướng đảo chiều sắp xuất hiện.
- Vị trí xuất hiện: cuối xu hướng giảm
Nến 3 con quạ đen (Three Black Crows)
- Cấu tạo: Xuất hiện liên tiếp 3 cây nến giảm giá trong 1 xu hướng tăng
- Ý nghĩa: phe bán thực sự đang rất mạnh, vô cùng hung hăng
- Vị trí xuất hiện: cuối xu hướng tăng
Nhược điểm mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật không thể dự báo xu hướng
- Một mô hình nến Nhật chỉ thể hiện giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong 1 khoảng thời gian nhất định.
- Một mình mô hình nến Nhật sẽ không thể hiện được xu hướng và cũng không giúp bạn xác định được xu hướng hiện tại của thị trường.
Mô hình nến Nhật không thể hiện rõ chuyển động giá bên trong nó
- Hành động giá bên trong bản thân cây nến quan trọng hơn cây nến đó rất nhiều vì nó cho bạn biết nhiều điều về thị trường hơn.
Với những thông tin về mô hình nến nhật chắc phần nào cũng đã giúp bạn hiểu hơn về loại biểu đồ này. Chúc bạn có được những thành công trong các giao dịch sắp tới.