Mô hình giá Diving Board được biết đến là một trong những mô hình hiếm gặp trên thị trường. Dù là mô hình hiếm, nhưng các trader cũng đừng nên bỏ qua mà hãy trang bị cho mình những kiến thức về mô hình này. Bởi bất kỳ mô hình giá nào được sinh ra cũng mang một ý nghĩa nhất định và góp phần giúp ích các trader trong quá trình giao dịch. Vậy mô hình giá Diving board là gì? Làm cách nào để nhận biết mô hình đặc biệt và hiếm gặp này? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
Mô hình giá Diving Board là gì?
Mô hình giá Diving Board còn được gọi là mô hình giá Cầu nhảy là một dạng mô hình cổ điển, đặc trưng chủ yếu là cú lao dốc mạnh đột ngột và bật mạnh lên trở lại để phục hồi. Mô hình này có hình dạng gần giống như một vận động viên nhảy cầu. Mô hình này được hình thành sau một quãng thời gian giá đi ngang tích lũy trước đó.
Tìm hiểu về kết cấu mô hình giá Diving Board
Bất kỳ mô hình nào, để nhận dạng được mô hình giá đó cần phải dựa vào các đặc điểm kết cấu. Mô hình gia Diving Board cũng không ngoại lệ. Mô hình giá cầu nhảy có 2 thành phần sau:
- Phần thứ nhất là Diving Board hay còn gọi là “Cầu nhảy”. Đây chính là vùng giá đi ngang hay giá đã tích lũy trước đó. Đặc biệt, ở vùng này luôn có một đường hỗ trợ chạy xuyên suốt thời gian tích lũy của giá, nghĩa là cứ mỗi lần giá chạm vào đường này thì giá bật lên như hình minh họa bên dưới.
- Phần thứ hai The plunge hay còn gọi là “Sự lao xuống”. Đây là một diễn biến bất ngờ của giá theo hướng giảm mạnh xuống dưới, phá vỡ đường hỗ trợ đã được nhắc đến bên trên.
- Phần thứ ba là “Sự phục hồi” hay còn gọi là “The recovery”. Sau khi có một cú lao dốc, giá thật sự đổi hướng và đi lên.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình giá diving Board thông minh
Vào khoảng 24 tuần trở lại, khi chúng ta đã xác định vùng giá đi ngang với một cú lao dốc khoảng 26%, nghĩa là giá phục hồi đi lên. Cụ thể, sau khi thị trường phá xuống tạo ra “cú nhảy cầu”, các trader đợi giá tạo đáy để vào lệnh mua. Đáy ở đây là cây nến có giá thấp hơn nến đằng trước và nến đằng sau như hình dưới đây.
Sau khi đáy xuất hiện, ta tiến hành vào lệnh ở cây nến tiếp theo.
- Dừng lỗ: Khi giao dịch, các trader phải biết rằng đặt dừng lỗ quá xa, tỷ lệ rủi ro vô cùng lớn, nhưng nếu đặt gần thì lại rất dễ bị chạm. Do đó điểm dừng lỗ hợp lý là vị trí ngay bến dưới đáy vừa được tạo thành.
- Chốt lời: Theo lý thuyết, sau khi bị phá vỡ, ngưỡng hỗ trợ sẽ chuyển thành ngưỡng kháng cự. Do đó, trong quá trình giao dịch, các trader có thể đặt điểm chốt lời tại đường hỗ trợ ở khu vực tích lũy trước đó. Tuy nhiên, cách này có vẻ không mấy khả quan về mức lợi nhuận mang về. Vì tốt nhất các trader nên nắm giữ vị thế cho đến khi xuất hiện các tín hiệu đảo chiều hoặc khi thấy xu hướng tăng đang yếu đi.
Ví dụ thực tế
Hình minh họa dưới đây cho thấy một Mô hình Diving Board được tạo ra trên khung thời gian tuần (W1) trên biểu đồ cổ phiếu MARUTI. Ta thấy rằng: Từ tháng 10/2018, giá đã bắt đầu đi trong một khu vực tích lũy và tạo ra một đường hỗ trợ cực kỳ vững chắc bên dưới. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2019 giá ngưỡng hỗ trợ này thực sự bị phá vỡ và tạo thành một “Diving Board” (nhảy cầu). Cho đến đầu tháng 8/2019, giá hồi sức trở lại và tăng lên hướng về khu vực tích lũy ban đầu, lúc này mô hình hoàn thiện.
Ta thấy rằng, thời gian để mô hình Diving Board hình thành là khá dài tuy nhiên nếu người chơi biết nắm bắt cơ hội, chắc chắn bạn sẽ tìm được một khoản lợi nhuận khá khá trong khoảng thời gian ngắn.
Kết luận
Nói tóm lại, mô hình Diving Board là mô hình hiếm gặp nhưng cũng chiếm tỷ lệ quan trong trong forex. Cùng với các mô hình giá khác Diving Board đã góp phần trở thành cánh tay đắc lực của các trader và hỗ trợ cho quá trình trade lệnh tiện lợi hơn. Với bài viết trên đây, chúng tôi mong rằng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin cơ bản và kiến thức hay về Diving board. C
húc các trader trade lệnh thành công.