Mô hình harmonic được biết đến là một công cụ phân tích kỹ thuật quan trong trong forex. Dường như toàn cảnh cung và cầu của thị trường tài chính đều được mô hình harmonic thể hiện đầy đủ. Nắm bắt và hiểu rõ về mô hình này, sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn trong quá trình giao dịch. Tuy nhiên, không phải trader nào cũng hiểu rõ và thông thạo về harmonic. Vậy mô hình harmonic là gì? Làm cách nào có thể giao dịch thành công với harmonic? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Mô hình harmonic là gì?
Mô hình harmonic được phát minh vào những năm 1932 – 1935, tiền thân là nhà đầu tư H.M.Gartley. Mô hình harmonic còn có tên gọi khác là harmonic pattern.
Đối với những nhà giao dịch chứng khoán sẽ không xa lạ với mô hình harmonic. Đây là mô hình được sinh ra chủ yếu phục vụ cho người chơi chứng khoán. Tuy nhiên, với những tín năng hiệu quả và nhiều công dụng mà mô hình này mang lại, harmonic dần được giới đầu tư sử dụng trong giao dịch forex.
Cũng giống như mô hình giá khác, Harmonic biểu diễn những sự kiện lặp đi lặp lại trong quá khứ bắt nguồn từ tâm lý của đa số các nhà đầu tư trên thị trường. Tính năng dự đoán các bước ngoặt của mô hình Harmonic vô cùng nổi trội. Đây là điểm khác biệt giữa mô hình Harmonic với các chỉ số dao động khác.
Đặc điểm hình thành mô hình harmonic qua các giai đoạn lịch sử
Lần đầu ra mắt cộng động, mô hình giá Harmonic phân tích chứng khoán gồm có 5 điểm cơ bản. Điều thú vị là khi nối các điểm này lại với nhau, chúng ta có được một hình tứ giác không cân xứng.
Harmonic biểu thị tăng giá khi mô hình khi mô hình này giống như hai ngọn núi xếp liền lên nhau. Đồng thời, đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh thứ nhất và đáy thứ ba phải thấp hơn đáy thứ hai.
Harmonic biểu thị giảm giá khi các núi bị đảo ngược xuống dưới. Đồng thời, đáy thứ hai bắt buộc phải cao hơn đáy thứ nhất và đáy thứ nhất và đỉnh thứ ba phải thấp hơn đỉnh đầu tiên.
Đến thời của Larry Pesavento, mô hình giá harmonic được bổ sung thêm tỷ lệ Fibonacci. Ngoài ra, mô hình đã xây dựng luật lệ giao dịch mới. Từ những dự thay đổi này đã giúp các nhà phân tích dễ dàng nhận biết được mô hình cùng với tỷ lệ Fibonacci hơn.
Tiếp đến thời đại của Pesavento, Scott M. Carney và Bryce Gilmore, mô hình harmonic đã được kế thừa, phát huy và hoàn thiện hơn nữa. Theo đó, tỷ lệ Fibonacci vẫn được giữ lại và phát huy. Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm quy tắc phân tích quản lý rủi ro.
Bên cạnh đó, nhiều mô hình biến thể khác như mô hình con cua, mô hình cá mập, mô hình con dơi, mô hình con bướm… cũng được thêm vào harmonic.
Phân loại mô hình Harmonic
Mô hình AB=CD
AB=CD là mô hình đơn giản nhất trong tất cả các loại mô hình giá harmonic.
Đặc điểm: Nối các điểm ABCD với nhau thành hình tứ giác cân. Trong đó AB sẽ bằng CD. Về ý nghĩa, với dạng harmonic này hiển thị cho một chiều xu hướng. Có thể từ giảm thành tăng hoặc ngược lại. Mô hình sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư tín hiệu tốt về cơ hội giao dịch, nếu mô hình cho thấy thị trường tăng giá.
Theo đó, harmonic sẽ biểu thị trường sẽ giảm từ đỉnh A xuống đáy B. Tiếp theo giá sẽ được điều chỉnh tăng dần lên đỉnh C. Tương ứng đợt xu hướng AB. Phân tích cụ thể mô hình AB = CD, người chơi có được các chi tiết như sau:
- Đỉnh C sẽ đạt tỉ lệ từ 0.618 – 0.786.
- Nếu giá giảm xuống đáy D, tỷ lệ Fibonacci thường biểu thị 1.27 – 1.618.
- Trong mô hình này, độ dài của đoạn AB luôn luôn bằng CD.
- Mô hình toàn tất ở điểm D, thị trường có xu hướng đi lên, tăng giá. Đây là thời điểm thích hợp để các trader đặt lệnh chọn vào.
Mô hình Gartley
Nhìn chung, mô hình Gartley được giới chuyên giá đánh giá rằng không khác quá nhiều với mô hình giá Harmonic thời sơ khai. Điểm khác là Gartley chỉ bỏ sung thêm tỷ lệ Fibonacci. Với mô hình harmonic này, khi sử dụng ta sẽ có được những thông tin sau:
- Trường hợp giá tăng lên và dừng lại ở đỉnh A thứ nhất. Sau đó lại giảm xuống đáy B. Tỷ lệ Fibonacci tương ứng của giai đoạn này là 0.618.
- Fibonacci ở ngưỡng 1.27 – 1.618 khi giá giảm dần về đáy D, lên dần ở đoạn AB.
- Giá tăng lên đỉnh C, giảm dần xuống đoạn AB thì Fibonacci sẽ biểu thị ở mức 0.382 – 0.886.
- Khi điểm D xuất hiện nghĩa là lúc này giá của thị trường dịch chuyển đi lên. Vào lệnh Buy lúc này, chắc chắn bạn có thể mang về lợi nhuận.
- Lúc điểm D có biểu đạt chính là lúc thị trường dịch chuyển xuống. Ngay lúc này, bạn đặt một lệnh bán ra sẽ có lợi cho chính bạn.
Lưu ý: Một lời khuyên hữu ích dành cho các trader, khi giao dịch với mô hình harmonic gartley, bạn cần phải chú ý đến đoạn đầu tiên của xu hướng. Bởi chiều hướng của đoạn thẳng này sẽ quyết định trực tiếp đến chiều hướng chung của thị trường. Nếu mô hình tăng, đây là dấu hiệu của xu hướng trang và ngược lại.
Mô hình Con dơi
Với mô hình con dơi, các nhà phân tích lại cho rằng dạng harmonic này khá giống với với mô hình Gartley. Điểm khác nhau nằm ở chỗ tỷ lệ Fibonacci. Bên cạnh đó, đoạn đường AB sẽ có điều chỉnh ít hơn ở đoạn đường CD. Với mô hình con dơi sẽ được chia ra làm hai loại: Mô hình Bullish Bat và mô hình Bearish Bat.
- Ở mô hình Bullish Bat.
- Đoạn XA sẽ được điều chỉnh về B. Khi đó, Fibonacci biểu thị ở ngưỡng 0.382 – 0.5.
- Giá tăng lên đỉnh C, là xu hướng giảm AB, Fibonacci đạt ngưỡng từ 0.382 đến 0.8886.
- Kết thúc giảm dần về D mức Fibonacci đạt ở ngưỡng 1.618 đến 2.618.
- Ở mô hình Bearish Bat thì tất cả các chỉ số trên đầu ngược lại mô hình Bullish Bat.
Mô hình Con bướm
Mô hình con bướm cũng tương đối giống với harmonic gartley. Tuy nhiên, điểm X nằm cao hơn điểm D để biểu thị sự tăng giá. Còn ngược lại, điểm X thấp hơn điểm D sẽ biểu thị sự giảm giá.
Với mô hình con bướm, harmonic đã bắt đầu xuất hiện nhiều điểm hơn tương đương với nhiều chỉ số phân tích hơn. Đây được em là một bước tiến tiến bộ của mô hình harmonic. Tuy vậy, đi kèm những ưu điểm mới độ khó của mô hình con bướm sẽ nhiều hơn, đòi hỏi người dùng phải quan sát và học hỏi kinh nghiệm.
Với mô hình harmonic con bướm, người dùng sẽ nhận được những tín hiệu sau khi biểu đồ thể hiện tăng giá:
- Đoạn XA tăng:
- Điều chỉnh về B sau đó giảm dần xuống XA. Fibonacci của đoạn này sẽ đạt ở nhưỡng 0.786.
- Tăng lại về điểm C và giảm dần về AB hay AB thì Fibonacci sẽ vào khoảng 0.382 đến 0.886.
- Giảm dần về D và tồn tại mở rộng ở đoạn AB Fibonacci đạt ở ngưỡng 1.27 đến 1.618.
Trường hợp giảm giá, biểu đồ sẽ biểu thị đối ngược với các chỉ số bên trên. XA giảm và cuối cùng là điểm D có xu hướng giảm. Vào những thời điểm này, Trader có xu hướng lệch về C.
Mô hình Con cua
Có thể nói, 90% mô hình con cua giống so với mô hình con bướm. Ở dạng harmonic con cua, đoạn đường AB là đoạn rõ rệt nhất và được điều chỉnh ngắn hơn. Ngược lại, đoạn CD sẽ được điều chỉnh xa hơn.
Ưu và nhược điểm của mô hình harmonic
Để đánh giá độ chính xác cũng như những lợi ích mà một mô hình giá mang lại có lẽ ta nên dựa vào ưu và nhược điểm của nó. Với mô hình harmonic cũng không ngoại lệ.
Ưu điểm
- Các mô hình giá harmonic giúp người dùng loại bỏ được các yếu tố cảm tính nhờ vào mô hình đã được chuẩn hóa bằng các tỷ lệ Fibonacci. So với các mô hình giá khác chỉ quan sát và nhận định bằng mắt, đây được xem là ưu điểm nổi trội của harmonic. Đặc biệt, mô hình mang lại xác suất thành công rất lớn nếu ứng với các quy chuẩn.
- Sử dụng được với tất cả các tài sản tài chính trên thị trường ngoại hối. Đồng thời hoạt động tốt trên rất nhiều khung thời gian khác nhau.
- Về cơ bản, các sóng được tạo ra từ harmonic rất dễ xuất hiện và thường xuyên lặp lại. Bởi hành động giá của mô hình harmonic tạo thành những đợt sóng rất cơ bản, bao gồm các đợt sóng chính và xen kẽ các đợt sóng điều chỉnh.
- Cho phép kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng độ tin cậy và chính xác.
Nhược điểm
- Do phải thông qua các bước đo lường bằng các tỷ lệ Fibonacci nên tương đối phức tạp.
- Người dùng dễ dàng nhầm lẫn với các mô hình giá khác, từ đó dẫn đến những nhận định và các tín hiệu không chính xác gây rủi ro. bởi cơ bản, các biến thể của harmonic tương đối giống nhau, có loại giống. nhau lên đến 90%, bên cạnh đó cũng giống các mô hình giá khác như 2 đỉnh, 2 đáy. Điều này, đòi hỏi các trader phải luyện tập thường xuyên.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình harmonic hiệu quả
Sau khi chờ đợi các khoảnh khắc hoàn hảo của mô hình harmonic, ta tiến hành các bước giao dịch sau:
- B1: Xác định điểm tiềm năng của mô hình giá harmonic. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là thời điểm xác định được nó là mô hình gì. Lúc này, các trader tiến hành đánh dấu các điểm đổi chiều.
- Bước 2: Tiếp đến xác định xem đây chính xác là mô hình gì bằng công cụ Fibonacci, bút và giấy trắng.
- Bước 3: Sau khi xác định xong mô hình, ta thực hiện giao dịch, chọn lệnh mua hoặc lệnh bán tùy vào trạng thái của mô hình.
Cách vẽ mô hình harmonic
Làm sao để vẽ mô hình harmonic là điều mà các trader quan tâm, nhất là những ai lần đầu tiên tiếp xúc với mô hình. Để vẽ một mô hình harmonic chuẩn xác, ta thực hiện như sau:
- B1: Nhấn vào biểu tượng harmonic trên thanh công cụ tìm kiếm.
- B2: Trên biểu đồ giá, xác định điểm X.
- B3: Sau khi xác định được điểm X, thì bắt đầu đặt đỉnh hay đáy xuôi theo thị trường trên biểu đồ.
- B4: Xác định 4 đỉnh hoặc đáy để nối tạo thành mô hình harmonic.
Kết luận
Trong forex, không có mô hình nào là tuyệt đối chính xác hay hoàn hảo 100%. Mô hình harmonic cũng vậy. Tuy nhiên, đây được đánh giá là một mô hình với độ chính xác vô cùng nhạy bén. Nếu các trader biết tận dụng một cách triệt để mô hình sẽ giúp bạn mang về không ít lợi nhuận. Với bài viết trên đây, chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về mô hình harmonic. Chúc các trader một ngày đánh lệnh thành công!