Mô hình giá tiếp diễn sẽ báo hiệu giá tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng sau khi mô hình hoàn thành. Mô hình giá tiếp diễn hoàn toàn trái ngược với mô hình giá đảo chiều. Dưới đây là một số dạng mô hình giá tiếp diễn phổ biến.
Mục Lục
Định nghĩa mô hình giá tiếp diễn
Mô hình giá tiếp diễn còn có tên tiếng Anh là Continuation Patterns, đây là các mô hình phát tín hiệu rằng đường giá sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng đó. Một số dạng mô hình tiếp diễn phổ biến như mô hình tam giác, mô hình lá cờ, mô hình cờ đuôi nheo, mô hình hình chữ nhật,… Có nhiều trường hợp đặc biệt xảy ra là giá vẫn sẽ đảo chiều sau khi mô hình lá cờ hay cờ đuôi nheo hình thành.
Các mô hình giá tiếp diễn tăng giá
Mô hình tam giác tăng
Mô hình tam giác xuất hiện với mật độ thường xuyên hơn, nó được tạo nên bởi sự giao nhau của các đường xu hướng giá tăng và xu hướng giá giảm. Có 3 loại mô hình tam giác phổ biến là
- Mô hình tam giác tăng (Ascending triangle)
- Mô hình tam giác giảm (Descending triangle)
- Mô hình tam giác cân (Symmetrical triangle).
Mô hình tam giác tăng thường báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng hiện tại. Mô hình được hình thành bằng cách vẽ hai đường xu hướng hội tụ (đường xu hướng nằm ngang phía trên và đường xu hướng tăng phía dưới). Mô hình tam giác tăng thể hiện sức mua tăng.
Mô hình cờ đuôi nheo tăng
Mô hình cờ đuôi nheo tăng là một trong hai dạng biến thể chính của mô hình cờ đuôi nheo. Mô hình cờ đuôi nheo tăng là dấu hiệu xu hướng tăng giá hiện tại có thể tiếp tục. Mỗi khi sau một đợt tăng giá có độ dốc cao và 2 đường xu hướng hội tụ với nhau hình thành nên cờ đuôi nheo góc hẹp. Hình dạng lá cờ hiệu nằm ngang so với mặt phẳng. Thời gian hình thành mô hình này ngắn hơn các mô hình khác.
Mô hình lá cờ tăng
Mô hình Flag có 2 dạng mô hình chính, đó là mô hình lá cờ tăng và mô hình lá cờ giảm.
Mô hình lá cờ tăng thường xuất hiện sau một xu hướng tăng giá mạnh hoặc cũng có thể chỉ tăng nhẹ với độ dốc nhỏ. Mô hình này gồm 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song với nhau tạo thành hình lá cờ. Phần lá cờ thì có xu hướng chếch xuống dưới, hoàn toàn ngược lại với hướng đi lên của thị trường trước đó.
Khi mà giá breakout ra khỏi vùng kháng cự, thị trường sẽ tiếp tục tăng lên mạnh mẽ, tiếp diễn xu hướng ban đầu.
Mô hình hình chữ nhật tăng giá
Mô hình này xuất hiện sau một xu hướng tăng và được hình thành tại đỉnh của xu hướng tăng. Giai đoạn hình chữ nhật xuất hiện khi giá giữa bên mua và bên bán đang giằng co với nhau, thời gian diễn ra khoảng 1 – 2 tuần. Mô hình hình chữ nhật xuất hiện càng lâu thì khả năng nó phá vỡ khối mô hình càng cao, đi theo xu hướng mạnh.
Mô hình tiếp diễn giảm giá
Các mô hình này xuất hiện giữa một xu hướng giảm và có thể dễ dàng xác định được.
Mô hình tam giác giảm
Khác với mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm xuất hiện giữa xu hướng và thường báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giảm.
Đặc điểm: Bao gồm một cạnh phía dưới là đường hỗ trợ nằm ngang và đường phía trên là đường kháng cự nối các đỉnh có hướng dốc xuống. Hai cạnh này sẽ giao nhau một điểm phía bên phải của mô hình.
Trước khi mô hình tam giác giảm được hình thành, thị trường thường dao động trọng một xu hướng giảm. Lúc ấy, dự đoán bên bán đang chiếm ưu thế và bên mua đang yếu thế dần.
Mô hình cờ đuôi nheo giảm
Mô hình cờ đuôi nheo thường được hình thành sau một xu hướng giảm mạnh. Tại mô hình này, được hình thành bởi đường hỗ trợ và đường kháng cự giao nhau tạo thành một hình tam giác.
Sau khi thấy giá giảm mạnh, nhiều người bán lần lượt đóng lệnh để chốt lời bên cạnh đó có một số người bán nhảy vào để đi theo xu hướng, khiến giá có thể cô đọng thêm một chút. Vì vậy, giai đoạn hình thành tam giác cũng di chuyển từ từ chậm lại.
Khi số lượng người bán đủ mạnh, ngay lập tức giá sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục đi xuống mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là bên bán đang bắt đầu bán ra và lượng cung trên thị trường sẽ nhanh chóng tăng lên.
Mô hình lá cờ giảm
Mô hình cờ giảm trong thị trường Forex là cán cờ là một cây nến giảm giá. Tiếp theo là một kênh giá ngắn hạn tăng nhẹ, sau đó giá sẽ chạm đường hỗ trợ. Khi giá tiếp tục phá vỡ đường hỗ trợ thì giá lại giảm tiếp. Loại cờ giảm này không được nhầm lẫn với mô hình hình chữ nhật. Lá cờ này được hình thành trong một thời gian khá ngắn và có độ dốc đáng kể.
Mô hình hình chữ nhật giảm
Trái ngược với mô hình hình chữ nhật tăng, mô hình hình chữ nhật giảm được hình thành khi giá đang trong một giai đoạn giảm. Lúc đó giá sẽ đi ngang giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Trader có cơ hội giao dịch trong kênh (range) hoặc giao dịch bứt phá (breakout), cũng có thể là cả hai.
Một lưu ý khi ở thời điểm này, các nhà đầu tư nên đứng ngoài thị trường, không nên thực hiện giao dịch. Sau khi giá break out khỏi vùng hỗ trợ, nó có thể retest lại đường trendline này một đến hai lần rồi mới tiếp tục đi xuống mạnh mẽ. Lúc này mới chính là cơ hội cho các nhà đầu tư vào lệnh.
Cách giao dịch với các mô hình giá tiếp diễn phổ biến
- Đầu tiên, bạn nên xác định được xu hướng chính của thị trường.
- Tiếp theo, bạn sử dụng chính đường xu hướng đã xác định được ở trên để xác định được mô hình giá tiếp diễn nào đang hình thành.
- Sau khi xác định thành công mô hình giá tiếp diễn, bạn hãy cân nhắc để đặt các điểm dừng và giới hạn thích hợp với tỷ lệ risk/reward dương.
- Các trader có thể chờ sự bứt phá mạnh mẽ trước khi vào tham gia giao dịch. Bên cạnh đó, các trader phải xem xét để có thể đặt một điểm dừng lỗ chặt chẽ để bảo vệ khỏi một sự bứt phá giá và theo dõi điểm dừng lỗ này nếu thị trường diễn biến thuận lợi.
Kết luận
Bài viết trên đây hi vọng có thể truyền đạt cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến các mô hình tiếp diễn . Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết toàn bộ bài chia sẻ và chúng tôi chúc các bạn thành công trong giao dịch.