Mô hình cốc và tay cầm được biết đến là một trong những mô hình cơ bản của forex. Đây được biết là mô hình có kích thước to nhất, thời gian hình thành lâu nhất. Một khi giá chẳng may bị phá vỡ khả năng thua lỗ lên đến cả trăm pip. Vậy mô hình cốc và tay cầm là gì? Làm sao để giao dịch hiệu quả với mô hình cup and handle? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Mô hình cốc và tay cầm là gì?
Mô hình giá cốc và tay cầm được biết đên thuộc dạng mô hình tiếp diễn, được xem như là dấu mốc cho 1 giai đoạn củng cố, sau khi giá bứt phá và quay trở lại xu hướng ban đầu. Kết cấu của mô hình tựa như cốc uống cà phê. Trong đó phần cốc thường có hình tròn hoặc giống chữ “U” và tay cầm sẽ hơi lệch nhẹ.
Trong FX, có 2 dạng mô hình cốc và tay cầm cơ bản: cốc và tay cầm thuận, cốc và tay cầm nghịch.
Các thành phần của mô hình cốc và tay cầm
Mô hình cốc và tay cầm sẽ có hai phần. Trong đó: phần cốc có thời gian tạo thành thường là 6 tháng, có hình chữ “U” hoặc hình tròn; hai miệng cốc có thể bằng hoặc không bằng nhau. Phần tay cầm có thời gian hình thành ngắn hơn một chút, thường là vài tuần.
Phần cốc (Cup)
- Thông thường, sau một xu hướng tăng tối thiểu là 30%, phần cốc sẽ được hình thành. Giai đoạn này còn gọi là khởi đầu hoàn hảo cho sự bứt phá vọt lên ngay sau khi tay cầm được xác nhận hoàn chỉnh.
- Ban đầu thị trường đang ở trong xu hướng đi lên tăng giá, sau đó giảm dần tạo thành phần thân cốc bên trái.
- Một thời gian sau, giá di chuyển đến đáy cốc và bắt đầu xu hướng đi lên để hoàn thiện phần thân bên phải còn lại của chiếc cốc.
Theo nhà khoa học William J.O’Neil – người sáng lập mô hình cốc và tay cầm – thời gian hình thành một thân cốc hoàn chỉnh khoảng từ 3 – 6 tháng. Độ cao tính từ miệng cốc đến đáy cốc thường rơi khoảng 12 – 15 %, thậm chí có thể lên tới 33% so với mức giá ở miệng cốc.
Với mô hình này, đường kháng cự được cho là khi nối 2 đỉnh cốc với nhau. Điều này, không nhất thiết hai đỉnh cốc phải bằng nhau, thường là đỉnh phải sẽ cao hơn một chút; do đó đường kháng cự có thể theo xu hướng hơi chếch lên.
Phần tay cầm (Handle)
- Sau khi phần cốc được hình thành hoàn chỉnh, giá thị trường giảm nhẹ. Độ sâu phổ biến là bằng ⅓ chiều cao của cốc. Người chơi nên lưu ý rằng, độ sâu này không được dài quá ½ độ sâu của cốc.
- Khoảng 1 – 4 tuần sau đó, giá điều chỉnh theo xu hướng tăng, đi lên, khi đó tay cầm cốc sẽ được hoàn thiện. Nếu giá tiếp tục tăng để breakout ra khỏi tay cầm thì đây là thời điểm mô hình cốc và tay cầm được xác nhận.
Làm sao để nhận dạng của mô hình cốc và tay cầm chính xác?
Trong giao dịch forex, một khi mô hình giá xuất hiện được xem là cơ hội tốt để nhà đầu tư thu về lợi nhuận. Do đó việc phát hiện mô hình này càng sớm sẽ càng có lợi cho các nhà đầu tư. Mô hình cốc tay và cầm có hình dạng khác biệt so với các mô hình khác, cho nên không quá khó nhận dạng mô hình này.
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của mô hình Cup and Handle:
- Mô hình có hình dạng như chiếc cốc và tay cầm: Trong một số trường hợp, có thể không hình thành phần tay cầm do giá tăng lên luôn chứ không điều chỉnh giảm nhẹ nữa. Tuy vậy, mô hình này vẫn được xem là cốc và tay cầm nhưng tỷ lệ thành công của dàng thường rất thấp.
- Xuất hiện ở cuối của một xu hướng tăng, tuy nhiên vị trí hình thành mô hình ở đâu cũng không quá quan trọng.
- Đáy cốc: thường có hình vòm cung giống chữ U. Đôi khi cũng có hình chữ V. Tuy nhiên, dạng chữ U cho độ tin cậy cao hơn hình chữ V.
- Độ sâu của tay cầm: không được quá 50% độ sâu của thân cốc.
Trên thực tế, mô hình thực trên đồ thị khi giao dịch sẽ xấu hơn nhiều và khá khó nhận ra so với mô hình trong lý thuyết. Do đó, các trader cần cẩn thận quan sát và phân tích kỹ càng để nhận dạng mô hình này chính xác.
Ý nghĩa của mô hình cốc và tay cầm
Sau khi phần Cốc được tạo thành, thị trường biểu thị chạm đáy khi nó tạo ra mức thấp cao hơn đối với kháng cự.
Tiếp theo, cách giá phản ứng tại kháng cự rất quan trọng, bởi sẽ cung cấp tín hiệu cho biết liệu có còn áp lực bán sắp xảy ra và gây thiệt hại cho người chơi hay không.
Nếu có một tín hiệu về đợt bán tháo lớn từ kháng cự, nó sẽ vô hiệu hóa mô hình và ngay lập tức cho người dùng biết thị trường chưa sẵn sàng để tăng cao hơn.
Nhưng, nếu tín hiệu cho thấy giá đang giữ vững ở mức Kháng cự, thì đó là một dấu hiệu rằng thị trường sẽ tăng giá. Đồng thời, cung cấp tín hiệu người mua sẵn sàng mua ở những mức giá cao hơn này.
Cuối cùng, khi giá vượt khỏi ngưỡng kháng cự, mô hình cốc tay và cầm đã được xác nhận là giá trên thị trường sẵn sáng tăng cao hơn
Lưu ý: Một trong những mẹo hữu ích dành cho các trader, các mô hình cốc và tay cầm tốt nhất có mức thoái lui yếu chủ yếu trên phần tay không quá 1/3 cốc. Hoặc thoái lui đến vùng fibonacci 0.236 hoặc 0.382.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình cốc và tay cầm hiệu quả
Để giao dịch với mô hình ốc và tay cầm, các trader nên lựa chọn đúng thời điểm thích hợp để vào lệnh Buy.
Trước hết, nhà đầu tư nên vào giao dịch lệnh Buy khi mà đáy của cốc mô hình vừa mới xác nhận. Đây là thời điểm cần phải tập trung sự chú ý khi đường giá có khuynh hướng đi ngang tạo ra đáy cốc. Khi đường giá bắt đầu chớm cong lên, kéo theo đó là khối lượng tăng hơn so với mức trung bình so với giai đoạn liền trước đó. Lúc này, trader nên mua vào.
Hoặc cũng có thể mua tại đáy của tay cầm của mô hình. Thường thì khoảng cách từ miệng của cốc xuống tới đáy tay cầm bằng ⅓ chiều cao của cốc. Đây là thời điểm nên cân nhắc để mua vào.
Đồng thời, khi giá Breakout vượt miệng cốc, các nhà đầu tư cũng nên thực hiện một lệnh mua. Thông thường khối lượng tại phiên vượt sẽ cao hơn khối lượng trung bình của tay cầm.
Tâm lý thường thấy khi giao dịch với mô hình cốc và tay cầm
Khi giao dịch với mô hình cốc và tay cầm, nhà đầu tư thường vướng phải các tâm lý sau:
Vào giai đoạn xuất hiện phần chữ U của cốc, giá cổ phiếu sẽ tương đối giảm nhẹ. Những nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn sẽ rất hay nản lòng. Lúc này, ở phần bên trái của cốc sẽ có xu hướng giảm khối lượng giao dịch. Khi giá đạt tới một mức nào đó, là lúc phía các nhà đầu tư bắt đầu tích lũy cổ phiếu.
Điều này được thể hiện ở khối lượng giao dịch sẽ có xu hướng tăng. Khi giá chạm tới đỉnh điểm, giá cổ phiếu lúc này đóng vai trò như một đường kháng cự. Đây là lúc bán ra cổ phiếu để chốt lời.
Đồng thời, việc bán cổ phiếu lúc này sẽ góp phần tạo nên phần tay cầm của cốc. Các nhà đầu tư lại tiếp tục mua thêm một lần nữa, khi giá vượt qua đường kháng cự trong thời gian dài sẽ được coi là kết thúc.
Kết luận
Nói tóm lại, mô hình cốc và tay cầm là một mô hình phổ biến vf giúp ích cho người chơi forex. Trong giao dịch, bạn nên tìm hiểu và tận dụng tốt mô hình này để mang về lợi nhuận cho mình nhé. Với bài viết trên đây, chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về mô hình cốc và tay cầm. Chúc các trader trade lệnh thanh công.