Trong giao dịch forex, các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì chúng sẽ cung cấp các tín hiệu hữu ích cho người dùng. Các mô hình giá cũng không ngoại lệ. Mô hình cái nêm được biết đến là một trong các mô hình giá tiếp diễn và phổ biến trong giao dịch ngoại hối. Nắm bắt và tận dụng tốt mô hình này sẽ giúp các trader trade lệnh thành công hơn. Vậy mô hình cái nêm là gì? Làm cách nào để giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Mục Lục
Mô hình cái nêm là gì?
Mô hình cái nêm còn có tên tiếng Anh là Wedge Pattern, là dạng mô hình có hình dáng tương tự với cái nêm được tạo ra bởi hai đường xu hướng cùng hướng về một phía.
Tìm hiểu về kết cấu của mô hình cái nêm
Ngay khi được hình thành mô hình cái nêm giá sẽ bắt đầu bị tích lũy. Lúc này, hai xu hướng sẽ bắt đầu đi về cùng một phía, sau đó hội tụ lại với nhau. Điều để hình thành mô hình cái nêm bao giờ cũng cần phải có hai đường xu hướng. Đường nằm ở vị trí bên dưới được xem là đường hỗ trợ. Đường nằm ở vị trí bên trên được xem là đường kháng cự.
Độ dốc của mô hình cái nên khá lớn. Độ dốc này sẽ cung cấp cho người dùng thông tin về xu hướng thị trường hiện tại hoặc xu hướng bứt phá để tạo thành một mô hình xu hướng hoàn toàn mới. Đồng thời, độ dốc này cũng là điểm cơ bản dùng để phân biệt giữa giữa mô hình cái nêm và các mô hình giá khác.
Các loại mô hình cái nêm cơ bản
Hiện tại, có hai loại mô hình cái nêm cơ bản: mô hình cái nên tăng và mô hình cái nêm giảm. Mỗi mô hình sẽ cung cấp những tín hiệu khác nhau liên quan đến xu hướng về giá. Trong giao dịch, các trader nên nhận biết đâu là cái nêm tăng, đâu là cái nên giảm để trade lệnh thành công.
Mô hình cái nêm tăng
Hai đường hỗ trợ và kháng cự đều cùng lên dốc và chụm lại với nhau ở điểm chếch hơn so với khu vực thân. Loại mô hình này chỉ xác định khi sau một xướng giảm hoặc tăng và giá bắt đầu breakout ra khỏi mình. Giá có khả năng sẽ đi ngược lại với hướng mà nêm đang đi.
Đồng thời giá phải chạm vào đường trendline ít nhất là 2 lần. Với số lần chạm như vậy thì mô hình có tối thiểu là 4 điểm giao nhau.
Thông thường, khi thi trường xu hướng tăng thì mô hình nêm tăng sẽ xuất hiện, mức giá tại các đỉnh trước luôn thấp hơn so với các đỉnh sau một chút. Tuy nhiên, phần độ dốc đỉnh trước lại cao hơn so với độ dốc của đỉnh sau. Đáy của đường trước cũng cao hơn so với đáy sau. Có nghĩa là đường kháng cự có độ dốc thấp hơn so với đường hỗ trợ.
Theo diễn biến này, cho thấy dấu hiệu lượng người mua đang giảm dần còn số lượng người bán có xu hướng tăng mạnh. Đến một thời điểm nhất định nào đó, lực bán đã đủ mạnh sẽ phá vỡ giá vùng hỗ trợ giảm sâu xuống. Từ đó, cũng là lúc bắt đầu xu hướng giảm giá mạnh.
Ngược lại, nếu mô hình nêm tăng xuất hiện trong một xu hướng giảm. Lúc này thị trường đang ngưng lại sau một khoảng thời gian là tăng nhanh hoặc giảm nhanh. Vì lực mua trên thị trường đang giảm. Giá xuống mức thấp nhất có thể do bên bán đang ép giá. Cho đến khi bên bán đang dồn đủ lực mạnh thì giá Breakout sẽ vượt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ và từ đó sẽ tiếp tục đi xuống.
Mô hình nêm giảm
Trong mô hình cái nêm giảm hai đường kháng cự và hỗ trợ đều dốc xuống và giao nhau ở một điểm chếch xuống dưới của mô hình. Mô hình này sẽ bị phá vỡ ngay lập tức theo hướng ngược với hướng dốc lên của mô hình nêm.
Thông thường, mô hình nêm giảm được xác định trong cuối một xu hướng giảm hoặc là xu hướng tăng của giá.
Nếu mô hình nêm giảm xuất hiện sau một xu hướng tăng thì hai đường hỗ trợ và kháng cự dốc xuống dưới. Đây là dấu hiệu biểu hiện là thị trường đang tạm ngưng. Đồng thời, cũng là một thời điểm tốt để chốt lãi sau khi dự cảm được sẽ có lợi nhuận sau một thời gian giá tăng mạnh. Tại thời điểm này số lượng người bán sẽ ít đi, còn bên mua vẫn tiếp tục đẩy giá lên. Đến thời điểm mà lực mua đã đủ mạnh thì giá phá vỡ đường kháng cự, sẽ bứt phá nhanh để tiếp tục xu hướng tăng.
Nếu mô hình gia giảm xuất hiện sau một xu hướng giảm, thì tỷ lệ đảo chiều xảy ra vô cùng lớn. Độ dốc của đường kháng cự sẽ trở nên lớn hơn nhiều so với đường hỗ trợ. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng bán đang giảm và số người mua đang tăng lên. Chính vì vậy, giá breakout ở đường kháng cự đảo chiều đi lên và sẽ mở đầu cho xu hướng tăng.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình cái nêm hiệu quả
Tương tự như các mô hình khác, không quá khó để giao dịch với mô hình cái nêm. Để giao dịch, các trader có thể thực hiện các bước sau:
Xác định mô hình
- Bước 1: Tiến hành xác định xu hướng hình thành trước đó.
- Bước 2: Xác định xem mô hình đang phân tích có phải là mô hình cái nêm hay không. Người chơi cần chờ đến khi nến đóng cửa bị phá vỡ.
- Bước 3: Xác định xem đó là mô hình cái nêm tăng hay giảm
Đặt lệnh chốt lời và cắt lỗ
Thiết lập chốt lời, ta có thể thực hiện một trong 2 cách sau đây:
- Cách 1: Xác định khoảng cách từ điểm đầu của xu hướng đến điểm đầu tiên của cạnh xu hướng bên dưới. Cách này sẽ áp dụng cho mô hình cái nêm hoàn chỉnh.
- Cách 2: Áng chừng khoảng cách giữa đỉnh đầu tiên hoặc đỉnh cuối cùng khi giá bị phá vỡ trong từng đoạn nêm. Cách này sẽ áp dụng cho mô hình cái nêm không hoàn chỉnh, không có tính đối xứng.
Trong quá trình đặt lệnh cắt lỗ, đối với mô hình cái nêm tăng, trader nên đặt lệnh tại vị trí đỉnh phía trên ở cạnh nêm. Đối với mô hình cái nêm giảm, vị trí đáy thuộc cạnh nêm bên dưới là điểm thích hợp nhất đặt lệnh cắt lỗ.
Kết luận
Nói tóm lại, mô hình cái nêm tăng là một trong những mô hình giá phổ biến và mang lại nhiều tín hiệu hữu ích cho người dùng. Tùy vào loại hình của cái nêm là tăng hay giảm mà các trader nên thiết lập cho mình cách thức giao dịch hợp lý cũng như đặt điểm chốt lời và cắt lỗ nhé! Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng rằng sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin bổ ích về mô hình cái nêm. Chúc các bạn một ngày giao dịch tốt đẹp.